Thực trạng vai trò phụ nữ dân tộcthiểu số trên địa bàn huyện Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 59 - 80)

Thuận Châu, tỉnh Sơn La

4.1.2.1. Thông tin chung về phụ nữ ở nhóm hộ điều tra

Người phụ nữ nông thôn nói chung và người phụ nữ các dân tộc thiểu số nói riêng bao giờ cũng là trung tâm của các gia đình. Họ là một trong hai chủ thể chính tạo nên sức sống cả về vật chất và tinh thần của một gia đình. Thực trạng đời sống của một gia đình là sự thể hiện thực tại vai trò và địa vị của người phụ nữ. Hiện nay cùng với sự đi lên của nền kinh tế, bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn cũng đang từng bước chuyển mình theo hướng tích cực trên mọi phương diện: kinh tế, văn hoá, xã hội, kể cả năng lực của người phụ nữ.

Đa số các hộ đều làm nông nghiệp tuy nhiên mức độ tham gia vào sản xuất giữa các nhóm hộ là khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn lực sản xuất (đất đai, lao động, vốn, công nghệ...), trình độ của chủ hộ và các thành viên trong gia đình. Một số thông tin cơ bản về các độ điều tra được thể hiện rõ trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thông tin chung về nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số DT Mông DT Kháng DT Thái

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 1.Số hộ điều tra Hộ 150 100,00 50 100,00 50 100,00 50 100,00 Nam làm chủ hộ Hộ 128 85,33 44 88,00 41 82,00 38 76,00 Nữ làm chủ hộ Hộ 22 14,67 6 12,00 9 18,00 12 24,00 2. Loại hộ 150 100,00 50 100,00 50 100,00 50 100,00 Nông nghiệp Hộ 98 65,33 42 84,00 36 72,00 22 44,00 CN – TTCN Hộ 19 12,67 1 2,00 2 4,00 11 22,00 TM – DV Hộ 33 22,00 7 14,00 12 24,00 17 34,00

3. Số nhân khẩu Người 645 100,00 227 100,00 211 100,00 207 100,00

Nam Người 326 50,54 115 50,66 106 50,24 105 50,72 Nữ Người 319 49,46 112 49,34 105 49,76 102 49,28 BQNK/hộ Người/hộ 4,3 - 4,54 - 4,22 - 4,14 - 4. Số lao động trong hộ LĐ 438 100,00 157 100,00 146 100,00 135 100,00 Nam LĐ 221 50,46 81 51,59 74 50,68 68 50,37 Nữ LĐ 217 48,99 76 48,41 72 49,32 67 49,63 BQLĐ/hộ LĐ/người 2,92 - 3,13 - 2,92 - 2,7 -

5. Độ tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 43,6 - 42,21 - 43,53 - 45,06 -

6. Trình độ của chủ hộ 150 100,00 50 100,00 50 100,00 50 100,00 Mù chữ Người 65 43,33 17 34,00 14 28,00 9 18,00 Cấp 1 Người 20 13,33 13 26,00 12 24,00 10 20,00 Cấp 2 Người 15 10,00 9 18,00 11 22,00 12 24,00 Cấp 3 Người 17 11,33 6 12,00 6 12,00 8 16,00 TC – CĐ – ĐH Người 33 22,00 5 10,00 7 14,00 11 22,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

48

Phụ nữ dân tộc Mông:

Đây là dân tộc có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhất do chủ yếu lựa chọn nơi sinh sống trên các đồi núi cao, đị hình chia cắt mạnh, giao thông đi lại rất khó khăn. Đa số người dân làm nông nghiệp và có số lao động trong gia đình cao (lao động bình quân/hộ là 3,13 người), do điều kiện kinh tế và điều kiện tự nhiên khó khăn nên trình độ học vấn thấp, đặc biệt là chủ hộ, cụ thể ở nhóm điều tra như sau: Mù chữ là 17 hộ chiếm 34%, cấp một là 13 hộ chiếm 26%, cấp 2 là 9 hộ chiếm 18%, cấp ba là 6 hộ chiếm 12%, trình độ từ trung cấp đến đại học có 5 hộ chiếm 10%. Vì vậy nên họ khó tiếp thu kiến thức để sản xuất, nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thiếu đất để mở rộng hoạt động sản xuất nên khả năng sản xuất thấp, khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn. Qua điều tra chúng tôi thấy do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo song chủ yếu vẫn là nguyên nhân chủ quan. Có thể tổng hợp một số nguyên nhân chủ quan sau:

– Do chỉ hoạt động nông nghiệp nên thu nhập không đủ để chi cho sinh

hoạt và hoạt động sản xuất, họ chi tiêu không có kế hoạch, không có sự tích luỹ cộng với ốm đau bệnh tật và sinh đẻ không có kế hoạch, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất.

– Một số hộ không có chồng hoặc chồng thiếu trách nhiệm nên người

vợ phải gánh vác phần lớn công việc gia đình và một phần do bệnh tật, thiếu lao động.

– Hộ dân tộc Mông đa phần là hộ có số nhân khẩu cao, tuy nhiên số lao

động chính trong gia đình lại ít. Họ không chủ động tìm kiếm việc làm thêm mà chỉ trông chờ vào hoạt động nông nghiệp, điều này còn phụ thuộc vào thời tiết của từng năm nên độ may rủi rất cao, có năm được mùa, có năm lại mất mùa nên dẫn đến nghèo đói.

– Đa phần các hộ có trình độ học vấn thấp là hộ nghèo, đây có thể là mấu

chốt của sự nghèo đói. Chủ hộ là người dân tộc, không biết chữ nên rất khó trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, họ e ngại việc phải làm thủ tục để vay vốn, chậm trong việc tiếp xúc với thông tin. Trình độ khiến các hộ nghèo không thể theo kịp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các hộ này vẫn sẽ ngày càng nghèo thêm do họ thiếu cả về năng lực, trình độ và kiến thức. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu của hầu hết các hộ dân tộc Mông trong huyện, họ

cần được quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện hơn nữa từ các cấp chính quyền địa phương và toàn xã hội.

Trong số 50 hộ nghèo được điều tra trên địa bàn huyện Thuận Châu thì tỷ

lệ chủ hộ là nam chiếm 88%, nữ chỉ chiếm 12%, kết quả đó cho thấy các công

việc lớn và quyền quyết định vẫn do nam giới làm chủ chứ không có nữ giới làm chủ. Còn nếu có nữ giới làm chủ thì là do chồng mất hoặc do không có chồng, qua đó cho thấy những hộ này người phụ nữ chưa được đánh giá đúng với vị trí, vai trò của họ trong sự phát triển kinh tế xã hội.

Hộ dân tộc Kháng:

Đây cũng là một dân tộc sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tuy nhiên cộng đồng dân tộc Kháng lại lựa chọn nơi sinh sống ở các thung lũng, khe suối nơi có thể làm ruộng nên kinh tế xã hội, cở sở hạ tầng có phần phát triển hơn so đồng bào dân tộc Mông. Trong tổng số 50 hộ được điều tra thì có 36 hộ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm 72%, 2 hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 4% và 12 hộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 24%.

Nhóm hộ dân tộc Kháng có bình quân lao động/hộ là 2,92 và độ tuổi bình quân của chủ hộ được điều tra là 43,53, trình độ kiến thức của chủ hộ cũng cao hơn so với nhóm hộ dân tộc Mông, tỷ lệ chủ hộ có trình độ trung cấp – cao đẳng – đại học là 14% (7 người). Chủ hộ chủ yếu là nam chiếm 82%, còn nữ chỉ chiếm 18% (có 9 hộ do nữ làm chủ hộ). Qua bảng tổng hợp kết quả điều tra cho thấy các hộ gia đình dân tộc Kháng có điều kiện kinh tế khá hơn so với các hộ dân tộc Mông, tỷ lệ chủ hộ tốt nghiệp từ cấp một đến cấp ba và tốt nghiệp từ trung cấp trở lên là ca hơn so với nhóm hộ dân tộc Mông. Đây là cơ sở để tiếp thu, học hỏi khoa học kỹ thuật, tìm kiếm các công việc làm thêm. Vì vậy mà các cấp chính quyền cần phải có những chủ trương chính sách đúng đắn để khuyến khích họ phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên quê hương. Ở nhóm hộ này mọi công việc thường là sự bàn bạc, thống nhất của cả hai vợ chồng, cho thấy sự nhận thức về vai trò phụ nữ đã được đánh giá cao hơn.

Nhóm hộ dân tộc Thái:

Nhóm hộ dân tộc Thái là nhóm hộ có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn trong ba nhóm hộ được điều tra. Các hộ dân tộc Thái thường lựa chọn nơi

sinh sống ở nhưng nơi có thung lũng rộng, nguồn nước dồi dào và đường giao thông đi lại thuận lợi nên kinh tế - xã hội có phần phát triển hơn so với hai xã Co Mạ và Long Hẹ. Đồng bào dân tộc có điều kiện hơn, họ được tiếp thu khoa học kỹ thuật, học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là vai trò của phụ nữ được nhận thức đúng đắn hơn, phụ nữ được tham gia cấp ủy, HĐND và các tổ chức chính trị xã hội, các hoạt động vui chơi, giải trí. Cụ thể: Trong 50 hộ được điều tra thì tỷ lệ phụ nữ làm chủ hộ là 24% (12 hộ); số hộ làm nông nghiệp là 22 hộ (chiếm 44%); số hộ làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 11 hộ (chiếm 22%); số hộ làm thương mại – dịch vụ là 17 hộ (chiếm 34%); số hộ mù chữ là 9 hộ (chếm 18%) còn lại đều có trình độ từ tốt nghiệp cấp một trở lên. Các hộ trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ chủ yếu là các hộ kinh doanh buôn bán và làm công, viên chức nhà nước, họ có trình độ học vấn cao hơn, họ là những người được tiếp thu khoa học kỹ thuật, biết áp dụng vào hoạt động kinh doanh – dịch vụ đem lại nguồn thu nhập cao hơn. Hộ hoạt đông trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là có trình độ học vấn khá cao, họ là những người năng động, sáng tạo, luôn cần cù chăm chỉ để làm việc và tạo thu nhập. Còn những hộ làm nông nghiệp họ cũng chủ yếu là trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: cây Sa Nhân đỏ, cây chè, cây cà phê, cây sơn tra. Do có hệ thống đường giao thông thuận lợi và việc được cung cấp điện lưới từ sớm nên họ dễ dàng trong việc tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Sớm được tiếp thu, học tập khoa học kỹ thuật từ các phương tiện thông tin, đặc biệt là tivi.

Nhờ chủ hộ có trình độ, có kiến thức nên họ tiếp thu và hội nhập với cái mới nhanh hơn, có khả năng tính toán và đầu óc tư duy nhạy bén hơn trong kinh doanh, buôn bán. Vai trò phụ nữ ở đây cũng được đói xử bình đẳng hơn, họ được quan tâm, chia sẻ hơn so với ở hai xã còn lại. Có được sự bình đẳng như vậy là nhờ họ là những người có trình độ, có kiến thức nên họ nhìn nhận được ví trí, vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình và xã hội, đồng thời biết phát huy, nâng cao nhận thức của chính người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

* Những đặc trưng cơ bản của phụ nữ ở các hộ điều tra

Số lượng và chất lượng của phụ nữ phản ánh năng lực của họ trong lao động sản xuất cũng như trong đời sống hằng ngày. Năng lực của mỗi phụ nữ là khác nhau, do vậy mà mỗi người lại có một cách thức riêng để phát huy hết năng lực đóng góp cho gia đình và xã hội. Thông tin cơ bản của phụ nữ về trình độ học vấn và độ tuổi trong 150 hộ điều tra được thể hiện rõ qua bảng 4.3.

- Theo nhóm tuổi

Qua bảng 4.3. ta thấy, có 82 người dưới 18 tuổi (chiếm 25,71%), có 53 người trên 55 tuổi (chiếm 16,61%) và tập trung đông nhất là nhóm tuổi từ 18 – 55 với 184 người (chiếm 57,68%), đây là những người đang ở trong độ tuổi lao động. Cho thấy nguồn lao động là khá dồi dào để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, điều này rất thuận lợi cho sự thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế của hộ.

Số phụ nữ dưới 18 tuổi chỉ chiếm 25,71%, do những năm gần đây, các cấp và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về KHHGĐ và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin giúp người dân hiểu hơn về kinh tế xã hội và các vấn đề về hạnh phúc gia đình. Mặc dù, kinh tế của xã còn khó khăn nhưng các em nhỏ đều được đến trường đầy đủ. Tuy nhiên các cấp, các ngành cần phải quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa đến trẻ em, đặc biệt là các em nữ để các em thật sự trở thành những chủ nhân của quê hương, đất nước, là những người có tri thức, trình độ khoa học kỹ thuật.

- Về trình độ học vấn

Qua điều tra 150 hộ ta thấy trình độ học vấn của phụ nữ ở ba nhóm dân tộc được điều tra là khá thấp, đa số là mù chữ và tập trung chủ yếu ở nhóm dân tộc Mông và dân tộc Kháng với tỷ lệ lần lượt là 55,66% và 42,86%, chỉ có một số ít là có trình độ cấp 1, cấp 2, cấp 3 và TC – CĐ – ĐH, tuy nhiên càng lên trình độ học vấn cao thì số lượng càng giảm, cụ thể: Cấp 1 là 72 người (chiếm 22,57%), cấp 2 là 37 người (chiếm 11,6%), cấp 3 là 48 người (chiếm 15,05%) và TC – CĐ – ĐH là 35 người (chiếm 10,97%). Có thể thấy phụ nữ càng có trình độ cao thì mức thu nhập cũng tăng dần, do khi phụ nữ có trình độ, có hiểu biết thì họ mạnh dạn hơn trong vay vốn, tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoặc họ có thể dễ dàng chuyển đổi sang các ngành nghề khác như CN – TTCN và TM – DV để nâng cao mức thu nhập và chất lượng cuộc sống. Hiện nay số trẻ em nữ được đến trường đang ngày càng tăng và sẽ là những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn trong tương lai, đây là một sự cố gắng đáng khích lệ của người dân và các cấp chính quyền địa phương, trong công cuộc phát triển giáo dục.

Bảng 4.3. Thông tin cơ bản về phụ nữ ở các nhóm hộ được điều tra Chỉ tiêu Tống số DT Mông DT Kháng DT Thái SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số phụ nữ 319 100,00 106 100,00 105 100,00 108 100,00 1. Theo độ tuổi <18 tuổi 82 25,71 27 25,47 25 23,81 23 21,50 18-55 tuổi 184 57,68 63 59,43 69 65,71 64 59,81 >55 tuổi 53 16,61 16 15,09 11 10,48 20 18,69 2. Theo trình độ Mù chữ 127 39,81 59 55,66 45 42,86 23 21,50 Cấp 1 72 22,57 18 16,98 24 22,86 30 28,04 Cấp 2 37 11,60 13 12,26 12 11,43 12 11,21 Cấp 3 48 15,05 9 8,49 13 12,38 26 24,30 TC – CĐ – ĐH 35 10,97 7 6,60 11 10,48 17 15,89 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

4.1.2.2. Vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

Từ Bảng 4.5. thấy rằng, trong cuộc sống hằng ngày, phụ nữ và nam giới đều tham gia hoạt động sản xuất để tạo thu nhập cho gia đình. Các hoạt động tạo thu nhập của các hộ gia đình rất phong phú và đa dạng từ nghề nông đến các nghề mua bán nhỏ lẻ, tiểu thủ công nghiệp như đan, may đồ, làm thuê,…. Hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra còn một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp như buôn bán phân, thuốc,… Trên 3 địa bàn nghiên cứu, nam giới thường làm các công việc nặng nhọc như cày bừa, phun thuốc còn phụ nữ ngoài các công việc nội trợ trong gia đình thì còn tham gia sản xuất nông nghiệp như nhổ mạ, cấy, làm cỏ, tham gia thu hoạch và bán sản phẩm. Đối với công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm người phụ nữ đảm nhận việc như chọn giống, chăm sóc, bán sản phẩm,… Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như các hoạt động sản xuất có thể thấy rõ qua các việc mà người

phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Mặc dù kết quả thống kê cho thấy, người phụ nữ đảm nhận vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giới bởi vì tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 59 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)