Theo Nguyễn Thu Hiền (2009):
a. Biên sông (River)
Biên loại này cho phép mô tả dòng chảy giữa tầng nước ngầm và nguồn mặt, thường là sông hay hồ. Nó cho phép dòng chảy vào dòng mặt hoặc nước có thể chảy từ dòng mặt vào trong tầng nước ngầm nhưng nguồn thấm này không phụ thuộc lưu lượng của dòng mặt.
Trong đó:
- CRIV là giá trị sức cản thấm
- K là hệ số thấm theo chiều thẳng đứng của lớp trầm tích đáy sông - L là chiều dài sông trong ô
- W là chiều rộng lòng sông trong ô
- M là chiều dày của lớp trầm tích đáy sông
Lưu lượng dòng thấm giữa sông và lớp chứa được tính theo công thức:
Trong đó:
- HRIV là mực nước trong sông
- h là mực nước của lớp ngay dưới đáy lòng sông - RBOT là cốt cao mực nước đáy sông
Hình 2.6. Minh họa biên sông trong mô hình MODFLOW
Nguồn: Emily S.Siegel (2014)
b. Biên kênh tiêu thoát nước (Drain)
Cơ chế hoạt động của loại biên này không khác mấy so với biên sông, ngoại trừ không có nguồn thấm từ kênh vào lớp chứa. Điều này cũng có nghĩa rằng dòng thoát ra khỏi kênh sẽ bằng không khi mực nước ở trong ô nhỏ hơn
hoặc bằng cốt cao đáy kênh:
Trong đó DBOT là cốt cao đáy kênh và hệ số sức cản thấm CD được tính tương tự như tính với sông.
c. Biên bốc hơi (Evapotranpiration)
Biên loại này đòi hỏi phải gán giá trị mô-đun bốc hơi lớn nhất RETM cho các ô xảy ra quá trình bốc hơi. Giá trị này đạt được khi mực nước trong ô bằng bề mặt địa hình (hs). Quá trình bốc hơi sẽ không xảy ra khi mực nước trong ô nằm dưới mực tính theo công thức:
d. Giếng hút nước hoặc ép nước (Well)
Để mô phỏng các giếng nước trên mô hình, lưu lượng của các lỗ khoan trong ô lưới được đặt là lưu lượng tổng cộng QWT. QWT chính bằng tổng lưu lượng của lỗ khoan đặt trong các lớp khác nhau.
e. Biên mực nước không đổi (Constant Head)
Các ô có mực nước không đổi là những ô mà tại đó mực nước được xác định như là đầu vào của mô hình, phải có ít nhất một ô có mực nước không đổi. Nó cung cấp mực nước tham khảo để tính toán các mực nước tại các ô khác trong mô hình.