Phương pháp đánh giá tiềm năng nước ngầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phần mềm visual modflow xây dựng mô hình và đánh giá tiềm năng trữ lượng nước ngầm tỉnh an giang (Trang 42)

Chạy mô hình đã được kiểm định cho nhiều kịch bản sử dụng nước khác nhau. Xác định kịch bản không ảnh hưởng đáng kể đến áp suất các tầng nước ngầm.

Nguyên lý bền vững: Tổng lượng khai thác nước ngầm phải tương đương với tổng lượng nước bổ sung cho các tầng nước ngầm, tuy vậy phương pháp sử dụng mô hình là xác định các kịch bản với tổng lượng khai thác là khác nhau cả về lượng và phân bố theo thời gian và không gian khác nhau, sau đó chạy mô hình để xác định được kịch bản nào không làm giảm sút áp lực nước ở các tầng chứa nước ngầm.

Phương pháp xây dựng kịch bản:

- Điều tra khảo sát tình hình khai thác nước ngầm

- Tính toán nhu cầu nước để tính nhu cầu nước trong tương lai theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4.1.1. Giới thiệu chung 4.1.1. Giới thiệu chung

An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên; có biên giới Việt Nam – Campuchia, nhiều dân tộc và tôn giáo.

An Giang có diện tích tự nhiên 3.537,40km2, dân số 2.155.800 người (số liệu thống kê đến 21/7/2014).

Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh An Giang

Nguồn: www.angiang.gov.vn

Như trong hình 4.1, về phía bắc- tây bắc tỉnh An Giang giáp với Campuchia trên chiều dài 104km (theo “Hiệp ước hoạch định biên giới VN-CPC ký ngày 27/12/1985), tây nam giáp tỉnh Kiên Giang trên chiều dài 69,78km, nam giáp TP. Cần Thơ trên chiều dài 44,73km, đông giáp tỉnh An Giang trên chiều dài 107,63km. Điểm cực bắc nằm trên vĩ độ 10°57 (xã Khánh An, huyện An Phú), cực nam nằm trên vĩ độ 10°12 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực tây nằm trên kinh độ 104°46 (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực đông nằm trên kinh độ 105°35 (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới).

Chiều dài nhất theo hướng bắc nam 86km và đông tây 87,2km. Giới hạn tọa độ địa lý như sau:

Từ 10o10’40” đến 10o58’00” Vĩ độ bắc. Từ 104o46’00” đến 105o35’00” Kinh độ đông.

4.1.2. Khí hậu

Theo Sở Tài nguyên tỉnh An Giang (2010), khí hậu vùng mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Các yếu tố khi tượng thủy văn của vùng nghiên cứu:

4.1.2.1. Lượng mưa

Mưa ở khu vực tỉnh An Giang nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam từ vịnh Beigan mang nhiều hơi nước thổi vào.

Do mặt đất bị đốt nóng mà tạo các dòng đối lưu, buổi chiều mỗi trận mưa thường chỉ đạt từ 15-20 mm diện hẹp. Tuy nhiên vẫn có nhiều trận mưa giông đạt trên 100m. Một nguyên nhân nữa là do dải hội tụ nhiệt đới di chuyển trên đồng bằng Nam Bộ và gây ra mưa lớn và dài ngày.

Lượng mưa trung bình nhiều năm ở An Giang vào khoảng 1200-1600 mm, nơi nhiều mưa nhất chủ yếu xảy ra ở vùng có địa hình là đồi núi. Hàng năm có khoảng 140-180 ngày mưa.

Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 80-85% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Công dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.

Bảng 4.1. Tổng lượng mưa tại An Giang qua một số năm

Năm 2001 2004 2006 2009 2012 2013

Lượng mưa (mm) 1314 1171,5 1242,6 1321,8 1373,9 1284,5

4.1.2.2. Lượng nước bốc hơi

Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân 110mm/ tháng (vào tháng 3 có tới 160mm). Trong mùa mưa, lượng bốc hơi thấp hơn, bình quân 85mm/tháng, nhỏ nhất khoảng 52mm/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, là thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao.

4.1.2.3. Độ ẩm

Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa khô. Mùa khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82% , giữa 78%, và cuối còn 72%. Mùa mưa ở đây thật sự là một mùa ẩm ướt. Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%.

4.1.2.4. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3° ; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1° . Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38° ; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18° (năm 1976 và 1998).

4.1.2.5. Gió - bão

Chế độ gió ở An Giang khá thuần nhất với 2 chế độ gió mùa rõ rệt. Từ tháng 5 đến tháng 10 là gió mùa Tây Nam mang hơi nước về tạo mưa, độ gió trung bình 1,5 đến 3,0m/s; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là gió mùa Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô, tốc độ gió trung bình 1,0 đến 2,5m/s.

Địa bàn An Giang ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng không lớn.

Tóm lại, với nền nhiệt cao khá đều trong năm, giàu nắng và ít bão, điều kiện khí hậu ở An Giang rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, có thể thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây trồng một cách rộng rãi theo không gian và thời gian.

4.1.3. Thổ nhưỡng và sử dụng đất

4.1.3.1. Thổ nhưỡng

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang (2013), trong khu vực nghiên cứu, tồn tại ba nhóm đất là đất phèn, đất phù sa và đất đồi núi.

a. Nhóm đất phèn

Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ pH rất thấp, chỉ khoảng 2-3. Đất phèn ở An Giang phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần của Châu Phú, với tổng diện tích khoảng 30.136 ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67%. Nhóm đất này được hình thành do quá trình biển tiến cách đây 6.000 năm để lại, đặc biệt trong môi trường vũng vịnh biển nông, trên đó rừng ngập mặn phát triển mạnh mẽ như đước, sú, mắm... Dựa trên nguồn gốc hình thành và mức độ nhiễm phèn trong đất, có thể chia đất phèn ở An Giang thành các loại tầng đất sinh phèn (phèn tiềm tàng), tầng đất than bùn chứa phèn, đất nhiều phèn và đất bị nhiễm phèn.

*) Nhóm đất phèn tiềm tàng:

Ở An Giang xuất hiện chủ yếu ở địa bàn các xã Vọng Thế, Vọng Đông (Thoại Sơn), Ô Long Vĩ, Thạch Mỹ Tây (Châu Phú), Tân Tuyến, Tà Đảnh (Tri Tôn), Tân Lợi (Tịnh Biên)... Tuy nhiên, tùy thuộc vào địa hình, bề dày tầng phủ bên trên và mức độ sinh phèn khác nhau, ở một xã như Vĩnh Phú, Thoại Giang, Tây Phú, Vọng Thê tầng sinh phèn xuất hiện ở độ sâu 80- 100cm cách mặt dất, càng đi về hướng tây nam bề dày tầng phủ càng giảm, tầng phèn xuất hiện gần mặt đất hơn. Hầu hết đất phèn tiềm tàng có thành phần chủ yếu là sét 40,83%, bột 45,13%, cát mịn 4,15%.

*) Đất phèn nhiều:

Đây là loại đất chưa phát triển có phèn hoạt động rất mạnh, bên dưới là tầng sinh phèn. Loại này phân bố ở các thung lũng hẹp phía tây và đông của vùng Thất Sơn (Bảy Núi). Chúng hình thành một vành đai gần như khép kín vùng đồi núi, bắt đầu từ kênh Vĩnh Tế qua An Nông, vòng qua thung lũng giữa Lạc Quới và núi Phú Cường đến kênh mới, chạy dọc theo kênh Tám Ngàn nối thông qua Tri Tôn. Thành phần hạt chủ yếu là sét chiếm 41,31%, bột 36,68%, cát 4,75%.

*) Đất phèn ít:

Bao gồm đất phù sa phát triển bị nhiễm phèn và đất nhiễm phèn nặng được thuần thục và rửa trôi. Loại này thường phân bố ở những nơi có địa hình tương đối cao, có sự bồi đắp khá nhiều của phù sa nên tầng phèn tiềm tang bên dưới được che phủ khá dày (80-100cm), khả năng bị nhiễm phèn nhẹ. Bên cạnh đó, những vùng trước đây bị nhiễm phèn nhưng do có địa hình cao, khả năng rửa trôi tốt nên dần dần đất trở nên ít nhiễm phèn. Thành phần hạt độ hàm lượng sét

trong loại đất này rất cao (60-63,9%), bột và cát ít, chứng tỏ đất có độ thoát, thấm nước kém và dẻo chặt, phân bố dọc dưới chân núi Cô Tô, vùng ranh giới của huyện Thoại Sơn và Châu Thành.

*) Đất than bùn chứa phèn:

Loại đất này được đặc trưng bởi lớp than bùn dày, xốp bên dưới thường phân bố dọc theo các thung lũng sông cổ và lung đìa. Trong đất than bùn độ khoáng hóa tương đối thấp và nghèo nàn nhưng bù lại hàm lượng đạm rất cao; được phân bố dọc theo thung lũng sông cổ ở Tri Tôn, ven theo các cánh rừng tràm Trà Sư, một số ở các xã Lương An Trà, Tà Đảnh.

b. Nhóm đất phù sa

Nhóm đất phù sa chiếm 44, 27% tổng diện tích đất toàn tỉnh với khoảng 248.298 ha, chủ yếu phân bố ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, An Phú, Tân Châu, Thoại Sơn, Chợ Mới và một phần của thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc. Nhóm đất này bao gồm các nhóm:

*) Đất cồn bãi:

Phân bố chủ yếu ven sông Tiền, sông Hậu và một phần nhỏ trên sông Vàm Nao, gồm doi sông, cồn sông. Đất do phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp, hàm lượng dinh dưỡng cao, không chứa ion gây độc cho cây trồng.

Hiện trên địa bàn tỉnh An Giang có 22 cồn sông. Những bãi bồi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, như cồn Béo, cồn Tiên ở xã Vĩnh Hòa, cồn Én ở xã Tấn Mỹ, cồn Khánh Bình của xã Khánh Hòa… Những cù lao được hình thành lâu đời, có diện tích lớn như cù lao Ông Hổ, cù lao Phó Bam cù lao Bắc.

*) Nhóm đất phù sa xám nâu được bồi, ít hữu cơ:

Nhóm đất phù sa này chiếm một diện tích lớn ở 4 huyện cù lao: Chợ Mới, Phú Tân, An Phú, Tân Châu và dải cánh đồng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Phú, Châu Thành. Đây là phần đất bị ngập nước hàng năm vào mùa lũ, địa hình khá bằng phẳng và trải rộng, vật liệu trầm tích chủ yếu là sét, bột , lẫn chất hữu cơ, bề dày phù sa từ 1- 2m. Hiện nhóm đất này chiếm diện tích khoảng 24.455 ha, chủ yếu dùng để trồng lúa hai vụ.

*) Nhóm đất phù sa xám nâu ít được bồi:

1,2m, đôi khi trũng cục bộ từ 0,8-1m, thường sâu ở nội đồng, cách xa sông Hậu, sông Tiền và rạch Long Xuyên.

Đất có độ phát triển cao từ tầng mặt đến độ sâu 60m, nhưng ngược lại ở tầng dưới, do đặc tính nước còn ngập nên đất còn ở trạng thái khử và chưa phát triển.

Nhóm đất này chiếm diện tích khoảng 44.525 ha, trong đó tập trung nhiều ở vùng ven các xã Ô Long Vĩ, Đào Hữu Cảnh, Thạch Mỹ Tây (Châu Phú), Tân Lập (Tịch Biên), Vĩnh An, Tân Phú (Châu Thành) ,Tây Phú, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Phú (Thoại Sơn), môt phần nhỏ của huyện Chợ Mới và thị xã Châu Đốc.

*) Nhóm đất phù sa có phèn:

Phân bố chủ yếu tập trung ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn với tổng diện tích 84.872 ha, chiếm 24,70% tổng diện tích đất trồng toàn tỉnh. Đất có nguồn gốc chủ yếu là bưng sau bê, địa hình thấp từ 0,8-1m và khá bằng phẳng.

*) Nhóm đất phù sa cổ:

Có tổng diện tích khoảng 94.446 ha, chiếm 27,68% tổng diện tích đất ở An Giang, chủ yếu phân bố ở những nơi có địa hình cao (ruộng trên) thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Chúng hình thành nên dãy đồng bằng quanh núi như khu vực quanh núi Dài, núi Cấm, cánh đồng ven kênh Vĩnh Tế giáp biên giới Campuchia.

c. Nhóm đất đồi núi

Là nhóm đất được hình thành từ quá trình phong hóa, xâm thực của các đồi núi đá. Sau đó bị các dòng lũ mang xuống tích tụ thành những vành đai thổ nhưỡng xung quanh núi dưới dạng: yếm phù sa, viên chùy, rảnh xói và đất phong hóa. Đất đồi núi chủ yếu phân bố tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn (vùng Ba Thê). Tổng diện tích đất đồi núi ở An Giang khoảng 29.320 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất của tỉnh.Đất đồi núi được phân thành các loại sau:

*) Đất sườn tích tại chỗ:

Chủ yếu là đất phong hóa của đá gốc rồi trầm tích tại chỗ dọc theo các sườn núi. Tùy theo địa hình dốc đứng hay dài mà có chiều dày sườn tích khác nhau, nhưng thường không quá 5m. Đất phong hóa ở núi Cấm, núi Phú Cường,

núi Tà Pạ, núi Đất có bề dày tương đối giàu dinh dưỡng và thành phần cơ giới lớn, có tỷ lệ giữa cát và sét tương đối thấp từ 1,25- 1,8. Ngược lại đất sườn tích của các núi có cấu tạo đá granitoit thường nghèo dinh dưỡng, tỷ lệ cát và sét từ 2,5- 2,8, thường cát chiếm từ 68- 70%. Loại này phân bố khá nhiều ở các núi Cô Tô, núi Dài, núi Trà Sư, núi Bà Đội, núi Két.

*) Đất yếm phù sa:

Đất yếm phù sa thường có tỷ lệ sét kaolinit. Loại đất này phân bố thành vành đai thấp chạy dài từ chân đồi Tức Dụp đến Ba Chúc, Lê Trì (Tri Tôn). Thành phần chủ yếu là sét, sét pha, với hàm lượng chất hữu cơ thường cao.

*) Đất thềm cao:

Là loại đất cát, phân bố quanh chân núi mà người dân gọi là “ruộng trên”, phân bố chủ yếu thành dãy ruộng dọc theo chân núi Dài, núi Cấm và vành đai xung quanh cụm núi Dài, núi Két, núi Trà Sư thuộc địa phận các xã Văn Giáo, Thới Sơn, An Cư, Xuân Tô (Tịnh Biên) và các xã Châu Lăng, Núi Tô (Tri Tôn).

*) Đất dọc theo các rãnh núi, khe núi:

Gồm cát, sạn sỏi bở rời từ trên núi do mưa lũ kéo xuống, tích lại theo các rãnh núi, khe núi mà thành. Thông thượng phân bố thành những thửa ruộng bậc thang, càng xuống chân núi càng rộng. Đất chủ yếu là cát, có lẫn một ít chất hữu cơ, phân bố ở các xã Lương Phi, Châu Lăn, Lê Trì (thung lũng giữa núi Cấm và núi Dài), các xã An Cư, Nhơn Hưng, Văn Giáo (Tịnh Biên).

4.1.3.2. Tình hình sử dụng đất

Tổng diện tích tỉnh An Giang là 353.666,85 ha. Trong đó hiện trạng sử dụng các loại đất tính đến 01/01/2014 như sau (Niên giám thống kê 2014):

- Đất sản xuất nông nghiệp: 297.348,95 ha, chiếm 81,4 % tổng diện tích cả tỉnh;

- Đất phi nông nghiệp: 54.564,37 ha, chiếm 15,4% tổng diện tích cả tỉnh; - Đất chưa sử dụng: 1.753,53 ha, chiếm 0,5% tổng diện tích cả tỉnh.

4.1.4. Thủy văn

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang (2013), Sông Mê Công chảy vào Việt Nam ở cửa ngõ Tân Châu và Châu Đốc thành hai nhánh sông: Sông Tiền và sông Hậu theo hướng tây bắc-đông nam, bao bọc các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới trên chiều dài khoảng 100km.

Lưu lượng nước trên sông Tiền và sông Hậu đo được ở Tân Châu và Châu Đốc chênh nhau rất lớn: 80% ở sông Tiền và 20% ở sông Hậu.

Trước khi chảy đến địa phận huyện Chợ Mới nước sông Tiền chảy qua Vàm Nao, nước dồn vào sông Hậu thêm 30%. Từ đó chảy về phía hạ lưu, lưu lượng nước chảy trên hai sông tương đương nhau.

Nước sông Mê Công trước khi chảy vào Việt Nam được điều tiết qua Biển Hồ (Campuchia) làm ảnh hưởng đến chế độ nước ở hạ lưu: Giảm lũ lụt vào cao điểm mùa mưa và tăng nước vào mùa khô. Lưu lượng trung bình năm của hệ thống sông này là 13.800m3/s. Lưu lượng mùa lũ lên đến 24.000m3/s và lưu lượng mùa kiệt xuống còn 5.020m3/s.

Sông Hậu: nằm về phía đông bắc thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc. Sông rộng 500-1000m, sâu 12-16m. Dòng chảy của sông theo hướng Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phần mềm visual modflow xây dựng mô hình và đánh giá tiềm năng trữ lượng nước ngầm tỉnh an giang (Trang 42)