Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 90 - 95)

Bản thân người phụ nữ

Đa số phụ nữ dân tộc thiểu số còn tự ti, an phận, chưa chủ động vượt khó vươn lên. Trong nội bộ phụ nữ còn có tình trạng níu kéo, chưa ủng hộ nhau. Phụ nữ mù chữ, tái mù chữ và học vấn thấp còn nhiều. Phụ nữ còn bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức. Phụ nữ còn là nạn nhân của nhiều tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển như: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan, theo đạo bất hợp pháp... Những khó khăn trên đây đang ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phụ nữ thế hệ tương lai. Sự an phận này cũng có thể xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò giới trong gia đình và ngoài xã hội. Lãnh tụ Hồ Chí Minh hiểu rất rõ sức cản của những thói quen, quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức con người không dễ gì có thể thay đổi. Vì vậy, Người vẫn dặn dò phụ nữ Việt Nam "Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ". Do vậy, bản thân người phụ nữ cần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, nâng cao phẩm chất và trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình trong công tác, biết kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và công tác xã hội.

Bất bình đẳng giới

Mặc dù không còn những thủ tục hay những quan niệm khắt khe, tuy nhiên trong cộng đồng người dân tộc vấn đề bình đẳng giới vẫn chưa được cộng đồng nhìn nhận một cách đúng đắn. Có nhiều quan niệm cũ của phụ nữ dân tộc thường bị yêu cầu là đặt gia đình lên trên hết, thậm chí phải hy sinh cả sức khoẻ và nguyện vọng cá nhân, người phụ nữ phải tuân thủ quyền lực của nam giới, kết quả là người phụ nữ có thể không biết đến hoặc không thể thực hiện quyền của họ đã được pháp luật công nhận. Cũng có nhiều phụ nữ khi được điều tra đều trả lời rằng dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ là công việc của phụ nữ, họ cho rằng mình sinh ra là để làm việc đó. Chính quan niệm sai lệch này đã tước đi cơ hội được học hỏi vươn lên tự khẳng định mình, hạn chế sự cống hiến của họ cho gia đình và cho xã hội. Người phụ nữ bị cột chặt vào gia đình, sự phân công đó tồn tại lâu đời khiến cho người phụ nữ không còn thời gian vui chơi giải trí. Gia đình ít con còn đỡ vất vả chứ nếu gia đình đông con thì họ lại càng vất vả hơn. Mất nhiều sức khoẻ, thời gian cũng như công sức trong việc nuôi dạy chúng. Để có thể xoá bỏ được tư tưởng làm công việc nội trợ của phụ nữ cũng như cách ứng xử của xã hội là cả một quá trình lâu dài và phức tạp bởi nó đã tồn tại rất lâu và đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi người.

Trình độ học vấn và chuyên môn của phụ nữ dân tộc

Trình độ học vấn, chuyên môn và KHKT là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển gia đình và xã hội. Chỉ khi có trình độ học vấn và chuyên môn thì phụ nữ mới có thể khẳng định được mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Hạn chế về trình độ học vấn và KHKT đã kìm hãm khả năng tiếp cận với những cái mới với sự phát triển của nhân loại từ đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất. Không những vậy nó còn cản trở phụ nữ tham gia công tác xã hội làm cho họ mặc cảm, tự ti không dám vươn lên tự khẳng định mình. Chính điều đó đã cản trở nhiều đến việc tạo thu nhập cho gia đình. Vì vậy các tổ chức đoàn thể xã hội cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho phụ nữ tiếp cận với KHKT, nâng cao trình độ học vấn từ đó giúp họ nâng cao vị trí và vai trò của họ trong gia đình và tự tin hơn trong cuộc sống xã hội.

Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ

Hiểu biết được nhiều thông tin sẽ rất có lợi cho tất cả mọi người không chỉ riêng cho phụ nữ mà còn cho cả nam giới. Tuy nhiên sự tiếp cận thông tin của phụ nữ còn rất hạn chế, đặc biệt là phụ nữ các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Sự thờ ơ đối với thông tin mới đang xảy ra phổ biến ở khu vực nông thôn cụ thể là ở phụ nữ. Điều này dẫn đến một kết quả tất yếu là sự thiếu hụt thông tin ở người phụ nữ, làm cho khả năng tiếp cận những tiến bộ KHKT nói chung và những đổi mới trong sản xuất nông nghiệp nói riêng bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, hạn chế sự đóng góp của phụ nữ vào thu nhập của gia đình khiến vai trò của người phụ nữ trong kinh tế hộ không cao. Cụ thể tình hình tiếp cận thông tin của phụ nữ ở các xã được điều tra thể hiện trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Nguồn thông tin được phụ nữ dân tộc thường xuyên tiếp cận Nguồn thông tin

PN DT Mông PN DT Kháng PN DT Thái SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Truyền hình (Tivi) 17 34,00 21 42,00 29 58,00 Đài truyền thanh xã 3 6,00 5 10,00 6 12,00 Điện thoại 9 18,00 23 46,00 14 28,00

Khác 21 42,00 1 2,00 1 2,00

Tổng 50 100,00 50 100,00 50 100,00

Qua điều tra cho thấy số phụ nữ được tiếp cận với truyền hình (Tivi), điện thoại và đài truyền thanh ở xã Phổng Lái là cao hơn so với hai xã còn lại, cụ thể: Số người thường xuyên tiếp cận với truyền hình (Tivi) ở phụ nữ dân tộc Mông là 17 người (chiếm 34%), phụ nữ dân tộc Kháng là 21 người (chiếm 42%), phụ nữ dân tộc Thái là 29 người (chiếm 58%). Việc phụ nữ dân tộc Thái thường xuyên được tiếp cận với các nguồn thôn tin cao hơn so với phụ nữ dân tộc Mông và Kháng là do các hộ dân tộc Thái có điều kiện kinh tế phát triển hơn, họ có điều kiện để mua tivi, điện thoại và xã có vị trí địa lý thuận lợi nên dễ dàng trong việc tiếp xúc với các nguồn thông tin, từ đó phụ nữ lại càng được học tập, tìm hiểu để nang cao kiến thức, hiểu biết về các chương trình về khoa học kỹ thuật, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong khi với nguồn thông tin khác thì số phụ nữ thường xuyên tiếp cận ở hộ dân tộc Mông lại cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại, cụ thể: Số người thường xuyên tiếp cận với các nguồn thông tin khác (từ người thân, bạn bè,…) ở hộ dân tộc Mông là 21 người (chiếm 42%), hộ dân tộc Kháng là 1 người (chiếm 2%), họ dân tộc Thái là 1 người (chiếm 2%). Qua đó đã phần nào cho thấy được sự ảnh hưởng của thông tin đến quá trình phát triển kinh tế nông hộ, đặc biệt là tiếp cận với các thông tin về KHKT phục vụ cho sản xuất, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên do sự khác biệt về ngôn ngữ nên nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp xúc với các thông tin nhưng họ lại không tiếp thu được các thông tin đó, do đó mà tỷ lệ tiếp xúc cao nhưng sự tiếp thu các kiến thức KHKT để phục vụ đời sống sản xuất còn nhiều hạn chế, yếu kém. Điều này đòi hỏi các cấp chính quyền cần phải có các biện pháp chuyển đổi thông tin để người dân hiểu được và ứng dụng vào sản xuất, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc có trình độ, có hiểu hiểu để làm tốt công tác này.

Khả năng tiếp cận nguồn lực

Nguồn lực là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất. Có được kiểm soát nguồn lực đất đai hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận với các nguồn vốn cũng như quyền lợi của vợ chồng trong gia đình. Tuy nhiên, qua điều tra 150 hộ thì vai trò phụ nữ trong kiểm soát nguồn lực còn chưa được nhìn nhận đúng đắn, mọi hoạt động kiểm soát nguồn lực chủ yếu do người chồng đảm nhiệm, vì vậy mà chưa phát huy được hết vai trò của người phụ nữ trong gia đình để góp phần phát triển kinh tế hộ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

a. Tình hình đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đất là tư liệu sản xuất có giá trị lớn và vô cùng quan trọng trong gia đình. Việc phải có người đứng tên làm chủ sở hữu là cần thiết, để phân biệt rõ người tiếp cận và quản lý các nguồn lực trong hộ gia đình. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chủ yếu là do nam giới đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phụ nữ không được đánh đúng với vai trò, vị trí của họ trong gia đình. Hiện nay, Nhà nước bắt đầu có chính sách cho cả hai vợ chồng cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có thể nói đây là một bước đi đúng đắn và đảm bảo quyền lợi của cả vợ và chồng trong gia đình trong việc quản lý đất đai và tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng. Số liệu ở bảng 4.12 sẽ cho thấy tình hình đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtcủa các hộ điều tra.

Bảng 4.11. Tình hình đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chỉ tiêu

Giấy chứng nhận mang tên

Vợ Chồng Cả hai

SL

(người) (%) CC (người) SL (%) CC (người) SL (%) CC

Hộ DT Mông 7 14,00 42 84,00 1 2,00 Hộ DT Kháng 11 22,00 36 72,00 3 6,00 Hộ DT Thái 9 18,00 23 46,00 18 36,00 Tổng 50 100,00 50 100,00 50 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Trong số 150 hộ được điều tra ở nhóm hộ thì tỷ lệ chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất cao, cụ thể: hộ dân tộc Mông có tới 42 hộ (chiếm 84%) là do người chồng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ có 7 hộ (chiếm chiếm 14%) là do vợ đứng tên, còn lại 1 hộ (chiếm 2%) là do cả hai vợ chồng cùng đứng tên Trong khi đó ở hộ dân Tộc Thái thì tỷ lệ nam giới đứng tên ít hơn và đang được chuyển dần về cả hai vợ chồng cùng đứng tên, cụ thể: chồng đứng tên có 23 hộ (chiếm 46%), cả hai vợ chồng đứng tên là 18 hộ (chiếm 36%). Qua đó cho thấy trình độ nhận thức của các hộ đã có phần nào đó ảnh hưởng đến quản lý đất đất đai hộ gia đình, đồng thời cho thấy vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình càng giảm khi điều kiện kinh tế khó khăn và trình độ học vấn càng thấp. Hiện nay với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới có sự đứng tên của cả hai vợ chồng đã góp phần giúp phụ nữ nâng cao vai trò của mình trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là với các nguồn vốn vay ưu đãi từ các hội, đoàn thể để phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống gia đình.

b. Tiếp cận nguồn vốn

Nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và bảo đảm an sinh xã hội, các cấp chính quyền đã cung cấp các nguồn vốn vay ưu đãi để các hộ có thể vay để phát triển kinh tế. Qua điều tra, các hộ thường vay vốn qua Hội nông dân, Hội phụ nữ, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông và một số nguồn vay khác, cụ thể được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Nguồn vốn vay của hộ điều tra

Nguồn vay Số hộ vay (hộ) Tỷ lệ (%)

Người quyết định vay vốn (%)

Người đứng tên vay vốn (%) Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Ngân hàng 17 21,52 16,35 33,47 50,18 15,56 62,22 22,22 Hội phụ nữ 23 29,11 45,31 20,86 33,83 57,83 20,51 21,66 Hội nông dân 29 36,71 17,63 21,57 60,8 19,37 52,87 27,76 Người tân,

quen 7 8,86 19,32 23,89 56,79 31,24 33,86 34,9 Nguồn khác 3 3,80 7,26 10,97 81,77 16,91 43,84 39,25 Tổng 79 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua điều tra 150 hộ cho thấy có tới 61 hộ không vay vốn để phát triển kinh tế. Trong các hộ có vay vốn thì tỷ lệ vay vốn qua Hội nông dân là cao nhất với 36,71% (29 hộ). tỷ lệ vay vốn qua Hội phụ nữ là 29,11% (23 hộ), còn tỷ lệ vay vốn qua ngân hàng chỉ chiếm 21,52% (17 hộ), nguyên nhân là do phải làm nhiều thủ tục và người dân chủ yếu là có trình độ thấp nên rất khó tiếp cận với nguồn vốn này, trong khi vay qua hội nông dân và hội phụ nữ thì lại được hưởng lãi suất ưu đãi và có sự trợ giúp từ các cán bộ hội nên việc tiếp cận nguồn vốn có phần dễ dàng hơn.

Về quyết định vay vốn chủ yếu là do người chồng và cả hai quyết định vay. Tỷ lệ quyết định vay vốn qua Hội nông dân chủ yếu là do cả hai vợ chồng cùng quyết định là 60,80%, tỷ lệ quyết định vay vốn qua hội phụ nữ chủ yếu do nữ quyết định là 45,31%, vì là người phụ nữ tham gia hội nên khi có vốn vay, người phụ nữ sẽ quyết định vay vốn hay không. Tuy nhiên tỷ lệ quyết định của

hai vợ chồng đang ngày càng cao dần cho thấy nhận thức của người dân về tầm quan trọng của sự bàn bạc, thống nhất trong việc vay vốn để phát triển kinh tế.

Về người đứng tên vay vốn, tỷ lệ này chủ yếu là do nam giới đứng tên do họ là người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn. Cụ thể, khi vay vốn qua Ngân hàng thì tỷ lệ chồng đứng tên là 62,22%, qua hội nông dân là 52,87%, còn tỷ lệ này ở nguồn vốn vay qua hội phụ nữ thì tỷ lệ phụ nữ đứng tên vay vốn lại có phần cao hơn là 57,83%, do họ là thành viên trong hội nên dễ dàng vay vốn hơn là nam giới đứng tên.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ PHỤ NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)