Tiềm năng tạo đột biến trên các tế bào đơn bội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống CRISPR CAS9 tạo đột biến trên phấn hoa cà chua (Trang 25 - 27)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Tiềm năng tạo đột biến trên các tế bào đơn bội

Trong cơ thể thực vật chỉ có thể giao tử (hạt phấn và noãn) là các tế bào đơn bội, chúng có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh trong điều kiện nuôi cấy thích hợp. Ở thể đơn bội, kiểu hình của cây phản ánh trung thực kiểu gen vì vậy thể đơn bội là nguyên liệu lý tưởng trong công tác chọn giống cây trồng. Trong chọn giống thực vật, để tạo ra dòng thuần chủng bắt buộc phải tiến hành qua nhiều thế hệ, điều này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. So sánh với phương thức chuyển gen thông thường, chuyển gen thông qua các tế bào đơn bội không yêu cầu việc tái sinh qua nhiều thế hệ, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí một cách đáng kể (Brew-Appiah et al., 2013)

Tính đồng hợp tử có được sau một đời nuôi cấy từ các tế bào đơn bội. Trong khi đó chọn dòng thuần thông thường mất từ 5 đến 6 đời tự thụ phấn, hơn nữa, khả năng tồn dư dị hợp tử cao. Cấy truyền liên tục các dòng callus có thể tạo ra các cây chimeric – cây mang các mô chứa hai hay nhiều quần thể tế bào khác biệt về mặt di truyền.

Tiềm năng ứng dụng của các tế bào đơn bội là rất lớn, bao gồm nghiên cứu di truyền về mối tương tác của các gen, tạo dòng đồng hợp tử tuyệt đối phục vụ

cho công tác chọn giống cây trồng hay là tạo đột biến ở mức độ đơn bội. Kết hợp với công cụ chỉnh sửa gen tạo các cây mang tính trạng tối ưu nhưng không phải là cây chuyển gen. Đồng thời nâng cao tỷ lệ đột biến ở một số loại cây trồng khác nhau như Arabidopsis thaliana, cây thuốc lá, rau diếp và cây lúa (Pankaj Bhowmik 1, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống CRISPR CAS9 tạo đột biến trên phấn hoa cà chua (Trang 25 - 27)