Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 48 - 49)

3.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

- Các Báo cáo, số liệu thống kê tại UBND huyện, UBND xã của huyện Tứ Kỳ. - Đề án, dự án liên quan đến đất nông nghiệp đã được phê duyệt;

- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp điều tra thực tế, thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá…

- Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về quản lý đất nông nghiệp, tuy nhiên, ở đây, học viên chủ yếu tiếp cận vấn đề thiên về giác độ kinh tế và trong nền kinh tế thị trường.

- Do đây là nghiên cứu tổng quan nên kết quả nghiên cứu chủ yếu dựa trên các thông tin đã công bố, được thu thập từ những tài liệu đã công bố như tạp chí, sách thống kê, báo chuyên ngành và mạng internet.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Để có cơ sở đánh giá khách quan với thực tế về công tác quản lí đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tiến hành điều tra 28 hộ dân tại 3 xã Phượng Kỳ, Văn Tố, Nguyên Giáp. Đây là các hộ dân trong nhừng năm vừa qua chịu sự tác động điển hình của công quá quản lý đất nông nghiệp, như: bị nhà nước thu hồi đất sản xuất để triển khai các dự án công nghiệp, phát sinh đơn thư khiếu nại liên quan đến đất nông nghiệp … Các xã được lựa chọn có những đặc điểm của đại đa số trong toàn huyện. Dân số của 3 xã là 24.467 người (chi cục dân số Tứ Kỳ, 2015), với diện tích đất nông nghiệp là 1.480 ha = 12,8% tổng diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện (Phòng TN&MT, 2013); có khu nuôi trồng thủy sản

với 13,9 ha; có khu công nghiệp Nguyên Giáp với diện tích 815.570 m2 đất nông

nghiệp, trong đó đất lúa của 784 hộ gia đình là 720.803 m2, đất công điền do

UBND xã Nguyên Giáp quản lý là 94.767 m2; Các xã này trong những năm vừa

qua còn có phát sinh nhiều đơn khiếu kiện của công dân liên quan đến việc hỗ trợ, bồi thường đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi, giải phóng mặt bằng (Ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ, 2013).

- Đối với cán bộ sơ sở: điều tra 14 cán bộ địa chính và 14 Chủ tịch UBND của 14 xã: Tiên Động, Nguyên Giáp, Quang Trung, Hà Kỳ, Minh Đức, Phượng Kỳ, Quảng Nghiệp, Hà Thanh, Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Dân Chủ, Đại Đồng, Văn Tố, Tân Kỳ. Lựa chọn điều tra 14 xã trên vì các cán bộ địa chính có nhiều lứa tuổi, thời gian tham gia công tác địa chính cũng khác nhau, có người mới vào làm và cũng có người có thâm niên lâu năm.

- Đối với cán bộ huyện: Điều tra Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch UBND huyện; điều tra Trưởng phòng và 2 phó Trưởng phòng, 5 cán bộ phòng TN&MT huyện Tứ Kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)