Khảo sát sự lưu hành viruscúm A/H9 tại một số tỉnh Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính sinh học của virus cúm a h9n2 phân lập trên đàn gà tại việt nam (Trang 42 - 44)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.Khảo sát sự lưu hành viruscúm A/H9 tại một số tỉnh Việt Nam

VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh cúm A/H5 xảy ra ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam gây nên thiệt hại kinh tế rất lớn. Cùng với sự xuất hiện của virus cúm gia cầm chủng độc lực cao A/H5, từ năm 2009 đến nay tại Việt Nam đã có những ghi nhận sự xuất hiện virus cúm H9N2 trên đàn gia cầm (Hotta et al., 2012; Nomura et al., 2012). Trong phạm vi nghiên cứu, để đánh giá tình trạng lưu hành virus cúm A/H9 tại một số tỉnh Việt Nam chúng tôi sử dụng các mẫu bệnh phẩm swab của chương trình giám sát H7N9 của FAO trên gà sống bán tại chợ thuộc 6 tỉnh Việt Nam là Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Giang và các mẫu bệnh phẩm gà nghi cúm thu được từ các địa phương trên trong 3 tháng cuối năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015. Các mẫu xét nghiệm dương tính cúm gia cầm type A sau đó được xác định tiếp với gen cúm H9 bằng phương pháp Realtime RT-PCR. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1 và hình 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả xác định virus cúm A/H9 tại một số tỉnh Việt Nam

Stt Tỉnh Loại mẫu Tổng số mẫu XN Số mẫu (+) cúm A Tỷ lệ (+) cúm A (%) Số mẫu (+) H9 Tỷ lệ (+) cúm H9 (%) 1 Cao Bằng Swab 350 149 42,57 92 26,29 2 Lào Cai Swab 350 195 55,71 94 26,86

Phủ tạng 7 5 71,43 0 0,00 3 Bắc Ninh Swab 350 142 40,57 80 22,86 Phủ tạng 1 1 100,00 0 0,00 4 Bắc Giang Swab 350 173 49,43 62 17,71 5 Hà Nội Swab 350 58 16,57 34 9,71 Phủ tạng 8 2 25,00 1 12,50 6 Hà Giang Swab 350 123 35,14 60 17,14 Tổng 2116 848 40,08 423 19,99

Hình 4.1. Tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H9 tại một số tỉnh Việt Nam Kết quả số liệu thu được tại bảng 4.1 và hình 4.1 về tỷ lệ lưu hành virus Kết quả số liệu thu được tại bảng 4.1 và hình 4.1 về tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H9 cho thấy, trong tổng số 2116 mẫu bệnh phẩm thu thập làm xét nghiệm từ 6 tỉnh Việt Nam là Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội và Hà Giang có 848 mẫu dương tính cúm A chiếm tỷ lệ 40,08%. Các mẫu dương tính với virus cúm A được tiếp tục xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR với cặp mồi gen H9 để phát hiện virus cúm A/H9 cho kết quả là 423 mẫu dương tính virus cúm H9 trên tổng số 2116 mẫu xét nghiệm chiếm tỷ lệ 19,99%. Trong đó Cao Bằng và Lào Cai là 2 tỉnh có số mẫu dương tính virus cúm H9 cao nhất 92/350 mẫu xét nghiệm chiếm tỷ lệ 26,29% và 94/357 mẫu xét nghiệm chiếm tỷ lệ 26,33%. Tỉnh có tỷ lệ dương tính cúm H9 thấp nhất trong 6 tỉnh là tỉnh Hà Nội 9,78%tương đương số mẫu dương tính cúm H9 là 35/358 mẫu xét nghiệm.

Với tỷ lệ phát hiện virus cúm gia cầm H9 trung bình là 19,99% có thể thấy tình trạng lưu hành virus cúm gia cầm H9 trên đàn gà sống tại các chợ thuộc 6 tỉnh Việt Nam là tương đối cao. Đây có thể là một mối nguy cơ mới đối với ngành chăn nuôi và thú y Việt Nam bởi vì virus cúm gia cầm H9 chủ yếu phát hiện được trên đàn gà sống đang được buôn bán tại chợ, điều này dễ dẫn đến tình trạng lây lan virus cúm H9 sang các tỉnh khác. Bên cạnh đó song hành có sự tồn tại các chủng virus cúm khác điều này rất có thể dễ dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn việc tái tổ hợp hình thành chủng virus mới giống như trong nghiên cứu của các nhà khoa học Paskistan gây ra những nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được cho sức khỏe đàn gia cầm cũng như của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính sinh học của virus cúm a h9n2 phân lập trên đàn gà tại việt nam (Trang 42 - 44)