Huyện Tứ Kỳ có tổng diện tích đất nông nghiệp là 11.269,9 ha. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ năm 2014 được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ năm 2014
Mục Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Đất nông nghiệp 11.269,90 100,00
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.580,85 85,01 1.1.1 Đất trồng lúa 8.211,71 72,86 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.369,14 12,14 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 1.680,15 14,90 1.3 Đất nông nghiệp khác 8,90 0,07
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ (2014)
Đất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ có 11.269,9 ha. Cơ cấu đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp 9.580,85 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.680,15 ha, đất nông nghiệp khác 8,90 ha được thể hiện tại biểu đồ 4.1 như sau:
ĐVT: ha
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu đất nông nghiệp huyện Tứ Kỳ năm 2014
Trung bình đất nông nghiệp trong toàn huyện là 727,5 m2/người. Xã có diện tích đất nông nghiệp cao nhất là xã Minh Đức với 889,9 ha, chiếm 7,72 %; xã có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất là xã Kỳ Sơn với 193,4 ha chiếm 1,68 % (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ, 2013).
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng được sử dụng, khai thác hiệu quả. Những diện tích đất trồng lúa kém năng xuất và không trồng rau màu được dần chuyển đổi sang vùng nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên do nhu cầu về đất ở ngày càng tăng, vì vậy diện tích đất nông nghiệp có xu thế ngày càng giảm.
Bảng 4.2. Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2014
Stt Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2005 (ha) Diện tích năm 2014 (ha) So với năm 2005. Tăng (+); giảm (-) 1 2 4 5 6=4-5 1 Đất nông nghiệp 11.533,2 11.269,9 - 263,3 1.1 Đất lúa 8.755,5 8.211,7 - 543,8 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 1.378,9 1.680,1 + 301,2 1.3 Đất trồng cây lâu năm 1.228,4 1.369,2 + 140,8 1.4 Đất nông nghiệp khác 170,4 8,9 - 161,5 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ (2014)
* Biến động đất sản xuất nông nghiệp
Qua bảng 4.2 ta thấy, giai đoạn 2005-2014 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện giảm 263,3 ha, nguyên nhân do chuyển mục đích sử dụng và điều chuyển địa giới hành chính về thành phố Hải Dương năm 2009. Đất lúa giảm 543,8 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 301,2 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 140,8 ha, đất nông nghiệp khác giảm 161,5 ha.
Nguyên nhân chính của việc giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp là chuyển sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất tạo động lực phát triển đô thị, đất các khu ở, đất phục vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giảm do đo đạc bản đồ địa chính, giảm do điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hải Dương. Như vậy, để bảo đảm ổn định sản xuất nông nghiệp cần thiết phải đầu tư thâm canh nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tăng hệ số sử dụng đất.