Yếu tố tự nhiên
Theo quy luật những vùng, miền có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cao thì sẽ kéo theo sự phát triển về trình độ dân trí, về nhận thức trong đó có nhận thức về bình đẳng giới. Và điều này sẽ tác động tích cực đến mức độ tham
gia của người phụ nữ vào các công việc ngoài xã hội, giúp giảm khoảng cách giới. Thuận Châu là một huyện miền núi, đồi núi chiếm 90% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Do đó vấn đề nhận thức của người dân về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế. Do địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi nên người dân tiếp cận với thông tin còn khó khăn.
Những ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến hoạt động sản xuất tạo thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Thuận Châu được thể hiện trong bảng 4.10.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến phát triển kinh tế nông hộ Chỉ tiêu Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Không ảnh hưởng
SL(người) CC(%) SL(người) CC(%) SL(người) CC(%)
Địa hình 91 60,67 85 56,67 10 6,67
Thời tiết 11 7,33 7 4,67 5 3,33
Đất đai 9 6,00 11 7,33 3 2,00
Nước 75 50,00 86 57,33 9 6,00
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)
Trong các yếu tố ảnh hưởng thì địa hình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, điều tra cho thấy có 91 người (chiếm 60,67%) cho rằng rất ảnh hưởng, có 85 người (chiếm 56,67%) cho rằng bị ảnh hưởng, nguyên nhân là do địa hình chủ yếu là đồi núi cao, hiểm trở trong khi hệ thống giao thông đi lại chủ yếu là đường đất chưa được cứng hóa nên rất khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa của người dân. Địa hình đất dốc là chủ yếu nên ruộng nương của người dân bị ảnh hưởng năng nề vào mùa mưa gió do lũ lụt, trong khi mùa đông lại rất lạnh và nhiều sương mù không thể tổ chức sản xuất được. Về nước và đất đai, có 75 người (chiếm 50%) cho rằng rất bị ảnh hưởng và 86 người (chiếm 57,33%) cho rằng mình bị ảnh hưởng bởi yếu tố nước, có 9 người (chiếm 6%) rất bị ảnh hưởng và 11 người (chiếm 7,33%) cho rằng mình bị ảnh hưởng bởi yếu tố đất đai. Nguyên nhân là do đây là xã vùng cao với 90% địa hình là đồi núi dốc và cao, đất đai dễ bạc màu nên đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất và giao thông đi lại của người dân.
Yếu tố kinh tế
Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở những vùng có điều kiện về địa hình khó khăn và khí hậu khắc nghiệt. Do đó cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm...còn nhiều thiếu thốn,
dẫn đến khả năng nhận thức không cao và điều kiện để phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đông con, không đủ ăn, điều kiện chăm sóc sức khỏe kém, bệnh tật, không thoát được cái nghèo. Khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, ăn chưa no thì chưa thể nghĩ đến những nhu cầu khác, như quyền bình đẳng hay việc tham gia vào công tác xã hội... Đây chính là điều làm hạn chế việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Yếu tố văn hóa xã hội
Định kiến về giới. Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị đánh giá "Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời". Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự đúng đắn của nhận định này. Ví dụ, có quan niệm lãnh đạo là công việc không thích hợp với phụ nữ, vẫn còn tư tưởng coi thường khả năng của phụ nữ, nhất là coi thường khả năng lãnh đạo và quản lý của chị em, ít chú trọng sử dụng, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng phụ nữ một cách chủ động và có kế hoạch. Bên cạnh đó, có tư tưởng không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ, chỉ phục tùng nam, không phục tùng nữ, trong cán bộ, nhất là trong nam giới, những biểu hiện "níu áo nhau" khi phụ nữ được đề bạt, nhất là trong một số cán bộ nữ. Tư tưởng phong kiến, gia trưởng, coi thường phụ nữ trong một số đảng viên, trong một bộ phận xã hội và gia đình còn khá phổ biến.
Bên cạnh đó, các vai trò giới cũng là một trở ngại đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội, là cán bộ quản lý, lãnh đạo thì được sự ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, thêm nữa nam giới ít hoặc không phải lo công việc nội trợ. Đối với nữ giới thì ngược lại, khi tham gia công tác xã hội với vai trò cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì họ vẫn phải làm tốt các vai trò "người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người", nếu không được sự ủng hộ của chồng, con thì trở ngại càng tăng thêm đối với phụ nữ.
Sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể
Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế.
Cấp ủy, chính quyền còn thiếu quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác vận động phụ nữ, chưa chủ động nghiên cứu, dự báo và giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội phát sinh liên quan
tới phụ nữ. Chủ trương công tác cán bộ nữ chưa được quán triệt, thực hiện đầy đủ trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đề bạt cán bộ, còn có biểu hiện "khoán trắng" công tác phụ nữ cho Hội Phụ nữ. Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phụ nữ, cán bộ nữ chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ.
Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ chưa giải quyết tốt một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là những vấn đề xã hội bức xúc liên quan tới phụ nữ; việc tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ trong từng thời kỳ còn rất hạn chế.
Hệ thống pháp luật và chính sách
Việc thực hiện các chính sách đối với phụ nữ được coi là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Tuy nhiên cho đến nay việc thực hiện các chính sách đó vẫn còn thiếu các quy chế, chế độ. Bên cạnh đó cũng còn nhiều ý kiến cho rằng chính sách đối với phụ nữ là công tác phong trào. Khi thực hiện các chính sách người phụ nữ vẫn chưa thực sự được hưởng những quyền lợi ngang với nam giới. Những tác động của các chính sách đó xét về mặt kinh tế, xã hội đối với các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là người phụ nữ ra sao?
-Chính sách đất đai: Ở nông thôn thì đất đai là một nguồn lực rất quan trọng. Về nguyên tắc, Nhà nước quy định đứng tên sử dụng ruộng đất là cả hai vợ chồng nhưng trong thực tế chủ hộ chủ yếu là nam giới, việc sử dụng ruộng đất như thế nào, cho thuê, nhượng quyền sử dụng cho người khác... thì người chồng lại nắm quyền quyết định với lý lẽ phụ nữ ít có sự hiểu biết về vấn đề này. Mặc dù lao động vất vả trên ruộng đất của gia đình nhưng họ vẫn không có quyền gì cả. Khi xảy ra ly hôn thì không được chia ruộng cũng như không có các tài sản lớn như: nhà, xe đạp, xe máy.
-Chính sách tín dụng: Hiện nay vốn là một vần đề rất quan trọng, hầu hết các hộ đều muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng đều thiếu vốn. Nhưng khi đi vay vốn họ gặp phải rất nhiều trở ngại bởi vì thủ tục vay vốn còn rườm rà và lãi suất vẫn còn cao. Hơn nữa muốn vay vốn thì phải có tài sản để thế chấp mà phụ nữ lại không có tài sản lớn vì họ không đứng tên người chứng nhận quyền sử dụng đất mà việc này thường do chủ nhà tức người chồng quyết định trong khi đi vay vốn lại là người vợ. Ở nông thôn hiện nay chỉ có hội nông dân và hội phụ nữ là 2 tổ chức mà người phụ nữ có thể tin cậy nhất, họ được vay với lãi suất thấp tuy nhiên vốn vay lại không được nhiều. Muốn vay nhiều phải chấp nhận lãi suất
cao và ở tổ chức tín dụng, ngân hàng và các tổ chức tư nhân khác. Mặt khác quỹ phục vụ giúp đỡ người nghèo nhiều khi được sử dụng không đúng mục đích. Những hộ nghèo họ không có tài sản thế chấp nên họ không vay được vốn và một phần quỹ này thường bị thất thoát do nhiều mục đích khác nhau. Chính vì vậy mà quỹ này khi đến tay người dân thì lại bị hao hụt tương đối cao.
-Chính sách bảo hiểm: Thực tế cho thấy rằng người phụ nữ nông thôn phải làm việc vất vả hơn nam giới nhưng mức thu nhập lại không ổn định và họ cũng không được hưởng chế độ hưu trí khi về già, cũng như bảo hiểm y tế thương tật, chế độ thai sản, nghỉ phép và các khoản đền bù khác. Vì vậy mà chính sách này gần như không có ý nghĩa với phụ nữ ở nông thôn.
-Chính sách dân số: Để thực hiện chính sách này các cấp chính quyền cũng như đoàn thể thường tập trung vào vận động chị em phụ nữ sinh đẻ có kế hoạch. Nhưng trên thực tế việc sinh bao nhiêu con và vào thời gian nào không phải do phụ nữ quyết định mà phần lớn là do chồng. Có nhiều trường hợp gia đình nhà chồng vì muốn có con nối dõi phải sinh được con trai.
Mặt khác vấn đề giới tính và sức khoẻ sinh sản được coi là rất nhạy cảm tế nhị, phụ nữ thường rất xấu hổ khi đề cập đến vấn đề này. Chính vì thế việc nâng cao nhận thức cho phụ nữ là rất khó.
-Hệ thống luật chính sách của nhà nước cũng chưa có điều luật cụ thể rõ
ràng quy định về thời gian làm việc của lao động nông nghiệp. Trên thực tế thường lao động phụ nữ không thể cạnh tranh với nam giới, giá ngày công của phụ nữ rẻ mạt nên trong thuê mướn thường có tình trạng bóc lột và lợi dụng lao động nữ đặc biệt là thuê mướn theo vụ việc, không có hợp đồng mà chỉ hợp đồng trên miệng. Họ phải lao động quá sức và quá thời gian, đó là một thiệt thòi rất lớn hạn chế vai trò của họ đối với gia đình và xã hội. Mặt khác sự thiếu chặt chẽ trong hệ thống luật đã và đang làm gia tăng tình trạng: “Bạo lực gia đình” ở nông thôn. Người phụ nữ đã khổ lại càng khổ hơn.
-Trong mấy năm qua hội phụ nữ của xã hoạt động cũng đạt những kết quả
đáng kể tuy nhiên năng lực còn yếu và nội dung sinh hoạt hội còn nghèo nàn nên chất lượng hội viên tham gia còn chưa cao. Sự tiếp nhận các thông tin kiến thức của phụ nữ còn hạn chế. Đồng thời sự hạn chế các chính sách và hệ thống luật của nhà nước là nguyên nhân rất lớn gây cản trở khó khăn cho phụ nữ trong quá trình tham gia phát triển kinh tế xã hội.