Phân cấp quản lý nhà nước là việc phân định trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cho các cấp, các ngành thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó (Quốc hội, 2013).
- Quy định chung về trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là: Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất nông nghiệp và thống nhất quản lý nhà nước về đất nông nghiệp:
(1) Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trong phạm vi cả nước.
(2) Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trong phạm vi cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.
(3) Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất nông nghiệp tại địa phương.
(4) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất nông nghiệp và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại địa phương theo thẩm quyền.
- Cơ quan tham mưu chủ yếu giúp UBND các cấp trong quản lý đất nông nghiệp là ngành Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra có một số nội dung được giao cho cơ quan khác tham mưu hoặc phối hợp tham mưu như: Việc xác lập và
quản lý địa giới hành chính do ngành Nội vụ tham mưu; việc quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị do ngành Xây dựng tham mưu; việc lập quy hoạch và quản lý, sử dụng đất quốc phòng và đất an ninh do Quân đội và ngành Công an thực hiện; việc tính thuế và đơn giá thuê đất do ngành tài chính tham mưu; việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do cơ quan Thanh tra phối hợp với thanh tra chuyên ngành thực hiện.
- Về việc ban hành văn pháp quy để cụ thể hoá các quy định của Luật chủ yếu do Chính phủ ban hành. Uỷ ban nhân cấp tỉnh được quy định một số nội dung áp dụng trong địa bàn tỉnh như sau: giá đất hàng năm; hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận đất ở; suất đầu tư đối với các dự án đầu tư; chính sách bồi thường, hỗi trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư; thời hạn trong giải quyết các thủ tục hành chính về đất; đền bù việc quản lý và sử dụng đất.
tôn giáo, đất tín ngưỡng; hạn mức và chế độ sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; - Về thẩm quyền của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý đất nông nghiệp: (1) Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện, phường, thị trấn; ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã.
(2) Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài; ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư; ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất công ích. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền.
(3) Thẩm quyền thu hồi đất: Cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì có thẩm quyền thu hồi đối với loại đất đó, trừ trường hợp đất của người Việt nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì do UBND cấp huyện thu hồi. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất không được uỷ quyền.
(4) Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đối tượng đó, trừ trường hợp đất của người Việt nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì do ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể uỷ quyền cho cho cơ quan quản lý đất nông nghiệp cùng cấp theo quy định của Chính phủ.