Như đã nghiên cứu ở trên các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí đều có tác động đến sông tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.
3.1.4.1. Thuận lợi
- Đảng bộ, UBND huyện Tứ Kỳ luôn chú trọng đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là diện tích đất nông nghiệp.
- Công tác quản lý đất nông nghiệp của của huyện luôn đổi mới cập nhập những văn bản, quy định mới của Tỉnh, Chính phủ. Tiếp nhận, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương, các huyện lân cận…Trong chính sách kinh tế mà huyện đề ra quy hoạch sử dụng đất để tthực hiện tốt việc quản lý đất nông nghiệp.
- Bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện luôn luôn đổi mới tư duy, nhận thức, tích cực tham gia vào công tác của huyện.
- Chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật về đất nông nghiệp, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân. Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng, kịp thời để người dân an tâm sản xuất.
3.1.4.2. Khó khăn
- Nhận thức của một số cán bộ cấp xã về công tác quản lý đất nông nghiệp còn hạn chế; công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu có nơi không đầy đủ dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý.
- Chính sách của nhà nước về đất nông nghiệp đôi khi còn có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.
- Giá đền bù đất nông nghiệp thấp khi nhà nước thực hiện thu hồi đất, dẫn đến khi giải phóng mặt bằng còn phát sinh đơn khiếu nại. Việc thực hiện giải quyết rất mất thời gian, công việc quản lý vì thể cũng vất vả hơn.
- Địa bàn huyện có nhiều sông và nằm ở vị trí thấp hơn các vùng lân cận khác nên bị ứ đọng nước, công tác thoát nước gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng bị ứ đọng lâu. Hằng năm phải đầu tư lớn cho việc tu bổ đê điều, nạo vét thủy lợi. Hiện tại huyện đang có nhiều chính sách đầu tư kinh phí thoát nước cho huyện. Vào mùa mưa công tác quản lý vấp phải nhiều trở ngại lớn.