Tình hình dịch bệnh cúm gia cầmA/H9N2 trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính sinh học của virus cúm a h9n2 phân lập trên đàn gà tại việt nam (Trang 25 - 27)

Bệnh cúm gia cầm A/H9N2 xuất hiện và được phân lập thành công lần đầu tiên trên đàn gà tây tại Wisconsin – Mỹ năm 1966 (Yun Zhu et al., 2014).

Từ những năm 1990 virus cúm gia cầm A/H9N2 gây bệnh cho nhiều loại gia cầm và lan rộng sang Đông Á, Trung Á, Châu Âu và Châu Phi (Yun

Zhu et al., 2014).

Ở Trung Quốc, virus cúm gia cầm độc lực thấp A/H9N2 đã được phân lập lần đầu tiên từ gà ở tỉnh Quảng Đông vào năm 1994 và sau đó các virus lan đến nhiều tỉnh khác ở phía nam và dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành công nghiệp gia cầm (Cong et al., 2007; Yu et al., 2008; Zhang et al., 2012).

Năm 1996, virus cúm gia cầm H9N2 lần đầu tiên phát hiện trên đàn gà thịt tại Hàn Quốc với những dấu hiệu đặc trưng của bệnh cúm gia cầm và kéo dài đến năm 1999. Trong thời gian này vacxin bị cấm sử dụng tại Hàn Quốc, để kiểm soát và ngăn chặn tình hình dịch cúm gia cầm H9N2, các cơ quan y tế thú y Hàn Quốc bắt đầu áp dụng các chính sách để dập tắt và kiểm soát, bồi thường các thiệt hại do cúm H9N2 gây ra. Tuy nhiên virus cúm gia cầmđộc lực thấp H9N2 ngày càng trở nên đặc hữu và các chính sách không còn đủ tin cậy để bảo vệ trong mỗi đợt dịch cúm. Do đó đến năm 2004 cơ quan thú y Hàn Quốc đã cho phép sử dụng một loại vacxin nhũ dầu H9N2 để ngăn chặn tình hình dịch bệnh và đã được Ủy ban về chiến dịch vacxin phòng, chống cúm gia cầm quốc gia khẳng định đây là chiến lược hiệu quả đơn để đơn giản hóa tình hình cúm gia cầm độc lực thấp H9N2 tại Hàn Quốc. Đồng thời Ủy ban cũng đề nghị phát triển một loại vacxin hiệu quả cho cúm gia cầm H9N2 để ngăn ngừa tổn thất kinh tế trong ngành công nghiệp gà Hàn Quốc và để ngăn ngừa thương vong cho con người (Kim et al., 2006; Song et al., 2008).

Giữa những năm 1990, 3 chủng virus cúm gia cầm độc lực thấp H9N2 phân lập được trên đàn gia cầm ở Hồng Kông và Nam Trung Quốc. Năm 1998, virus cúm H9N2 được tìm thấy trên đàn lợn nội địa ở Hồng Kông. Năm 2003 virus cúm H9N2 được tìm thấy lưu hành đồng thời cùng virus Newcastle trên gia cầm. Năm 2004 virus cúm H9N2 được tìm thấy đồng thời với virus cúm H5, H6 trên gà. Tuy nhiên hầu như gia cầm không có các biểu hiện triệu chứng rõ nét của bệnh (Butt et al., 2005).

Tại Nhật Bản, virus cúm gia cầm độc lực thấp H9N2 lần đầu tiên được phân lập được từ sản phẩm thịt và tủy xương vịt nhập khẩu và thịt cùng tủy xương gà nhập khẩu từ Trung Quốc vào năm 2001. Virus này khi tiêm thử nghiệm trên gà thì không gây bất kỳ hội chứng lâm sàng tuy nhiên khi bị đồng nhiễm cùng với các vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Haemophilus paragallinarum thì gia cầm có những biểu hiện lâm sàng trầm trọng (Kishida

et al., 2004).

Ở Ấn Độ, báo cáo đầu tiên cho thấy việc phân lập và xác định virus cúm gia cầm độc lực thấp H9N2 trên gà đã được thực hiện từ năm 2003 đến năm 2004 (Nagarajan et al., 2009). Các chủng virus H9N2 tồn tại đều là dòng gây bệnh thấp.

Sự bùng phát dịch cúm gia cầmH9N2 đầu tiên ở Pakistan đã được báo cáo là trên gia cầm năm 1998 và kết quả là trong các trường hợp nặng tỷ lệ tử vong đặt 10-20% đồng thời sản lượng trứng giảm từ 10% đến 75%và từ đó, dịch bệnh đã được lan ra nhiều khu vực nuôi gia cầm ở các địa điểm khác nhau trong cả nước. Một đợt dịch cúm gia cầm mới bao gồm serotype H7N3 và H9N2 đã được phát hiện ở Pakistan từ tháng 11 năm 2003 đến tháng 5 năm 2004 và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn gà thương phẩm và đàn gà đẻ trứng. Bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao (Khawaja et al., 2005).

Tại Lybia, virus cúm gia cầm H9N2 xuất hiện lần đầu tiên từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2005 gây nên những thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng do tỷ lệ tử vong cao ở gà thịt và giảm sản lượng trứng cho cả đàn gà giống và gà đẻ trứng (Al-Garib et al., 2007).

Ở Tunisia, LPAI H9N2 xuất hiện lần đầu tiên trên gia cầm vào cuối năm 2009. Loại vi rút này đã gây ra nhiều vụ bùng phát dịch ở Tunisia và gây ra những tổn thất kinh tế lớn trong ngành công nghiệp gia cầm kể từ đó.

Một đợt cúm LPAI H9N2 thứ hai được báo cáo trong tháng 7 đến tháng 10 năm 2010 (Tombari et al., 2011).

Tại Iran, dịch cúm gia cầmH9N2 bùng phát vào mùa hè tháng 7 năm 1998 trên cả các trang trại gà thịt, gà giống và gà đẻ. Các dòng H9N2 này được sử dụng để gây bệnh cho gà từ 4-6 tuần tuổi, và các con chim không chết mặc dù có hiệu suất bị mệt mỏi tạm thời. Tuy nhiên nếu nhiễm đồng thời với các mầm bệnh hô hấp khác, đặc biệt là IBV và Mycoplasma gallisepticum, thì tỷ lệ chết cao (Nili and Asasi, 2002).

Ở Achentina, virus cúm gia cầm độc lực thấp H9N2 phân lập được từ chim thủy sinh hoang dã (Netta peposaca) lần đầu tiên được báo cáo trong năm 2007 và 2008 (Xu et al., 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính sinh học của virus cúm a h9n2 phân lập trên đàn gà tại việt nam (Trang 25 - 27)