Tiến hành xây dựng một mô hình cấu trúc 3D trước khi quyết định xem xét mô hình hệ thống nước ngầm. Đây là lý do cho việc lựa chọn công cụ ArcHydro Groundwater trong ArcMap để xây dựng mô hình cấu trúc vì ArcHydro Groundwater là một công cụ dễ sử dụng với khả năng tích hợp thông tin. Ưu điểm của việc xây dựng các cấu trúc 3D là khả năng kết hợp được nhiều hệ thống phân loại và có thể xử lý tốt hơn các mặt cắt ngang.
Đã thành lập được một biểu đồ địa tầng các trầm tích tỉnh An Giang kết hợp với chú thích về thủy văn địa tầng. Những công việc này bao gồm thể hiện đồ họa và kiểm tra thủ công số liệu thông tin tất cả các lỗ khoan địa tầng về phân tầng địa chất, phân lớp thủy văn và cấu trúc giếng. Sau đó, dữ liệu được mô hình hóa bằng công cụ ArcHydro Groundwater trong ArcMap. Chủ yếu là thông tin lỗ khoan, các vật thể bản đồ như các tập tin dạng raster hoặc shapefile và các mặt cắt ngang ở định dạng pixel đều được sử dụng trong quá trình mô hình hóa cấu trúc.
Hình dưới thể hiện cấu trúc 3D các tầng nước ngầm được xây dựng bằng công cụ ArcHydro Groundwater trong ArcMap.
Lỗ khoan địa chất là yếu tố quan trọng trong việc thiết lập mô hình cấu trúc 3D. Tất cả các tọa độ đã được chuyển sang WGS 84 UTM. Trong một số trường hợp, một vài lỗ khoan ở gần nhau tuy được đặt tên khác nhau nhưng lại có tọa độ giống hệt nhau. Trường hợp như vậy cần thực hiện thay đổi để có được tọa độ duy nhất cho từng giếng khoan. Hơn nữa, khi các lỗ khoan đặt gần nhau và có thành phần đất đá tương tự nhau thì các lỗ khoan ở nông hơn không được đưa vào mô hình.
Bản đồ địa chất của Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được sử dụng làm nguồn dữ liệu cho mô hìnhđể chi tiết hóa giới hạn của các vỉa lộ thiên.
Các mặt cắt ngang cũng được cung cấp từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam kết hợp với những gợi ý về vị trí lỗ khoan. Những mặt cắt ngang đã được đưa vào mô hình cấu trúc 3D. Nói chung, các mặt cắt ngang chỉ tương đối phù hợp với các mặt cắt ngang 3D. Nguyên nhân chính là do việc diễn giải thông tin trong các mặt cắt ngang 2D mang tính khái quát hơn và việc chuyển đổi vuông góc vị trí các lỗ khoan chỉ thực hiện trong các mặt cắt ngang 2D.
Trình tự chung cho việc xây dựng mô hình với ArcHydro là làm việc trong một cửa sổ bản đồ phẳng 2D và, cùng một lúc, để xây dựng mặt cắt trong một cửa sổ dọc 2D. Các cửa sổ bản đồ hiển thị thông tin bao gồm định dạng dữ liệu vector (shapefile) hoặc định dạng dữ liệu pixel (bản đồ). Trong cửa sổ bản đồ, phạm vi của từng đơn vị địa chất, địa chất thủy văn cũng được xác định. Một mạng lưới các mặt cắt ngang được trình bày trong một hình chữ nhật nhỏ có định hướng song song và vuông góc với bờ biển. Những mặt cắt này kết nối các lỗ khoan mà có thể thấy rõ theo hướng mặt cắt ngang trong cửa sổ bản đồ. Ở đây, các đường thể hiện ranh giới của từng đơn vị địa tầng được vẽ lên dựa trên những kiến thức hiện tại về đặc điểm địa tầng bên dưới mặt đất và được tô màu tự động. Phạm vi của đơn vị địa tầng trong mặt cắt ngang cũng được hiển thị trong cửa sổ bản đồ và có thể điều chỉnh được phạm vi các đơn vị tại đây.
Hình dưới thể hiện mặt cắt ngang các tầng địa chất thủy văn trong phạm vi nghiên cứu từ mô hình ArcHydro Groundwater.
Hình 4.4. Mặt cắt ngang từ mô hình ArcHydro Groundwater
Mối tương quan giữa các mặt cắt được biểu diễn qua các điểm giao nhau trong từng hình vẽ, bằng cách dựng lần lượt từng mặt cắt ngang ta xây dựng được một mạng lưới 3D. Mạng lưới này được kiểm tra chéo bởi các đường kéo dài của từng lớp trong cửa sổ bản đồ. Một mạng lưới đa giác không đều của bề mặt địa hình được tính toán bằng cách sử dụng một mô hình số độ cao ở định dạng raster. Hệ thống mặt cắt ngang và lưới đa giác không đều được kết hợp để tính toán các khối bề mặt cho mỗi địa tầng.
Hình dưới thể hiện vị trí trong không gian của các lỗ khoan cùng mạng lưới các mặt cắt 3D.
Có thể sử dụng thể tích để ước tính ban đầu lượng nước trong một tầng khi biết được phân bố độ rỗng các tầng nước ngầm. Với các thể tích được tính ra, có thể tạo ra bất cứ bản phân tích số liệu lỗ khoan khảo sát, một mặt cắt ngang hoặc mặt cắt dọc.