Tổng quan về phụ nữ dân tộcthiểu số trên địa bàn huyện Thuận Châu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 55 - 59)

Châu, tỉnh Sơn La

Huyện Thuận Châu có tỷ lệ phụ nữ tương đối ổn định, chiếm gần 50% dân số huyện. Người phụ nữ không chỉ chăm lo cuộc sống gia đình mà họ còn tích cực tham gia các lĩnh vực kinh tế xã hội mang lại nhiều thu nhập để cải thiện cuộc sống của gia đình. Nhiều phụ nữ đã mạnh dạn vay vốn qua Hội phụ nữ xã để phát triển sản xuất, kinh doanh mang lại nhiều lợi ích to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước thì vai trò của phụ nữ càng quan trọng hơn, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ gia đình.

Bên cạnh việc tạo thu nhập cho gia đình phụ nữ còn mang lại những giá trị tinh thần hết sức to lớn. Họ luôn là người chăm sóc chồng con từ bữa ăn đến giấc ngủ, là người truyền đạt những giá trị văn hóa dân tộc cho thế hệ mai sau. Họ luôn là người sát cánh bên chông con trong lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, là người chia sẻ, đồng hành cùng chồng con trong suốt cuộc đời họ. Ngoài ra, phụ nữ còn tích cực tham gia công tác xã hội và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

* Phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia các ngành kinh tế của huyện

Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi lao động là khá cao. Năm 2018, tỷ lệ này chiếm 65,26%% và bằng 102,2% so với năm 2017. Điều này cho thấy lực lượng lao động nữ là tương đối dồi dào và ổn định. Phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và hầu như họ đều làm được mọi công việc như nam giới. Số lượng phụ nữ ở các ngành nghề đòi hỏi trình độ cao hơn ngày càng tăng lên, họ luôn năng động, học hỏi và tìm kiếm những công việc mang lại thu nhập cao hơn. Trong 3 năm từ năm 2016 – 2018, số lao động nữ trong ngành nông nghiệp có xu hướng tăng lên về số lượng và giảm về cơ cấu phụ nữ trong lao động nông nghiệp, từ 39.156 người (chiếm 48,71%) năm 2016 xuống 39.144 người (chiếm 48,2%) năm 2017, và đến năm 2018 là 39.694 người (chiếm 47,99%). Số phụ nữ trong ngành nông nghiệp có sự biến động tăng lên giảm xuống do do một bộ phận lớn người lao động bỏ quê lên thành phố để làm thuê trong các ngành công nghiệp, tuy nhiên do trình độ hạn chế nên việc làm không ổn định và tạo ra sự dịch chuyển mất ổn định trong cơ cấu lao động nông nghiệp trong những năm gần đây.

Bảng 4.1. Thực trạng nhân khẩu nữ tại huyện Thuận Châu qua 3 năm (2016-2018)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 17/16 18/17 BQ I Tổng số phụ nữ 80.382 100 81.217 100 82.709 100 100 100 100

1. Phân theo độ tuổi lao động

1.1. Trong độ tuổi lao động 52.457 65,26 53.099 65,42 54.265 65,61 101,22 102,20 101,71

1.2. Ngoài độ tuổi lao động 27.925 34,74 28.118 34,58 28.444 34,39 100,69 101,16 100,93

2. Phân theo độ tuổi

2.1. Dưới 18 tuổi 27.265 33,92 27.711 34,05 28.057 33,92 101,64 101,25 101,44 2.2. Từ 18 – 55 tuổi 44.395 55,23 44.986 55,39 45.524 55,04 101,33 101,20 101,26 2.3. Trên 55 tuổi 8.722 10,85 8.965 10,04 9.128 11,04 102,79 101,82 102,30 II. Lao động nữ 1. Nông nghiệp 39.156 48,71 39.144 48,20 39.694 47,99 99,97 101,41 100,69 2. CN – TTCN 4.537 5,64 4.791 5,90 4.991 6,03 105,60 104,17 104,89 3. TM – DV 8.764 10,90 9.164 11,28 9.578 11,58 104,56 104,52 104,54 III. Số phụ nữ là chủ hộ 271 0,34 271 0,33 279 0,34 100,00 102,95 101,48

IV. Phụ nữ trong hội, đoàn thể 30.162 37,52 30.579 37,65 30.897 37,36 101,38 101,04 101,21

V. Số phụ nữ là Đảng viên 873 1,09 891 1,10 912 1,10 102,06 102,36 102,21

VI. Số phụ nữ là ĐB HĐND

huyện 11 0,01 11 0,01 11 0,01 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Hội phụ nữ huyện Thuận Châu (2018)

44

Số lao động nữ trong ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng có xu hướng tăng, tuy nhiên số lượng này còn rất ít mà chủ yêu là nam giới tham gia. Từ 5,64% năm 2016 tăng lên là 6,03% năm 2018. Số lao động nữ trong ngành thương mại và dịch vụ cũng có xu hướng tăng nhẹ từ 10,9% năm 2016 lên đến 11,58% năm 2018. Điều này cho thấy các ngành CN – TTCN và TM – DV là những ngành đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ học vấn cao hơn mà huyện Thuận Châu lại là một huyện miền núi với đại đa số là đồng bào các dân tốc thiểu số nên tỷ lệ phụ nữ có đủ trình độ để tham gia các ngành này là rất ít, do còn tồn tại nhiều những hủ tục lạc hậu nên phụ nữ ít được tham gia các buổi tập huấn, trao đổi kiến thức và nâng cao hiểu biết để tham gia vào các ngành này.

Qua bảng 4.1. ta có thể thấy số phụ nữ tham gia hội, đoàn thể của huyện là khá cao, chủ yếu là các hội viên hội phụ nữ của các xã,bản. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hội, đoàn thể có xu hướng ngày càng tăng, từ 30.162 người (chiếm 37,52%) năm 2016 và tăng lên 30.897 người (chiếm 37,36%) năm 2018. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hội, đoàn thể được học tập, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế - xã hội và bình đẳng giới còn chưa cao, vai trò phụ nữ chưa được đánh giá đúng với thực tế. Do địa bàn xã chủ yếu là cộng đồng người dân tộc thiểu số không có trình độ và tự trong nhận thức của họ chưa đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội nên phụ nữ không có vị trí hoặc góp sức cho xã hội nói chung. Điều này sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động của hội, đoàn thể bị yếu kém, công tác tổ chức, vận động và tuyên truyền các kiến thức, chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan trực tiếp đến các hội viên phần nào bị hạn chế. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn thể tới các hội viên thì Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm đến phụ nữ người dân tộc thiểu số nhiều hơn và đào tạo cho họ để hộ góp sức cho xã hội và nâng cao được sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

* Phụ nữ dân tộc tham gia các công tác xây dựng Đảng, chính quyền

và các hội, đoàn thể trên địa bàn huyện.

Cán bộ các hội, đoàn thể là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của hội nói chung và và sự phát triển của các hội viên các hội, đoàn thể nói riêng. Đây là lực lượng chủ chốt lĩnh hội các kiến thức về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai các chương trình phát triển kinh tế

xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, có lối sống lành mạnh và các chương trình nâng cao nhận thức cho các hội viên trong tổ chức hội.

Trong xu thế CNH - HĐH đất nước, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng ngày càng chủ động tham gia vào hoạt động chính trị ở các cấp. Hiện nay, người phụ nữ ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội, ở các cấp, các ngành lực lượng cán bộ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo đã không còn là điều gì xa lạ.

Qua bảng 4.1. cho thấy tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo ở các cấp, các ngành còn chưa cao, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Đặc biệt là phụ nữ ở vùng nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số thì tỷ lệ này càng thấp. Cụ thể, qua bảng 4.1. ta thấy số phụ nữ là đại biểu HĐND huyện không có sự thay đổi trong 3 năm (chỉ có 11 nữ đại biểu HĐND huyện/tổng số 40 đại biểu). Số phụ nữ là Đảng viên có tỷ lệ tăng nhanh hơn, từ 873 người (chiếm 1,09%) năm 2016 lên 912 người (chiếm 1,1%) năm 2018. Với số lượng và cơ cấu như trên ta thấy, sự tham gia lãnh đạo của nữ giới ở các đoàn thể còn mờ nhạt. Có thể thấy sự chênh lệch về sự tham gia của nam và nữ trong đoàn thể, chính quyền là rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhiều yếu tố mang lại như: Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế; do trở ngại về phong tục tập quán, và nhận thức của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế; hoặc do áp lực công việc gia đình khiến người phụ nữ không làm tốt nhất công việc của mình, do đó bị đánh giá sai năng lực... Để tăng tỷ lệ nữ dân tộc tham gia vào hoạt động lãnh đạo ở các cấp, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, nhận thức đầy đủ hơn về năng lực và vai trò của cán bộ nữ; gia đình cần động viên, ủng hộ họ tham gia vào công tác lãnh đạo và hơn hết phụ nữ phải tự giác nâng cao trình độ bản thân và nhận thức đúng về vị thế của mình trong hoạt động đóng góp cho sự phát triển của xã hội và đất nước.

* Phụ nữ dân tộc tham gia các hoạt động xã hội

Phụ nữ có vai trò quan trọng và không thể thay thế trong gia đình và xã hội, trước những tác động mạnh từ cơ chế thị trường , phụ nữ vừa phải phấn đấu lao động, vừa chăm lo nuôi con và chăm sóc gia đình. Với ý chí quyết tâm

vượt khó, không chịu đói nghèo, lạc hậu ,chị em phụ nữ đã phấn đấu lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, làm giàu trên chính quê hương, góp phần xây

dựng gia đình “Ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Đến cuối năm 2018,

có trên 65% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa cấp huyện, 30% số bản tiểu khu đạt tiêu chuẩn văn hóa. Các phong trào đèn ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện được các cấp Hội và hội viên trong toàn huyện hưởng ứng tích cực thông qua các đợt quyên góp ủng hộ giúp đỡ đồng bào bị thiên tai và phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn . Kết quả từ năm 2016-2018 các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong toàn huyện đã quyên góp giúp đỡ, xây dựng được 09 nhà Mái ấm tình thương với số tiền 180 triệu đồng.

Phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe trong phụ nữ toàn huyện được phát triển rộng khắp. Thường xuyên tổ chức hội thao các môn thể thao và trò chơi dân gian để phụ nữ tham gia rèn luyện sức khỏe, tạo vẻ đẹp khỏe mạnh của người phụ nữ, đóng góp tích cực vào việc giữu gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đến cuối năm 2018, toàn huyện đã có 516 đội văn nghệ phụ nữ, 60 câu lạc bộ thể thao thường xuyên hoạt động, tham gia biểu diễn, thi đấu nhân các dịp lễ, tết hằng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 55 - 59)