Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 89)

4.2.2.2. Mục tiêu

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Tứ Kỳ đến năm 2020, Tứ Kỳ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hải Dương, với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, những lợi thế và hạn chế, hình thành các quan điểm chung phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương như sau:

- Thực hiện tốt việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; nhất là quy hoạch vùng chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản.

- Hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó thực hiện tốt việc dồn ô, đổi thửa tạo điều kiện cho các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp thực hiện sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp.

- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ dân trên toàn huyện.

- Giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh liên quan đến khiếu nại, tố cáo đất nông nghiệp.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, giữa phát triển với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái (Huyện ủy Tứ Kỳ, 2015).

4.2.3. Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ Tứ Kỳ

Trên cơ sở đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn, định hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới của huyện Tứ Kỳ, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở nông thôn của huyện Tứ Kỳ với các nhóm giải pháp cụ thể:

4.2.3.1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật

- Tăng cường chính sách khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện quyền chuyển đổi, “đổi thửa, dồn điền” theo nguyên tắc tự nguyện để tăng quy mô mảnh đất canh tác của mỗi hộ.

- Một số loại đất cũng nên cho các hộ có quyền chuyển đổi trên nguyên tắc sử dụng với cùng mục đích là đất xây dựng các công trình làm dịch vụ sản xuất của hộ.

- Bổ sung thêm quy định về điều kiện chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất canh tác theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, nhưng phải quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất canh tác của các hộ nông dân. Nên quy định cụ thể việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ nông dân nhất thiết phải qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người nhận chuyển nhượng phải thực sự sử dụng vào sản xuất nông nghiệp; người chuyển nhượng đất canh tác vì gia đình thực sự không có yêu cầu; trừ số chuyển đổi được ngành nghề; đối với những trường hợp vì khó khăn bất khả kháng phải tính đến việc chuyển nhượng đất thì Nhà nước mua lại quyền sử dụng đất này và cho người chuyển nhượng thuê lại quyền sử dụng đất; đồng thời chính quyền, đoàn thể cần có biện pháp giúp đỡ để người nông dân không phải vì chuyển nhượng đất rồi lâm vào cảnh bần cùng.

- Cần mở rộng quyền cho thuê đất cho thuê của hộ nông dân; mở rộng những trường hợp cho thuê đất đã được giao (có thể đã chuyển sang làm nghề khác dù đã ổn định hay không vẫn có thể cho thuê đất); tăng thêm thời gian cho thuê, nhưng không vượt quá mốc thời hạn được giao đất, để người thuê lại đất yên tâm đầu tư thâm canh. Trong những trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương có thể vận động hộ gia đình thực sự không còn nhu cầu sử dụng đất chuyển nhượng lại đất cho chính quyền, để bổ sung vào quỹ dự trữ đất nông nghiệp của địa phương, dùng hỗ trợ (cho thuê) đất nông nghiệp theo quy định pháp luật cho những người ở tại chỗ thực sự có nhu cầu.

- Khi thời hạn sử dụng đất đã hết mà hộ gia đình vẫn có nguyện vọng tiếp tục cho thuê đất thì cần có sự thương lượng giữa chính quyền, Hội Nông dân và các đoàn thể ở địa phương (đưa vào quỹ dự trữ đất nông nghiệp của địa phương).

Quyền thừa kế quyền sử dụng đất: Cần sửa lại quy định về quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo hướng: cho những người thừa kế được quyền thừa kế quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất như nhau đối với mọi loại đất, khi hộ gia đình được giao đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm.

Quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất của nông dân để vay vốn tại các tổ chức tín dụng: Bổ sung thêm quy định người sử dụng đất nông nghiệp (như đề

nghị ở trên) có quyền dùng quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ở tổ chức tín dụng, khi đến hạn trả nợ vay mà không trả được theo cam kết thì quyền sử dụng đất ấy thuộc về tổ chức tín dụng; tòa án nhân dân thụ lý và phán quyết, bản án ấy có hiệu lực thi hành.

Về việc góp vốn giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài: Cần mở rộng đối tượng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đối với cả các hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp cổ phần, liên doanh, liên kết với nhau, với hợp tác xã, doanh nghiệp mở ra khả năng hình thành những hợp tác xã trang trại trên cơ sở góp quyền sử dụng đất của các hộ nông dân nghèo, hạn chế tình trạng có những hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất rồi thiếu đất, không đất, rơi vào cảnh bần cùng.

Về chuyển mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng) theo quy định của pháp luật: Cần quy định rõ những diện tích đất trồng lúa nước không được chuyển sang đất xây dựng. Khi quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước sang mục đích khác thì phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định, và theo đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đất nông nghiệp khi được quy hoạch vào mục đích xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng và các mục đích phi nông nghiệp khác, thì phải có chính sách về giá đền bù hợp lý, tạo ra các khu tái định cư để giải quyết cho nông dân có chỗ ở và phương tiện sản xuất mới; áp dụng quyền ưu tiên mua của Nhà nước, buộc người được giao đất chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Nhà nước, nếu Nhà nước không mua thì người sử dụng đất mới có quyền chuyển nhượng cho người khác, nhưng phải sử dụng theo đúng quy hoạch đô thị được duyệt; trong thời gian chưa xây dựng thì cho nông dân thuê để sử dụng tạm thời vào mục đích trồng cây ngắn ngày.

Trong khoản 4, Điều 26 Luật đất đai 2013 quy định: Nhà nước “Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm”, tuy nhiên để phù hợp với thực tế công tác quản lý đất nông nghiệp ở huyện Tứ Kỳ cần xem xét thay đổi: “Nhà nước có chính sách tạo điều

kiện về phát triển ngành nghề, tạo việc làm và điều kiện đất nông nghiệp để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh phát triển nông, ngư nghiệp”.

Để giải quyết một cách cơ bản việc làm và thu nhập cho người nông dân không đất, ít đất, đáp ứng được mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đề nghị cần thực hiện tổng hợp các giải pháp để tạo việc làm, đổi mới cơ cấu cây, con, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi… không chỉ có giải pháp giải quyết vấn đề đất nông nghiệp. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp tha thiết với đồng ruộng nhưng không còn đất thì sử dụng quỹ dự trữ đất nông nghiệp của địa phương (như đã đề nghị ở trên) cho họ thuê hoặc giúp họ kinh phí chuộc lại đất đã cầm cố và trợ giúp một phần vật tư, phân bón cùng các phương tiện sản xuất tối thiểu khác đủ để canh tác ở một vài vụ đầu, ở những nơi đã xây dựng được HTX nông nghiệp thì có thể chuộc đất giao cho HTX quản lý để HTX giao khoán cho những hộ đó.

4.2.3.2. Xây dựng và chuẩn hoá hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính

Dựa trên dữ liệu địa chính hiện tại của các xã hiện có, đẩy mạnh đầu tư công nghệ, cài đặt phần mềm quản lý thống nhất trên phạm vi toàn bộ 27 xã, thị trấn thuộc huyện. Từ đó cập nhật dữ liệu là thông tin địa chính theo một chuẩn chung; đồng thời cập nhật thường xuyên, liên tục mọi biến động về đất nông nghiệp đảm bảo thông tin phải đầy đủ, chính xác. (xây dựng một trang mạng nội bộ đủ mạnh và linh hoạt để có thể xử lý mọi tác vụ liên quan đến công tác quản lý địa chính; ở đó cán bộ chuyên môn có thể cập nhật và xử lý thông tin địa chính liên quan).

4.2.3.3. Đối với công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính được xem là bước đầu tiên để các xã căn cứ vào đó thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch và định hướng pháp triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Do đó, việc triển khai hoạt động này là hết sức cần thiết, để đẩy nhanh hoạt động khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính huyện Tứ Kỳ cần tiến hành các hoạt động chủ yếu sau:

- UBND huyện cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn tại huyện và các xã về công tác phân hạng đất, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất triển từng địa bàn. Đồng thời tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát về công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tránh tình trạng lập sai hiện trạng gây khó khăn cho công tác quản lý và quy hoạch sau này.

- Công tác lập khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá thực trạng, nhu cầu, nguyện vọng của người dân tại chỗ. Do đó, trong công tác lập bản đồ địa chính, các địa phương phải thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch cần xác định rõ thực trạng đất nông nghiệp, nhu cầu và định hướng phát triển của xã, coi đây là đầu bài cho đơn vị tư vấn lập quy hoạch. Đơn vị tư vấn trên cơ sở những quy định chung về pháp lý giúp địa phương hoàn chỉnh việc phân tích hạng đất, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đúng với thực tế địa phương.

4.2.3.4. Đối với công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điều kiện để quy hoạch sử dụng đất thành công là: hệ thống tiêu chuẩn quy phạm, công cụ định hướng và thể chế, quy hoạch phải được nghiên cứu khoa học phải rõ ràng, thể hiện được ý nguyện của người dân, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của huyện Tứ Kỳ. Hoạt động quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải gắn liền với hoạt động quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần phải được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt làm cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất được xem xét như một văn bản pháp luật trong hoạt động quản lý đất nông nghiệp, định hướng cho những hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp phù hợp ở mỗi địa phương. Do đó, nếu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được lập thiếu tính chính xác, không có tính khả thi, không có những cam kết của cấp có thẩm quyền, sử đảm bảo thực hiện bằng các kế hoạch cụ thể thì quy hoạch đó trở thành quy hoạch “treo”. Để tránh tình trạng trên, trong quy hoạch quản lý đất nông nghiệp trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung như:

- Rà soát những điểm không hợp lý trong quy hoạch đã được duyệt nhưng trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều thiếu sót. Để khắc phục, trước mắt cần tham khảo ý kiến của người dân, các chuyên gia, rà soát quy hoạch, đánh giá những điểm bất hợp lý trong quy hoạch. Huyện làm tờ trình xin điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch, tạo tính thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Lập và duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho cấp xã, phường, thị trấn gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch chi tiết của cấp cơ sở là

một trong những công cụ cần thiết cho quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, tuy nhiên nhiều năm qua hoạt động quy hoạch bị xem nhẹ hoặc việc thực hiện không đúng quy hoạch. Hoạt động quy hoạch cần phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận, thực hiện từ dưới lên. Thực tế trong những năm qua, ở cấp xã, thị trấn hoạt động quy hoạch sử dụng đất được thực hiện dựa vào chỉ tiêu phân bổ của cấp huyện, cấp huyện dựa trên chỉ tiêu phân bổ của cấp tỉnh, tình trạng này dẫn đến việc quy hoạch không phù hợp với nhu cầu thực tế của từng địa phương. Do đó, trong quy hoạch cần tiếp cận theo hai chiều gắn chỉ tiêu của cấp trên với mục tiêu, nhu cầu phát triển quỹ đất của địa phương.

Quy hoạch chi tiết xã, thị trấn cần được phân ra các giai đoạn thực hiện cụ thể, từ đó có các hoạt động, giải pháp thích hợp để quản lý và sử dụng đất phù hợp. Cần gắn kết quy hoạch với các nguồn lực tài chính và quản lý hành chính giữa tỉnh và huyện, xã. Điều này đòi hỏi phải công bằng và có tầm nhìn dài hạn với nhu cầu phát triển hiện tại với các thế hệ tiếp sau. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở cấp xã, thị trấn phải đánh giá đúng, đầy đủ điều kiện địa lý, nguồn tài nguyên. Cần thực hiện cân đối đất nông nghiệp, cơ sở vật chất và tạo lập môi trường tốt nhất trong điều kiện có thể. Quy hoạch phải được lập và tính tới sự cân bằng giữa phát triển cũ và mới, có tính đến các quỹ đất dự phòng. Do định hướng phát triển kinh tế- xã hội do vậy quy hoạch cần chú ý đến vấn đề phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch các điểm, cụm công nghiệp hạn chế tình trạng phát triển tự phát các hộ sản xuất công nghiệp xen lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.

- Quản lý tốt các quy hoạch đã được phê duyệt: Quy hoạch đất nông nghiệp sau khi được phê duyệt, địa phương cần có biện pháp đảm bảo việc thực hiện đúng, tránh tình trạng phá vỡ cấu trúc quy hoạch, gây lãng phí nguồn lực và khó khăn trong công tác giám sát, quản lý.

4.2.3.5. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất nông nghiệp

Địa phương vẫn giữ hình thức giao đất không thu tiền để dùng vào mục đích sản xuất nông, ngư nghiệp cho hộ nông dân như hiện nay (với phần diện tích đất trong hạn mức). Đối với đất dùng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh thì áp dụng cả hai hình thức giao và cho thuê đất, tùy khả năng và điều kiện cụ thể. Từng doanh nghiệp được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền, thuê đất trả tiền ngay một lần, trả định kỳ nhiều năm một lần hay trả tiền hàng năm.

Giao đất: Bổ sung thêm các đối tượng được giao: cộng đồng dân cư thôn đối với đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và các loại đất công khác chưa thể giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)