Đánh giá vai trò phụ nữ dân tộcthiểu số trên địa bàn huyện Thuận Châu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 80 - 85)

Châu, tỉnh Sơn La

4.1.3.1. Kết quả đạt được

cực tham gia các chương trình phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Hội phụ nữ các cấp đã tích cực phối hợp với các ban ngành đoàn thể tuyên truyền vận động cán bộ hội và hội viên tích cực chuyển đôi phát triển cây công nghiệp, nhất là trồng cây chanh leo, chè, cà phê và sơn tra. Đến năm 2018 đã trồng được 111ha chanh leo, 468ha chè và 3239ha cà phê. Nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần làm giàu cho gia đình và xã hội. Trong đó điển hình về phát triển sản xuất kinh doanh giỏi như chị Sùng Thị Mỷ xã Long Hẹ từ làm nương chị đã vay vốn hội về kinh doanh hàng ăn và chăn nuôi bò nhốt chuồng đem lại thu nhập gân 200 triệu đồng mỗi năm, chị Lò Thị Hỏa xã Phổng Lái chuyển đổi đất dốc để trồng cây Chanh leo theo tiêu chuẩn Vietgap cho công ty Vinafood Tây Bắc đem lại nguồn thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm.

* Về hoạt động phi nông nghiệp: Do đặc thù vùng cao vùng sâu vùng xã

nên các hoạt động phi nông nghiệp chưa phát triển, mỗi xã chỉ có 1 vài hộ gia đình làm các hoạt động phi nông nghiệp như dệt, thêu, đan và kinh doan nhỏ lẻ. Trong đó chị Bạc Thị Chiêng xã Phổng Lái cũng đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái tạo ra sản phẩm độc đáo cung ứng cho thị trường đem lại nguồn thu nhập 150 triệu đồng mỗi năm cho gia đình chị.

* Về hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao: Ngày nay phụ nữ dân

tộc thiểu số đang ngày càng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, thường xuyên tổ chức hội thao, hội diễn văn nghệ, trao đổi giao lưu giữa các xã, các bản với nhau, đóng góp tich cực vào việc giứ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đến nay đa số các bản đã có đội văn nghệ và dần hình thành các câu lạc bộ thể thao trong đó có sự đống góp tích cực của phụ nữ dân tộc thiểu số.

4.1.3.2. Những khó khăn và hạn chế về vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thuận Châu

a. Khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp.

Qua việc thu thấp các thông tin thứ cấp về phụ nữ dân tộc thiểu số của huyện Thuận Châu và điều tra phụ nữ ở 150 hộ dân tộc thiểu số thuộc ba nhóm dân tộc Mông, Thái Kháng cho thấy một số khó khăn nhất định của phụ nữ dân

tộc thiểu số huyện Thuận Châu:

+ Địa hình chia cắt mạnh với đồi núi cao, dốc, hệ thống đường xá đi lại khó khăn cộng với sức khỏe vốn đã yếu của người phụ nữ đã gây cho họ nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp như vận chuyển, đi lại, thị trường tiêu thụ kém phát triển.

+ Phụ nữ dân tộc thiểu số vẫn còn mang nặng các tư tưởng phát triển sản xuất lạc hậu, tự cung, tự cấp, tự túc.

+ Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp các công việc chủ yếu là do phụ nữ thực hiện bên cạnh đó phụ nữ còn đảm nhiệm hầu hết các công việc nội trợ, chăm sóc con cái và chăm sóc các thành viên khác trong gia đình. Để thực hiện hết các công việc đó người phụ nữ phải dậy từ rớm sớm từ 4-5 giờ sáng để chuẩn bị cơm nước cho cả gia đình, chăn gà, chăn lượn và làm việc đồng áng... đến tận 20-21h mới được nghỉ ngơi.

b. Khó khăn trong phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp

Qua điều tra trên địa bàn huyện Thuận Châu cho thấy tỷ lệ phụ nữ làm việc trong hoạt động phi nông nghiệp khá thấp, tuy nhiên các ở các hộ làm nghề dệt, thêu, may và đan lát thì tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm các công việc là khá cao 98, 17% (Bảng 4.6). Tuy nhiên các nghể thủ công này chưa được phát triển, mở rộng thành nghề chính do phụ nữ khu việc này chưa tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển, mở rộng sản xuất. Dân cư khu vực này sống không tập trung, địa hình đồi núi cao, dốc với hệ thống giao thông chưa phát triển nên các sản phẩm thủ công của phụ nữ chưa tiếp cận được với thị trường tiêu thụ.

Phụ nữ dân tộc thiểu số với trình độ học vấn thấp, chủ yếu là mù chữ nên họ không được đào tạo, hỗ trợ hay tiếp cận được với các thông tin về giá trị kinh tế của các sản phẩm thủ công truyền thống này.

c. Khó khăn trong tiếp cận với các nguồn thông tin và khoa học kỹ thuật

Đa số các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Thuận Châu vẫn còn hiện tượng khi con gái đi lấy chồng sẽ không được chia đất và kế thừa các tài sản khác của gia đình. Nguồn vốn vay hiện nay của các ngân hàng ít có cơ hội cho phụ nữ đứng tên vay vốn cộng với việc phụ nữ chưa được đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên đã tạo ra không ít khó khăn đối với phụ nữ dân tộc thiểu số trong tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển kinh tế. Với ngân hàng chính sách xã hội thì mức vay khá thấp không đủ để sản xuất và nhiều các thủ tục trong khi trình độ học vấn và hiểu biết của phụ nữ dân tộc thiểu số rất hạn chế.

d. Khó khăn trong việc nâng cao trình độ học vấn

Do phong tục tập quán với các quan niệm lạc hậu, trình độ văn hóa thấp, sự hiểu biết xã hội hạn chế... phụ nữ dân tộc thiểu số sớm muộn sẽ rơi vào các tình trạng sau: Tự ti, mặc cảm, không hòa nhập được với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, từ đó từng bước xa rời quá trình CNH, HĐH; Chất lượng lao động kém không đáp ứng được nhu cầu về việc làm của CNH, HĐH; Không có điều kiện, thời gian và khả năng tham gia học tập, nâng cao trình độ học vấn; Từng bước mất dần vai trò và vị trí của mình trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, hoạt động quản lý, lãnh đạo, cộng đồng ở nông thôn. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với hôn nhân và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Phụ nữ dân tộc thiểu số phải cùng lúc phải đóng nhiều vai trò, nhất là vai trò thay thế nam giới hầu như trong mọi công việc trong gia đình nên dẫn đến một số hậu quả sau: Lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động đang ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe; Phụ nữ không có điều kiện học tập, giao lưu, thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần... vì vậy, trình độ văn hóa vốn đã thấp lại không có điều kiện bổ sung, nâng cao, sự hiểu biết xã hội hạn chế, lạc hậu; Khi sức khỏe của người phụ nữ bị suy kiệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc thực hiện chức năng sinh sản và nuôi con của chính họ...

e. Khó khăn trong việc tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng

Một vấn đề khó khăn hiện nay là tự bản thân người phụ dân tộc thiểu số cho rằng vai trò, vị trí của họ trong gia đình là để nội trợ, phụ giúp chồng hoàn thành công việc mà họ không tự khẳng định mình, với ý nghĩ phụ nữ là người không quan trọng trong gia đình nên họ không có có ý thức phấn đấu, họ ngại những người phụ nữ có học thức, mạnh dạn chia sẻ, áp dụng cái mới. Từ đó đã tạo nên những lối sống khép kín, khó thay đổi ở người phụ nữ dân tộc thiểu số. Với lối sống khép kín và ít tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ học vấn thấp của các hộ gia đình người dân tộc thiểu số thì những quan niệm bất bình đẳng giới vẫn luôn tồn tại đối với người phụ nữ, đây là một rào cản lớn và rất khó thay đổi mà cần sự vào cuộc mạnh mẽ từ chính quyền địa phương và các chính sách tuyên truyền vận động, nâng cao trình độ học vấn, nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Một phần những hạn chế của phụ nữ dân tộc thiểu số là do quan niệm, những suy nghĩ lệch lạc từ gia đình và xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các gia đình đa số đều cho rằng con gái chỉ đi học để biết hoặc không cho đi học để ở

nhà phụ giúp cha mẹ, việc đi học và tiếp thu kiến thức, khoa học kỹ thuật là việc của đàn ông. Tự gia đình đã đẩy người phụ nữ vào những khó khăn liên tiếp làm cho họ không còn ý chí và không thể giao lưu trao đổi, học tập và tiếp cận với xã hội hiện đại. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tình trạng tảo hôn, bỏ học, thất nghiệp ngày càng trầm trọng ở vùng dân tộc thiểu số đặc biệt là dân tộc Mông.

4.1.3.3. Nguyên nhân của khó khăn và hạn chế về vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thuận Châu

a. Đặc thù vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Thuận Châu là một huyện miền núi với hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao; mạng lưới dịch vụ thương mại chưa phát triển, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa địa phương còn thấp, một bộ phận người dân trong đó có phụ nữ chưa chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, còn hiện tượng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ và chính sách của Nhà nước.

b. Công tác triển khai cơ chế chính sách, trình độ cán bộ hội, chính quyền đoàn thể.

Nhà nước và chính quyền địa phương đặc biệt là Hội phụ nữ đã có nhiều những chính sách, cuộc vận động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ. Tuy nhiên các cuộc vận động lại chưa thật sự được đồng bộ, nhiều xã đã triển khai và đạt hiệu quả rõ rệt như phong trào “Phụ nữ tích cực học tâp, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào “Phụ nữ đảm việc nước, giỏi việc nhà”. Tuy nhiên ở những xã vùng cao, vùng sâu vùng xa của huyện thì các phong trào lại không được thực hiện đồng bộ và thiếu một có chế thu hút mạng mẽ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia vào phong trào hội.

Một bộ phận cán bộ hội có trình độ thấp chưa đắp ứng được yêu cầu công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, chưa sâu sát cơ sở, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu năng động, sáng tạo trong việc áp dụng phong trào hội vào thực tiễn địa phương với đặc thù là chị em phụ nữ dân tộc thiểu số với trình độ, nhận thức còn thấp. Kinh phí hoạt động cho các tổ chức Hội ở cơ sở còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu hội phí, quỹ hội và phần kinh phí ngân sách cấp nên việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phong trào còn thấp và gặp nhiều khó khăn.

c. Tồn tại nhiều quan điểm truyền thống, phong tục tập quán từ xa xưa để lại

- Phong tục tập quán luôn là ảnh hưởng nặng nề đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” của người phụ nữ dân tộc thiểu số đã và

đang là quan niệm mà chị em phụ nữ nghĩ đến, làm cho người phụ nữ cam phận; sự tự ti, rụt rè, ít được đầu tư đi học hơn nam giới cũng làm cho người phụ nữ dân tộc thiểu số bị động. Nhiều phụ nữ thuộc diện hộ nghèo vừa tham gia lao động sản xuất ngoài xã hội lại vừa trực tiếp chăm lo công việc gia đình nên cường độ và thời gian lao động đối với họ là quá tải trong khi mức thu nhập lại thấp, không có cơ hội học tập, mở mang kiến thức...

Phụ nữ làm việc nhà nhiều hơn còn đàn ông gánh vác trọng trách trụ cột kinh tế, kiếm tiền nuôi sống gia đình. Như vậy, vẫn còn tư tưởng định kiến nghề nghiệp đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Phụ nữ dân tộc thiểu số đã quen với những công việc đan lát thêu thùa, ở nhà đồng áng nội trợ với những công việc tại gia, thu nhập thấp; có đa số là người chồng kiếm thu nhập chính cho gia đình nhưng cũng có nhiều hộ tiến bộ về suy nghĩ, vợ và chồng cùng giúp đỡ nhau trong công việc, nhưng hầu hết chồng vẫn làm những công việc nặng hơn và cả những công việc yêu cầu hiểu biết, đại diện gia đình và có kiến thức hơn như đi giao tiếp với chính quyền, đi mua sắm tài sản lớn, quyết định vay vốn hay xây dựng nhà cửa.

d. Bản thân người phụ nữ và gia đình

Một nguyên nhân quan trọng nữa là trình độ dân trí thấp nên nhận thức của phụ nữ về vai trò của họ chưa được đúng, mặt bằng chung đời sông đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp như tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình. Một số giá trị văn hóa đạo đức bị mai một, đang là cản trở đối với sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ. Đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số với tâm lý tự cho mình là người nội trợ trong gia đình, trao hết mọi quyền quyết định trong gia đình cho đàn ông và chính họ e dè những người phụ nữ hiện đại, hội nhập.

4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)