Trữ lượng nước ngầm (nước nhạt) có thể khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phần mềm visual modflow xây dựng mô hình và đánh giá tiềm năng trữ lượng nước ngầm tỉnh an giang (Trang 89 - 92)

Đơn vị: Triệu m3 STT Huyện/ Thị xã/ Thành phố Trữ lượng có thể khai thác Tổng Pleistocen thượng (qp3) Pleistocen trung- thượng (qp2-3) Pleistocen hạ (qp1) Pliocen trung (n22) Tổng 555,01 194,15 105,59 95,77 159,50 1 Long Xuyên 99,15 31,09 24,57 18,57 24,92 2 Chợ Mới 299,84 86,59 73,11 58,16 81,98 3 Tân Châu 8,66 8,66 - - - 4 Phú Tân 20,38 20,38 - - - 5 Châu Phú 21,44 21,44 - - - 6 Châu Thành 23,64 - - - 23,64 7 Thoại Sơn 28,96 - - - 28,96 8 An Phú 5,55 5,55 - - - 9 Châu Đốc 5,16 5,16 - - - 10 Tịnh Biên 14,38 4,35 2,78 7,25 - 11 Tri Tôn 27,85 10,93 5,13 11,79 -

4.5. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC TỈNH AN GIANG

Nghiên cứu thực hiên tính toán cân bằng nước trên địa bàn tỉnh An Giang để xây dựng các kịch bản khai thác nước ngầm cho mô hình, từ đó giúp ta đánh giá, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngầm nhằm mang lại lợi ích lâu dài và bền vững.

4.5.1. Phân vùng tính cân bằng nước

Phân vùng khai thác nước ngầm là phân chia lãnh thổ tỉnh An Giang thành các khu vực có mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngầm khác nhau, đáp ứng tối đa công tác tổ chức, quản lý khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước ngầm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân và đảm bảo sự phát triển ổn định.

Trong báo cáo này sử dụng các nguyên tắc phân vùng qui hoạch khai thác nước ngầm của các tác giả Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Kim Ngọc - Bộ môn Địa chất thủy văn- Trường Đại học Mỏ Địa chất, có sửa đổi cho phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn của tỉnh An Giang.

Nguyên tắc và mục tiêu cơ bản của phân vùng khai thác nước ngầm: - Đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên nước ngầm

- Đảm bảo tính định hướng các hình thức, phương thức và công nghệ khai thác.

- Phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng phát triển xã hội của tỉnh. - Đảm bảo tính thuận lợi, khoa học và hiện đại trong công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên nước ngầm.

Cách thức phân vùng quy hoạch khai thác nước ngầm

Để phân vùng quy hoạch khai thác nước ngầm trên cơ sở 4 yếu tố cơ bản nêu trên, cần tiến hành đánh giá cho điểm từng yếu tố với trọng số khác nhau phụ thuộc vào mức độ quan trọng của từng yếu tố, sau đó tổng hợp các điểm để phân chia thành các vùng khác nhau. Cụ thể là:

- Tiềm năng nước ngầm (trữ lượng và chất lượng); - Đặc điểm địa hình và khả năng thi công;

- Mức độ dân số và phương thức phân bố dân cư;

- Mức độ phát triển kinh tế- xã hội, khả năng đầu tư, tiếp cận công nghệ mới.

Trên cơ sở những tiêu chí nêu trên nghiên cứu phân tỉnh An Giang thành 3 vùng sau:

Vùng thuận lợi (1): Bao gồm thành phố Long Xuyên và huyện Chợ Mới. Đây là vùng có tiềm năng khai thác nước dưới đất khá lớn. Điều kiện địa hình, giao thông và khả năng thi công thuận tiện. Đây là vùng đất có thể quy hoạch các khu công nghiệp và dân cư tập trung.

Vùng trung bình (2): Chiếm phần lớn diện tích của Tỉnh, phân bố trên diện rộng từ huyện Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Đây là vùng có tiềm năng khai thác nước ngầm trung bình. Các tầng nước ngầm lỗ hổng có bề dày tăng dần theo hướng từ bắc xuống nam và từ tây bắc sang đông nam. Mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo. Điều kiện địa hình, giao thông và khả năng thi công thuận tiện.

Vùng khó khăn (3): Phần phía tây của tỉnh An Giang, bao gồm huyện An Phú, mở rộng và kéo dài qua Núi Sam và bao gồm cả huyện Tịnh Biên, Tri Tôn đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang. Trong vùng, khu vực đồng bằng ven núi gồm 3 tầng nước ngầm lỗ hổng có thể khai thác là Pleistocen thượng, Pleistocen trung- thượng và Pleistocen hạ, nhưng bề dày chứa nước của các tầng mỏng, diện phân bố quanh chân núi và diện nhạt của các tầng nước ngầm vừa nêu chỉ tập trong ở vùng Tịnh Biên, Tri Tôn. Chất lượng nước tốt. Điều kiện địa hình, giao thông và khả năng thi công kém thuận tiện. Dân số có mật độ thưa.

4.5.2. Căn cứ tính toán nhu cầu sử dụng nước

Trong luận văn này, lượng nước khai thác, sử dụng cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất công nghiệp được tính theo các tiêu chuẩn sau:

- Lượng nước sử dụng cho công nghiệp là 200m3/1000 USD đầu tư và đối với các khu công nghiệp là 50-100 m3/ha xây dựng; nước cho các công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp lấy bằng 10% nước sinh hoạt theo các năm (TCXDVN 33:2006);

- Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp: từ mức tưới của các loại cây trồng, cơ cấu sử dụng đất, mùa vụ theo 14TCN 61-92;

- Lượng nước sinh hoạt được tính gần đúng: cấp nước đô thị 120 l/người/ngày (theo Định hướng phát triển cấp nước Đô thị quốc gia đến năm 2010) và cấp nước nông thôn 80 l/người/ngày (theo Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh Môi trường nông thôn, 2000), cũng theo định hướng này, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt đô thị tính cho giai đoạn 2015 và 2020 lần lượt là: đô thị 150, 180 l/người/ngày và cho nông thôn lần lượt là 90, 100 l/người/ngày;

- Lượng nước cho nuôi trồng thủy sản được tính từ 10 đến 15 nghìn m3/ha/năm (cho ao hồ nhỏ và vùng ruộng trũng dành cho nuôi thủy sản);

- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;

- Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4454:1987 quy định nước dùng trong chăn nuôi tập trung;

- Tiêu chuẩnViệt Nam TCVN 8641-2011 về Công trình thủy lợi - kỹ thuật tưới tiêu cho cây lương thực và thực phẩm.

4.5.3. Tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các ngành trong các kỳ quy hoạch quy hoạch

Căn cứ vào Quy hoạch chi tiết phát triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa (lúa, rau màu, thủy sản) tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch các ngành trên địa bàn tỉnh An Giang và các tiêu chuẩn dùng nước cho các ngành, tiến hành tính toán nhu cầu dùng nước cho các ngành theo các kỳ quy hoạch (2020 và 2025) được thể hiện trong bảng 4.9 và 4.10.

Các bảng số liệu thể hiện nhu cầu sử dụng nước cho các ngành được tính toán và trình bày trong phần phụ lục của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phần mềm visual modflow xây dựng mô hình và đánh giá tiềm năng trữ lượng nước ngầm tỉnh an giang (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)