Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4.4. Hiệu chỉnh và kiểm chứng mô hình
Trước khi tính toán trữ lượng tiềm năng của nước ngầm, tiến hành hiệu chỉnh mô hình theo hai bước.
Bước 1: Giải bài toán ngược ổn định để sơ bộ chính xác hóa các thông số địa chất thủy văn được thí nghiệm ngoài thực địa và kiểm tra điều kiện biên của mô hình. Bài toán kết thúc khi mực nước trên mô hình và thực tế đạt yêu cầu.
Bước 2: Giải bài toán ngược không ổn định. Nhằm mục đích hiệu chỉnh hệ số nhả nước đàn hồi, hệ số nhả nước trọng lực để từ đó tính toán trữ lượng nước ngầm tiềm năng.
Đã thực hiện nhiều lần chạy khác nhau đối với mô hình số tỉnh An Giang. Có nhiều tùy chọn phục vụ cho việc xác định giá trị các thông số đã được sử dụng. Các giá trị khác nhau của hệ số dẫn nước thủy lực theo chiều đứng và chiều ngang được áp dụng cũng như các giá trị khác nhau của hệ số chứa nước đơn vị để tìm ra độ nhạy của các thông số này.
Hiệu chỉnh mô hình nhằm xác định giá trị các thông số mô hình, bằng cách so sánh kết quả mô phỏng giá trị mực nước hàng tháng thu được tại các giếng quan trắc quốc gia. Hình 4.7 là các biểu đồ biểu thị áp suất tại hai giếng quan trắc quốc gia 203-II và Q204010 theo số liệu quan trắc thực tế và theo tính toán của mô hình trong hai trường hợp, trước (bên trái) và sau (bên phải) khi hiệu chỉnh.
Hình 4.7. Kết quả sai số giữa chỉ số mực nước trên mô hình với chỉ số mực nước thực tế sau một thời gian khai thác của hai lỗ khoan quan trắc a) 203- II và b) Q204010 trước (ảnh bên trái) và sau (ảnh bên phải) khi hiệu chỉnh
Các biểu đồ này cho thấy kết quả mô phỏng gần trùng với số đo quan trắc. Điều này cho thấy mô hình có thể mô phỏng động thái dòng chảy nước ngầm một cách hợp lý và có thể sử dụng để phân tích các kịch bản tương lai.
Hình 4.8. Mực nước ngầm tỉnh An Giang đến năm 2024 tại ba tầng nước ngầm a) Tầng nước ngầm Pleistocen thượng; b) Tầng nước ngầm Pleistocen