Công tác quản lí đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ trong những năm qua được được trú trọng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện, việc quản lí thể hiện rõ ở những nội dung cụ thể như sau:
4.1.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, lập kế hoạch, quy hoạch
- Việc triển khai, ban hành các văn bản chỉ đạo: Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương, trong những năm qua huyện Tứ Kỳ đã triển khai kịp thời các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đến từng địa phương. Ngoài ra còn có những văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các văn bản của cấp trên áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Tứ Kỳ nói riêng, đặc biệt là từ sau khi có luật đất đai năm 2003 ban hành, công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng được thắt chặt. Điều này được thể hiện Chính phủ cũng như tỉnh, huyện ban hành nhiều văn bản liên quan đến đất nông nghiệp nhằm điều chỉnh kịp thời và có hiệu quả. Các văn bản của cấp trên được triển khai được thể hiện ở Phụ lục số 4.
Bên cạnh đó, triển khai đưa Luật đất đai vào cuộc sống tạo ra những chuyển biến rõ rệt về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, đưa công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào nề nếp, hiệu quả, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 về ban hành quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động và sử dụng đất đai, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Để triển khai thực hiện thành công các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất nông nghiệp của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương trong những năm qua huyện Tứ Kỳ cũng đã có nhiều các Quyết định liên quan để triển khai các văn bản trên một cách chính xác, tập trung. Nhờ việc triển khai hệ thông văn bản trên một cách nhanh chóng, tập trung mà công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp nói chung và đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn nói riêng đã thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản dưới luật ban hành quá nhiều làm cho hệ thống pháp luật đất đai đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.
Trong quá trình CNH-HĐH diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng lớn, ảnh hưởng đến nhiều hộ giai đình và các tranh chấp khiếu
kiện xảy ra chủ yếu liên quan đến quyền lợi, lợi ích chính đáng của người dân. Đây là các yêu cầu đòi hỏi tỉnh, huyện cần ban hành các chính sách phù hợp để tránh được các khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện tập thể đông người ảnh hưởng đến an ninh trật tự và tình hình phát triển kinh tế của huyện Tứ Kỳ.
- Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Huyện Tứ Kỳ được tách ra từ huyện Tứ Lộc cũ (chia thành Gia Lộc và Tứ Kỳ) vào năm 1997. Tổng diện tích đất tự nhiên là 17.018,9 ha, bao gồm 27 đơn vị hành chính với 26 xã và 01 thị trấn.
Hệ thống hồ sơ địa giới hành chính của huyện Tứ Kỳ được kế thừa từ bộ hồ sơ địa giới hành chính của huyện Tứ Lộc cũ xây dựng theo Chỉ thị 364/CT-CP ngày 6/11/1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng, nay là Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở đó, năm 1997, huyện Tứ Kỳ tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính phía tây tiếp giáp với huyện Ninh Giang, Gia Lộc, phía bắc giáp Thành phố Hải Dương, phía nam giáp Thành phố Hải Phòng, phía đông giáp huyện Thanh Hà (Hải Dương). Đến năm 2009, huyện tiến hành điều chỉnh lại địa giới hành chính lần nữa do tách một phần của xã Ngọc Sơn về địa bàn Thành phố Hải Dương.
Đến nay bộ hồ sơ địa giới hành chính của quận đã được xây dựng hoàn thiện với 27 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.
Căn cứ hồ sơ địa giới hành chính, UBND huyện Tứ Kỳ đã tổ chức đo đạc, xác định địa giới hành chính của huyện với các huyện lân cận và giữa các xã, thị trấn trong huyện, kết quả đã lập được 27 bản đồ hành chính cho 26 xã, 1 thị trấn và 1 bản đồ hành chính huyện Tứ Kỳ tỷ lệ 1:2000.
Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của huyện Tứ Kỳ đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2003. Ranh giới hành chính của xã được xác định rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúng tiêu chuẩn.
Tuy nhiên do là huyện đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp mạnh, theo đó cơ sở hạ tầng cũng phát triển theo nên có tình trạng một số dự án, khu công nghiệp nằm trên trên địa bàn hành chính của nhiều xã giáp ranh. Bên cạnh đó hiện tượng xâm canh, xâm cư, phụ canh, phụ cư vẫn sảy ra ở một số xã dẫn đến việc quản lý về địa giới hành chính gặp một số khó khăn nhất định.
- Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất là sự tính toán, phân bố đất nông nghiệp cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian,… cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Nó là sự bảo đảm cho các mục tiêu kinh tế - xã hội có cơ sở khoa học và thực tế, bảo đảm cho việc sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội đối với từng loại mục đích sử dụng.
Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất. Bởi vì, kế hoạch sử dụng đất chính là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch. Nói quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tức là đã bao hàm cả kế hoạch sử dụng đất.
Trong những năm qua hoạt động quy hoạch phát triển tổng thể toàn huyện Tứ Kỳ đã được coi trọng và nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển của tỉnh Hải Dương. Đặc biệt sau khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động quy hoạch đã được huyện Tứ Kỳ chỉ đạo các xã thực hiện tốt công tác quy hoạch, coi đây là tiền đề cho việc xây dựng thành công mô hình nông thôn mới.
Tính đến hết năm 2014, huyện Tứ Kỳ đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 27/27 xã, thị trấn giai đoạn 2000-2010.
Theo kế hoạch huyện Tứ Kỳ tiến hành thực hiện xây dựng Nông thôn mới theo 2 giai đoạn, giai đoạn đầu từ 2011-2015 thực hiện việc xây dựng nông thôn mới ở 06 xã điểm là các xã: Tứ Xuyên, Minh Đức, Hưng Đạo, Tân Kỳ, Hà Kỳ, Kỳ Sơn. Số xã còn lại gồm: Ngọc Sơn, Đại Đồng, Bình Lãng, Quang Phục, Dân Chủ, Quảng Nghiệp, Đại Hợp, Hà Thanh, Quang Khải, Đông Kỳ, Tái Sơn, Ngọc Kỳ, Tây Kỳ, Văn Tố, Phượng Kỳ, Quang Trung, Nguyên Giáp, Cộng Lạc, Tiên Động, An Thanh đã phê duyệt xong quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Hiện tại xã Tứ Xuyên đã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014. Các xã còn lại phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí cụ thể: huyện có 40% số xã đạt 19/19 tiêu chí. Số xã còn lại đạt 75% số tiêu chí trở lên (Huyện ủy Tứ Kỳ, 2010).
Trên cơ sở kế hoạch của huyện, đến nay các xã đã và đang tiến hành thực hiện việc quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020. Nội dung quy hoạch chung gồm quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc toàn xã, định hình các vùng phát triển sản xuất… Bên cạnh đó, một số xã đã thực hiện được việc quy hoạch chi tiết làm cơ sở đẩy
nhanh tiến độ thực hiện việc xây dựng nông thôn mới. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch được thể hiện qua bảng 4.3.
Kết quả khảo sát về việc thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phát triển nông thôn cho thấy đến nay gần 100% số xã trong toàn huyện đã thực hiện xong việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Hoạt động quy hoạch chung và quy hoạch vùng sản xuất đã được thực hiện xong tại 27/27 xã, thị trấn của toàn huyện chiếm tỷ lệ 100%. Quy hoạch tổng thể đến năm 2020 hiện nay chưa làm được. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc thực hiện quy hoạch thiết kế khu trung tâm và quy hoạch mạng lưới dân cư buộc phải thuê tư vấn thực hiện việc trích đo và khoanh vẽ quy hoạch. Tuy nhiên, trong nguồn ngân sách của nhà nước cấp cho việc quy hoạch không có phần kinh phí cho hoạt động trích đo, do đó các địa phương không có nguồn kinh phí đối ứng để thực hiện việc quy hoạch. Từ đây cho thấy, hiện nay hoạt động quy hoạch tuy nhằm định hướng phát triển cho từng địa phương nhưng kinh phí hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn ngân sách của nhà nước. Đây là một bất cập trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp không riêng gì ở Tứ Kỳ mà hầu như là cả nước.
Bên cạnh đó, việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp chưa được chú trọng, lãnh đạo một số huyện và xã chưa thật sự quan tâm đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của địa phương mình; phòng Tài nguyên và Môi trường thiếu đôn đốc, kiểm tra thường xuyên trong việc lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo thẩm quyền; đầu từ kinh phí cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang là vấn đề khó khăn.
4.1.2.2. Việc triển khai thực hiện
- Thực hiện khảo sát, đo đạc; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính: Những năm 1983-1985 huyện Tứ Kỳ đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ giải thửa cho các xã theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ. Kế thừa kết quả của công tác đo đạc, lập bản đồ của các xã thuộc huyện Tứ Kỳ, hiện nay hầu hết 27 xã, thị trấn của huyện Tứ Kỳ vẫn còn lưu giữ hệ thống bản đồ được thành lập theo Chỉ thị 299/TTg.
Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính chính quy được thực hiện từ năm 1997 gồm thị trấn Tứ Kỳ và 26 xã thực hiện việc đo đạc, thành lập bản đồ
địa chính chính quy. Đến tháng 9/2003 đã hoàn thành và bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.
Hệ thống Bản đồ địa chính chính quy được lập theo tỷ lệ 1/500 và 1/1000 đối với đất khu dân cư và tỷ lệ 1/2000 đối với đất canh tác.
Kết quả khảo sát cho thấy ở phụ lục 1 cho thấy, 100% các xã hiện nay đều đã được cập nhật hệ thống bản đồ số trên cơ sở hệ thống bản đồ địa chính chính quy năm 1993. Bản đồ số là nguồn tư liệu quan trọng giúp việc quản lý, theo dõi biến động đất nông nghiệp cũng như thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến đất nông nghiệp bằng máy vi tính đảm bảo sự chính xác, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời đại mà công nghệ số đang phát triển nhanh như hiện nay.
Công tác đánh giá, phân hạng đất: công tác này được tiến hành từ khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực. đối với huyện Tứ Kỳ hiện nay, 27/27 xã, thị trấn có diện tích đất nông nghiệp đã được phân hạng theo từng loại đất cụ thể. Hạng 1 được áp đối với diện tích đất chuyên trồng lúa, màu vùng trong đê; hạng 2, hạng 3 được áp đối với diện tích đất chỉ canh tác được 1 đến 2 vụ màu vùng ngoài đê.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Tứ Kỳ đang áp dụng chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Thực hiện kiểm kê đất nông nghiệp năm 2000 huyện Tứ Kỳ đã xây dựng được hệ thống Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các xã thuộc huyện. Đồng thời lập Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020. Đến nay huyện đã tiến hành xây dựng 27 bộ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 (1/5000) của 26 xã và 1 thị trấn, đồng thời xây dựng 01 bộ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn huyện Tứ Kỳ tỷ lệ 1/2000 (1/25000).
Đánh giá chung: Toàn bộ 27/27 xã, thị trấn thuộc huyện Tứ Kỳ hiện đều có hệ thống bản đồ địa chính chính quy, trong đó có 01 thị trấn Tứ Kỳ đã đo vẽ được bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/500 với mức độ chi tiết và chính xác rất cao. Do quá trình chia tách, hình thành huyện, việc bàn giao quản lý hệ thống bản đồ trước giai đoạn 1983-1985 không đầy đủ (bản đồ 1960-1962). Trong khi đó hệ thống bản đồ năm 1985 của các xã hiện còn lưu giữ nhưng chất lượng không cao, số liệu thể hiện không đầy đủ, chính xác, không đo hết diện tích theo địa giới hành chính (chỉ đo phần đất ở và đất canh tác nông nghiệp). Hệ thống bản đồ này chủ yếu phục vụ công tác giải quyết đơn thư, xác định thời điểm sử dụng đất.
Hiện nay công tác lập quy hoạch sử dụng đất ở địa phương tương đối tốt, tuy nhiên cũng còn nhiều ý kiến cho rằng công tác này chưa thật được tốt. Hiện việc quy hoạch còn dựa trên chỉ tiêu phân khai đất của tỉnh cho huyện và huyện cho xã, nên chưa thể hiện đúng nhu cầu sử dụng đất của từng địa phương. Bên cạnh đó, công tác lập quy hoạch còn mang nặng tính hình thức, chưa có tầm nhìn và định hướng phát triển lâu dài cho từng địa phương.
Mặt khác, trong việc lập quy hoạch ở địa phương hiện nay, tuy quy hoạch được công khai nhưng trong công tác lập quy hoạch còn thiếu sự tham gia của người dân, do đó hiệu quả của việc lập quy hoạch chưa cao. Kết quả khảo sát ở 3 xã Nguyên Giáp, Văn Tố, Phượng Kỳ cho thấy chỉ 28,6% người dân tham gia khảo sát đánh giá công tác lập quy hoạch sử dụng đất ở địa phương là tốt, trong khi đó tỷ lệ người dân đánh giá mức trung bình là 71,4%, cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.3. Đánh giá về công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Diễn giải
Đánh giá quy hoạch Công tác quản lý
Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Rất tốt 3 10,7 Tốt 8 28,6 25 89,3 Bình Thường 25 71,4 Tổng số 28 100,0 28 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016)
- Hoạt động giao đất cho dân, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một chủ trương lớn của đảng và Nhà nước về quản lý đất nông nghiệp, nội dung này đã được quy định cụ thể trong Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
Nội dung này tác động trực tiếp đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp nhất là trong điều kiện đô thị hóa - Công nghiệp hóa, việc giao đất nông ngiệp ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.
Căn cứ trên những văn bản của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của