Vai trò phụ nữ các dân tộcthiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 27)

số huyện của Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm thu hút phụ nữ các dân tộc thiểu số tham gia hội tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình. Hiện nay, trên địa bàn huyện, người dân tộc thiểu số chiếm 16,2% số dân, hội viên phụ nữ là người dân

tộc Mường có hơn 3.500 người, trong đó hội viên nòng cốt là người dân tộc thiểu số có 492 người. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc của các dân tộc, thu hút phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia tổ chức Hội đã được chú trọng, đổi mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đa dạng, thống nhất, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc (Ban dân tộc tỉnh Ninh Bình, 2018).

Về đời sống của chị em phụ nữ dân tộc thiểu số thôn Bãi Cả, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan có tới 90% số dân là người dân tộc Mường, toàn chi hội có 75 trong số 81 phụ nữ tham gia sinh hoạt, trong đó có 70 hội viên là người dân tộc Mường. Việc tập hợp, thu hút phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia sinh hoạt hội còn khó khăn do một số chị em đi làm ăn xa, thường xuyên vắng nhà, một số người khác lại không được gia đình ủng hộ. Thấy được những khó khăn của phụ nữ dân tộc thiểu số, năm 2016, Chi hội phụ nữ thôn Bãi Cả phối hợp Chi hội người cao tuổi của thôn thành lập Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, nhằm thực hiện tốt mô hình "Chi hội thu hút 100% phụ nữ dân tộc Mường tham gia sinh hoạt hội (Ban dân tộc tỉnh Ninh Bình, 2018).

Trước những khó khăn đặt ra, cán bộ hội và cính quyền địa phương đã đến từng nhà để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em, từ đó tìm ra những phương thức nhằm đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp văn hóa của địa phương, nhất là những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Vì vậy, Hội phụ nữ huyện đã xây dựng kế hoạch sinh hoạt theo từng chủ đề bản sắc văn hóa Mường như: hát giao duyên, hát đối, nhảy sạp, múa quạt hay các trò chơi đánh mảng, đánh cắt, đánh chò, ném còn… thu hút nhiều hội viên, phụ nữ, người già, trẻ em và chồng, con cùng tham gia (Ban dân tộc tỉnh Ninh Bình, 2018).

Thông qua các buổi sinh hoạt, các hội viên được tham gia góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, giao lưu văn hóa văn nghệ. Ðồng thời những hoạt động thăm hỏi ốm đau, gây quỹ giúp đỡ những hội viên khó khăn được vay vốn để phát triển kinh tế, cho vay không lấy lãi; phối hợp trung tâm học tập cộng đồng thường xuyên mở những lớp tập huấn về kỹ thuật trồng mía, kỹ thuật nuôi hươu sao, kỹ thuật chăm sóc bò… cũng là một trong những điểm nhấn để thu hút phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia (Ban dân tộc tỉnh Ninh Bình, 2018).

Với phương châm "Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có tổ chức hội", Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nho Quan không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là ở cơ sở để thực hiện tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho chị em. Hội Phụ nữ các cấp đã thông qua phong trào "Phụ nữ tích

cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"; các hoạt động kết nghĩa giữa chi hội phụ nữ người Kinh với chi hội phụ nữ dân tộc thiểu số, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa… đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của hội viên, chị em phụ nữ (Ban dân tộc tỉnh Ninh Bình, 2018).

2.2.1.2. Kinh nghiệm nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Từ khi Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” được triển khai, phụ nữ có thêm nhiều cơ hội và điều kiện để tham gia, đóng góp cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng. Thực tế trong 10 năm qua, các tầng lớp phụ nữ trong toàn huyện Tân Uyên luôn đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và công tác, đạt nhiều thành tích trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... góp phần quan trọng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tân Uyên được đánh giá cao về công tác bình đẳng giới. Câu chuyện bình đẳng giới không còn là điều xa vời với đa số chị em, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Nhiều người cho rằng: phụ nữ có khả năng làm tất cả những việc đàn ông có thể làm (Lê Thị Thúy, 2014).

UBND huyện Tân Uyên cũng đã ban hành Kế hoạch số 738/KH-UBND ngày 26/12/2011 thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới huyện Tân Uyên giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 314/KH-UBND ngày 4/5/2016 về kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới huyện Tân Uyên giai đoạn 2016 – 2020 (Lê Thị Thúy, 2014).

UBND huyện ban hành Quyết định thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện (gồm 17 đồng chí); 10/10 xã, thị trấn thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đây là bộ phận chính để xây dựng kế hoạch hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Hằng năm, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) từ huyện đến cơ sở tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền triển khai, thực hiện công tác phụ nữ; kiểm tra, giám sát đánh giá các chương trình, kế hoạch, đề án... về phong trào thi đua và công tác phụ nữ trên địa bàn huyện (Lê Thị Thúy, 2014).

Từ khi chương trình bình đẳng giới được triển khai, hội LHPN huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức được 250 buổi tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Bộ

luật Lao động... cho hơn 12.000 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, Hội thi “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi”, “Tìm hiểu 4 phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam”, “Nuôi dạy con tốt”; “Cơm ngon, con khỏe”, tọa đàm "Ngày gia đình hạnh phúc”… nhân kỷ niệm ngày lễ của đất nước, Ngày Phụ nữ Việt Nam, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền về công tác phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới trong cán bộ, hội viên, phụ nữ, các tầng lớp Nhân dân; khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vượt khó vươn lên, tạo được sự chuyển biến rõ nét và hiệu quả công tác phụ nữ trên các lĩnh vực và nâng cao giá trị 4 phẩm chất của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước: “tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang” (Lê Thị Thúy, 2014).

So với nhiều năm trước, cán bộ phụ nữ phải đi từng nhà vận động chị em tham gia sinh hoạt Hội hoặc các câu lạc bộ: “Không sinh con thứ 3”; “Gia đình hạnh phúc”, “Phòng chống bạo lực gia đình”, “5 không, 3 sạch”... gặp khó khăn, cản trở về mặt tâm lý, ý thức. Đa phần phụ nữ vùng cao đều tự ti cho rằng mình học ít, không ra ngoài xã hội và gánh vác trách nhiệm lớn như đàn ông; một số lại khá e dè, nhút nhát khi tham gia các hoạt động xã hội; cũng có vài chị em muốn “bước ra thế giới” nhưng sợ bị bà con lối xóm chê cười vì quá bạo dạn, “đàn ông”, việc thuyết phục chị em đến sinh hoạt, tham gia các tổ chức xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không kể ngày, đêm, trưa, chiều, thậm chí tranh thủ giờ ăn cơm của bà con, cán bộ phụ nữ và các đoàn thể, địa phương đến trò chuyện, giải thích và khuyến khích động viên chị em trong bản cùng góp sức xây dựng quê hương. “Mưa dầm thấm lâu”, nhiều chị em không còn ngần ngại việc gia nhập các tổ chức xã hội, cùng nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm gia đình và phát triển kinh tế. Giờ đây, đi đến bản nào của huyện, các câu lạc bộ do chị em xây dựng cũng có rất đông hội viên. Điều này là bước cơ bản để cân bằng sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong quản lý, gánh vác trách nhiệm của xã hội và gia đình (Lê Thị Thúy, 2014).

Theo số liệu thống kê của Hội LHPN huyện, tỷ lệ phụ nữ tham gia làm cán bộ và các hoạt động xã hội ngày càng cao. Điển hình như: ngành giáo dục, tỷ lệ phụ nữ chiếm 68%; ngành y tế, tỷ lệ phụ nữ chiếm trên 42%; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; phụ nữ tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; từ 70 - 90%

phụ nữ tham gia Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Quốc phòng toàn dân”... Toàn huyện có 284 địa chỉ tin cậy/142 bản, tổ dân phố, các địa chỉ tin cậy đều có phụ nữ là thành viên (Lê Thị Thúy, 2014).

Nhiều chị em tích cực thi đua lao động, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa ngành nghề, tạo việc làm, thu nhập cho gia đình. Nổi bật trong huyện có nhiều chị em đã và đang phát triển kinh tế hộ gia đình cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm như: bà Nguyễn Thị Bắc (thị trấn Tân Uyên), chị Lù Thị Sơn (xã Thân Thuộc), Nguyễn Thị Dần (xã Pắc Ta)... (Lê Thị Thúy, 2014).

Bình đẳng giới cũng chính là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Cùng với tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao bổ ích, huyện Tân Uyên còn thành lập được 34 mô hình, câu lạc bộ: "Nuôi dạy con tốt", "Không sinh con thứ 3 trở lên"... Thông qua những việc làm, hành động này, phụ nữ trên địa bàn huyện từng bước phát huy tốt vai trò người vợ, người mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con, xây dựng gia đình hạnh phúc, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống (Lê Thị Thúy, 2014).

2.2.1.3. Kinh ngiệm đồng hành cùng phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Xác định công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, khâu đột phá trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN huyện nhiệm kỳ 2011- 2016. Trong những năm qua, Hội LHPN huyện Minh Hóa và các cơ sở Hội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình, 2018).

Các cấp Hội đã tập trung vận động phụ nữ các dân tộc thiểu số trên địa bàn đổi mới tư duy về phát triển kinh tế, chủ động tiếp cận các kiến thức về khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất phù hợp với đặc thù, lợi thế của từng địa bàn. Vận động phụ nữ hỗ trợ, giúp nhau về giống, vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình; đồng thời huy động nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội tín chấp cho 229 hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số vay gần 1,5 tỷ đồng đồng để phát triển sản xuất, chăn nuôi, từng bước cải thiện và nâng cao chất

lượng cuộc sống. Ngoài các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các cấp Hội còn huy động vốn nhàn rỗi trong nội bộ chị em phụ nữ thông qua các tổ hùn vốn, nhóm tiết kiệm, vừa giúp cho chị em hoạch toán chi tiêu trong gia đình một cách hợp lý, vừa có điều kiện hỗ trợ cho phụ nữ nghèo nguồn vốn để làm ăn... Song song với việc hỗ trợ vốn, Hội phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 3 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi lợn nái, trồng rau dinh dưỡng, mô hình làm lúa nước. Vận động chị em tiếp tục tham gia trồng rừng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần phủ xanh “đất trống, đồi trọc”. Điểm nhấn trong công tác vận động phụ nữ phát triển kinh tế nhiệm kỳ qua đó là ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các mô hình kinh tế gia đình do Hội xây dựng, như mô hình“Phát triển chăn nuôi” (Thuận Hóa, Hóa Sơn), “Phụ nữ dân tộc với vườn rau hộ gia đình” tại bản Mò o xã Thượng Hóa, mô hình “Trồng cây đót” tại bản Lé xã Trọng Hóa. Đặc biệt là mô hình “tiết kiệm vốn vay thôn bản” do Hội LHPN phối hợp với dự án Plan và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển thực hiện ở bốn xã biên giới, đến nay đã thành lập được 20 nhóm với 449 thành viên huy động được hơn 85 triệu đồng cho các thành viên vay theo hình thức quay vòng để mua con giống, phát triển chăn nuôi, qua đó, giúp chị em có điều kiện tham gia sản xuất chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình, 2018).

Với việc đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo của các cấp Hội; các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số của Trung ương, của tỉnh, nhiều hội viên, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số huyện Minh Hóa đã xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định cuộc sống. Nhiều chị đã biết vươn lên làm giàu với thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/năm, tiêu biểu như: chị Hồ Thị Thanh, Hồ Thị Đăm ở xã Trọng Hóa với mô hình chăn nuôi lợn, chị Bàn Thị Huấn ở xã Hóa Sơn với mô hình chăn nuôi trâu, bò, ao cá... (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình, 2018).

Không chỉ đổi mới hoạt động vận động phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN huyện còn chú trọng hướng các hoạt động về cơ sở, gắn việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với việc tuyên truyền, vận động phụ nữ các dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, phong trào bảo vệ đường biên, cột mốc; tích cực tham gia phát hiện, phòng, chống các loại tội phạm qua biên giới; phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em.

Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” trong phụ nữ dân tộc thiểu số với nhiều hình thức phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào; vận động chị em mạnh dạn xóa bỏ các hủ tục lạc hậu như “Khi sinh mẹ chết chôn con theo”, tục “thách cưới”... (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình, 2018).

Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững, nhưng từ những nỗ lực và kết quả đạt được trong thời gian qua của các cấp Hội đã có những tác động tích cực đối với phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Minh Hóa trong việc chuyển đổi tư duy, nhận thức về phát triển kinh tế. Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở Hội trong toàn huyện tăng tường công tác phối, kết hợp với các ngành liên quan, tranh thủ sự quan tâm của Hội cấp trên và cấp ủy Đảng cùng cấp để vận động phụ nữ dân tộcthiểu số phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình, 2018).

2.2.1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số tại tỉnh Phú Yên.

Tại báo cáo Tổng kết phong trào phát triển văn hóa – xã hội của Hội phụ nữ tỉnh Phú Yên (2018) cho biết:

Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Hội Phụ nữ cùng với các cấp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 27)