Giải pháp nâng cao vai trò phụ nữ dân tộcthiểu số trong phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 96)

kinh tế hộ tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

4.3.2.1. Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất nông nghiệp

Với các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nương, trồng ngô, trồng sắn trên các đồi núi cao nên đa dạng hóa các nguồn lực và phương

thức hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Thuận Châu đặc biệt là hỗ trợ các ống dẫn nước để để đảm bảo tưới tiêu, phun cỏ, tăng cường khai thác các nguồn vốn vay ưu đãi qua các hội huyện Thuận Châu dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số, mở rộng vốn ủy thác từ ngân hàng chính sách xã hội. Khai thác các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các ngành, hội phối hợp để khuyến khích phụ nữ tham gia phát triển sản xuất; đẩy mạnh tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến khích phụ nữ tham gia liên kết sản xuất đặc biệt là giữa phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa với phụ nữ ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn, động viên phụ nữ thi đua sản xuất kinh doanh, xây dựng, biểu dương khen thương các mô hình kinh tế hiệu quả của phụ nữ.

Nhà nước và chính quyền địa phương cần có các chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho chị em được vay vốn, các tổ chức chính trị - xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, vốn từ chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện để phụ nữ được tập huấn về cách sử dụng và trực tiếp sử dụng các nguồn vốn. Đặc biệt trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh, định hướng cho họ phát triển sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành có như vậy đồng vốn mà chị em bỏ ra mới sinh lời. Tổ chức chính quyền địa phương cũng phải tuyên truyền giới thiệu việc làm động viên phụ nữ tiếp thu các giống mới cho năng suất cao, đưa tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Để nhân dân nhiệt tình hưởng ứng thì cán bộ xã, cán bộ hội phải là người đi đầu thí điểm. Hội phụ nữ cũng cần hướng dẫn chị em lập kế hoạch sản xuất, hạch toán lãi lỗ trên một đồng vốn cho vay và đầu tư vào mô hình sản xuất có khả năng đem lại hiệu quả cao nhất, tổ chức các buổi học tập trao đổi kinh nghiệm làm ăn từ đó từng bước xoá đói giảm nghèo và nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình và xã hội.

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về thu hút phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia các hội cơ sở, tích cực vận động, truyền thông công chúng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để có các biện pháp giúp đỡ cụ thể, mang lại hiệu quả cao. Vận động phụ nữ dân tộc thiểu số đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” giảm nghèo bền vững, nâng cao kỹ thuật sản xuất và chất lượng của sống giá đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

4.3.2.2. Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển và mở rộng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp

Để phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế phi nông nghiệp trên địa huyện Thuận Châu đối với phụ nữ dân tộc thiểu số thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều cấp chính quyền và các tổ chức chính chị xã hội trên địa bàn. Đặc biệt là mở rộng đối tượng vay vốn, cắt giảm các thủ tục cho vay, mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật và thị trường cho phụ nữ để phụ nữ tự tin phát triển các mô hình có thế mạnh của địa phương như thêu, dệt thổ cẩm truyền thống, đan lát, may... Tăng cường tuyền truyền, giáo dục về bình đẳng giới, khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển của gia đình và xã hội, giúp phụ nữ tự tin, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho gia đình và xã hội.

4.3.2.3. Tăng cường tiếp cận thông tin và ứng dụng khoa học kỹ thuật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận thông tin thị trường cũng là một việc hết sức quan trọng và cần thiết. Vì con người muốn phát triển và có hiểu biết rộng thì cần phải có thông tin. Tuy nhiên do ngoài công việc tạo thu nhập cho gia đình, phụ nữ còn phải dành nhiều thời gian cho công việc nội trợ, chăm sóc gia đình nên họ thiếu thời gian để tiếp cận và nắm bắt thông tin. Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến vai trò của người phụ nữ, nhiều khi không nắm bắt được thông tin kịp thời đã làm họ mất đi cơ hội việc làm, cũng như cơ hội tham gia các hoạt động xã hội để có thể khẳng định năng lực của mình. Vì thế, để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người phụ nữ, chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể nên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị, các quyền và chính sách đãi ngộ cơ bản, các dịch vụ công, y tế, giáo dục, cơ hội việc làm,... đến các gia đình đặc biệt là những người nghèo, người dân tộc thiểu số những người dễ bị tổn thương và những người thường xuyên nằm ngoài các quá trình và thể chế quản trị chính thống do ít được tiếp cận với sự hỗ trợ thông tin và truyền thông.

Để tăng cường cơ hội tiếp cận việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số thì cần phải có chính sách đào tạo nghề cho phụ nữ. Cần sự phối hợp giữa các Bộ ngành và địa phương đặc biệt là Hội LHPN các cấp huyện Thuận Châu để xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là đối với các nghề đẹt may, thổ cẩm truyền thống.

Các xã cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, mô hình đào tạo nghề; thực hiện công tác tuyển sinh, tư vấn học nghề, việc làm đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo; đa dạng, linh hoạt các chương trình đào tạo, hình thức đào tạo cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số; gắn chặt chẽ với doanh nghiệp, đào tạo theo yêu cầu, theo đặt hàng của doanh nghiệp…

4.3.2.4. Tăng cường tiếp cận tín dụng và quản lý nguồn lực hộ cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Châu cần xem xét, phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo từng năm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của đồng bào dân tộc thiểu số. Phân bổ nguồn vốn hỗ trợ và nguồn vốn cho vay đồng bộ để các địa phương chủ động thực hiện. Hoàn thiện chính cho vay, thời điểm vay, định mức và lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Phối hợp chắt chẽ với các tổ chức Hội có liên quan để rà soát, lập danh sách các hộ cần vay vốn,

Đối với chính quyền địa phương cần tập trung chỉ đạo các ngành thực hiện tốt chính sách tín dụng cho phụ nữ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hàng năm bố trí đủ tỷ lệ vốn vay cho Ngân hàng chính sách xã hội từ nguồn vốn ngân sách địa phương, ưu tiên cho vay các đối tượng hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Để phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ưu đãi từ chương trình tín dụng chính sách, chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (khuyến công, nông, lâm, ngư…) hướng dẫn dạy nghề, định hướng sản xuất, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với các hộ vay vốn. Phối hợp, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và các Tổ tiết kiệm và vay vốn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước đến nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.

Thực hiện tốt những vấn đề này chính là giải pháp căn bản để tín dụng chính sách phát huy tối đa hiệu quả trong đời sống xã hội, góp phần cải thiện, chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

4.3.2.5. Đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục đối với phụ nữ dân tộc thiểu số

Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục cả về nội dung và phương pháp, tập trung tuyên truyền miệng và truyền thông công chúng. Tăng cường sử dụng truyền thông đa phương tiện, tổ chức các hình thức tuyền truyền phù hợp với từng đối tượng, quảng bá hình ảnh, vai trò của phụ nữ đối với gia đình và xã hội. Triển khai có hiệu quả các chương trình truyền thông của Hội phụ nữ huyện Thuận Châu, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Vận động phụ nữ tham gia các lớp xóa mù chữ, đọc sách báo thường xuyên, xây dựng và tổ chức thiện tốt đề án “Tủ sách phụ nữ làm theo Bác”. Đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình Địa chỉ tin cậy, phát triển nhân rộng mô hình tại các chi hội cơ sở.

Tích cực vận động, động viên hụ nữ tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp cho họ có được cơ hội giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giúp nhau mở rộng sự hiểu biết kiến thức về mọi lĩnh vực. Vì vậy một mặt cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, chức năng của phụ nữ mặt khác tự bản thân chị em cũng phải có ý thức tự mình vươn lên khắc phục khó khăn tích cực học tập trau dồi kiến thức và tham gia các đoàn thể xã hội. Chính quyền xã cũng cần phải quan tâm đến việc phát triển đội ngũ cán bộ nữ, cử họ đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó người chồng và các thành viên trong gia đình phải tôn trọng vợ, thông cảm với sự vất vả của vợ, quan tâm chia sẻ gánh nặng mà người vợ phải đảm đương như gánh vác việc nhà, chăm sóc con để người vợ yên tâm công tác ngoài xã hội. Khi được quan tâm chia sẻ việc nhà họ sẽ có thời gian được học tập vui chơi giải trí, đây cũng là một trong những điều kiện giúp chị em được bình đẳng trong công tác xã hội từng bước xoá bỏ mặc cảm tự ti mình là phận gái kém cỏi hơn nam giới. Đó là những công tác thiết thực nó giúp đỡ người dân và đặc biệt là các chị em phụ nữ có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau phát triển, từng bước nâng cao vai trò và vị thế của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Có thể khẳng định một điều rằng không có sự tham gia đóng góp của phụ nữ thì không có sự phát triển của kinh tế hộ gia đình và cộng đồng bởi họ là lực lượng đông đảo, là trụ cột trong gia đình, đặc biệt là ở các gia đình nông thôn. Do vậy mà sự hạn chế về trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật tay nghề đã và đang là những nhân tố kìm hãm sự phát huy vai trò của người phụ nữ. Chỉ có giáo dục toàn diện mới thực sự mở mang trí tuệ, tài năng sức lực của phụ nữ, cho phép họ có những cống hiến cho gia đình và xã hội. Học tập để nâng cao trình độ học vấn và hiểu biết chính là chìa khoá vàng mở cửa cho chị em vươn lên giành quyền bình đẳng, chống phân biệt đối xử. Do vậy phải đẩy mạnh công việc đào tạo cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để nâng cao năng lực và trình độ của người phụ nữ để họ có thể tự tin tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng. Khi đó họ sẽ thực hiện dễ dàng hơn và quá trình tham gia thực hiện sẽ kích thích quá trình ra quyết định và như vậy vai trò của phụ nữ sẽ được nâng cao.

Để thực hiện được điều này phải tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ trong giáo dục và nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ. Có các chế độ hỗ trợ và khuyến khích cho phụ nữ và trẻ em gái nghèo đi học cả về kiến thức phổ thông, xã hội và đào tạo nghề. Có các biện pháp điều chỉnh sự tách biệt giới trong ngành học, kết hợp giới vào các chương trình hướng nghiệp. Nâng cao tỷ lệ nữ ở các vị trí quản lý, bên cạnh đó cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ phụ nữ và trẻ em bằng việc nâng cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bằng những mô hình như tổ chức hội phụ nữ tiết kiệm lồng ghép với dân số, sức khoẻ sinh sản, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ có như vậy mới có điều kiện học hỏi nâng cao hiểu biết của mình. Đồng thời cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng và giáo dục những kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức về pháp luật, trình độ văn hoá kỹ thuật, từng bước xây dựng nếp sống văn hoá, làng xã văn hoá nuôi con khoẻ dạy con ngoan và có ích cho xã hội. Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá tạo thêm nhiều thu nhập cho gia đình và cho xã hội.

4.3.2.6. Tăng cường vai trò phụ nữ trong các hoạt động xã hội

Thực tế cho thấy phụ nữ thường phải chịu nhiều sự can thiệp của y tế nhiều hơn nam giới. Do họ phải chịu hậu quả nặng nề của việc sinh nở, sau mỗi lần sinh nở, mỗi lần vượt cạn sức khoẻ của họ lại kém đi. Vì thế làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ tốt cho phụ nữ sẽ giúp họ hiểu biết hơn về sức khoẻ

sinh sản, giúp họ được khoẻ mạnh hơn, ít nhiễm bệnh hơn và sinh con an toàn. Vấn đề đặt ra là làm sao trong việc thực hiện KHHGĐ không chỉ tập trung vào các đối tượng nữ mà còn phải vận động tuyên truyền nam giới cùng thực hiện, làm cho toàn bộ cộng đồng cùng hiểu ý nghĩa của việc thực hiện KHHGĐ. Có như vậy chị em phụ nữ mới được đảm bảo sức khoẻ và có thời gian chăm sóc con cái và điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy chiến lược dân số phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Muốn làm được điều này các cấp chính quyền, các đoàn thể, hội phụ nữ cần tích cực hơn nữa trong việc vận động gia đình không sinh con thứ 3, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho phụ nữ, cấp phát thuốc miễn phí cho phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn, vận động 100% phụ nữ có thai đi tiêm phòng và uống các thuốc bổ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó phải giảm cường độ lao động cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn vì trên thực tế họ phải làm việc tạo thu nhập tốn rất nhiều thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)