Ứng dụng phần mềm Visual MODFLOW đánh giá trữ lượng nước ngầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phần mềm visual modflow xây dựng mô hình và đánh giá tiềm năng trữ lượng nước ngầm tỉnh an giang (Trang 35 - 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2.5.Ứng dụng phần mềm Visual MODFLOW đánh giá trữ lượng nước ngầm

2.2. Tổng quan ứng dụng phần mềm visual modflow trong đánh giá chất

2.2.5.Ứng dụng phần mềm Visual MODFLOW đánh giá trữ lượng nước ngầm

Thông thường lượng nước bổ cập này là do sự ngấm nước mưa hoặc từ nguồn tưới vào mô hình.

2.2.5. Ứng dụng phần mềm Visual MODFLOW đánh giá trữ lượng nước ngầm nước ngầm

Đã có nhiều dự án sử dụng phần mềm Visual MODFLOW để xây dựng mô hình nước ngầm theo ba chiều, qua đó đánh giá trữ lượng nước ngầm trong địa bàn nghiên cứu, phục vụ cho nhiều lĩnh vực như quy hoạch, khai thác, bảo vệ và đánh giá nguồn tài nguyên này, như:

- Dự án “Tác động của hoạt động khai thác nước ngầm đối với chuyển động của nước trong các tầng nước tại thung lũng Sacramento và xây dựng mô hình phân tích ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tầng nước ngầm” của Kyle Morgado, Đại học Bang California, Hoa Kỳ, năm 2013. Các dữ liệu về chuyển động của dòng chảy tại Thung lũng Sacramento đã được xây dựng từ Dự án Thung lũng Trung tâm và Dự án Nước của bang. Các dữ liệu thu thập ở giai đoạn sau này được cân nhắc kỹ lưỡng để bổ sung cho mô hình số Modflow, gồm các nguồn cung cấp cho nước ngầm tại thung lũng Sacramento. Dự án tập trung vào tác động của việc khai thác nước ngầm tại thung lũng Sacramento, với mục đích gia tăng hiểu biết về nguồn nước ngầm từ đó có các biện pháp quản lý nguồn tài nguyên này hợp lý hơn. Dự án đã mô phỏng được sự tác động qua lại giữa các tầng nước ngầm và xây dựng được các kịch bản khai thác tác động đến nguồn nước ngầm.

- Dự án “ Xây dựng mô hình dòng chảy ngắn hạn đánh giá trữ lượng nước ngầm tại Aynalem (Mekele, Ethiopia)” của Gebrehaweria Gebrekirstos Teferi, năm 2009. Dữ liệu về đặc điểm địa chất thủy văn của các tầng nước ngầm được kế thừa từ các dự án trước của DEVECON và Water Work Design and Supervision Enterprise. Từ kết quả xây dựng mô hình số Modflow, dự án đưa ra ba kịch bản: thay đổi mực nước ngầm các tầng khi ngưng khai thác; tác động nếu duy trì khai thác trong vòng 05 và 10 năm kế tiếp; tác động khi mở rộng các giếng khai thác. Các kịch bản trên là cơ sở để đưa ra phương hướng quản lý và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên của địa phương.

- Dự án “Quản lý trữ lượng nước ngầm tại Mahvelat-Faizabad và tính toán phạm vi nhiễm mặn bằng phương pháp xây dựng mô hình” của Hossein Parsasadr, Vahid Nikpeyman và Hamid Reza Nassery, Iran, năm 2016. Các dữ liệu, số liệu sử dụng trong dự án chủ yếu được cung cấp bởi chuyên gia thủy lực vùng Khorasan Razavi. Mục đích chính của dự án là thông qua mô hình số Modflow xây dựng được, thực hiện nghiên cứu các kịch bản quản lý khác nhau như kịch bản đánh giá chất lượng nước ngầm để thay đổi tỷ lệ khai thác hay kịch bản kiểm soát khu vực nhiễm mặn trong khu vực nghiên cứu. Hai kịch bản được đưa ra trong dự án là: Dự đoán tình trạng nguồn nước ngầm trong 4 năm kế tiếp; Thay đổi lưu lượng khai thác nước ngầm tại các vùng mà tình trạng nguồn tài nguyên nước ngầm đang bị đe dọa và hiện tượng khai thác quá mức tại khu vực nước ngầm bị nhiễm mặn.

- Dự án “Khả năng áp dụng mô hình MODFLOW tính toán và dự báo trữ lượng nước ngầm miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị” của Trần Ngọc Anh, Nguyễn Trần Hoàng, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyền Tiền Giang, đăng trên Tạp trí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, năm 2009. Dự án đã xây dựng và ứng dụng thành công mô hình số Modflow, để tính toán tiềm năng nước ngầm theo các vùng và tiểu vùng trên miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị và xây dựng bản đồ mô đun dòng ngầm phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội trên khu vực. Đây cũng là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc quy hoạch phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm của tỉnh, làm cơ sở cho việc quản lý khai thác nước ngầm trên địa bàn.

- Dự án “Đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng các tầng nước ngầm dưới đất tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam bằng phân mềm Visual MODFLOW” của Trần Thị Ngọc Quỳnh và Nguyễn Đình Tiến, đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học Huế, năm 2014. Dựa trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp nước bằng phần mềm Modflow, dự án đã tính toán được lưu lượng nước ngầm có thể khai thác của khu vực nghiên cứu, từ đó đưa ra các kế hoạch, quy hoạch khai thác nước ngầm của địa phương, đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất.

Tuy vậy như tôi được biết thì cho đến nay chưa có nghiên cứu xây dựng mô hình cho hệ thống nước ngầm tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phần mềm visual modflow xây dựng mô hình và đánh giá tiềm năng trữ lượng nước ngầm tỉnh an giang (Trang 35 - 38)