Trong thời gian từ khi cúm gia cầm xuất hiện tại Việt Nam vào cuối năm 2003 đến nay, chủ yếu việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào virus cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1 còn nghiên cứu về virus cúm gia cầmA/H9N2 có rất ít. Chủ yếu việc nghiên cứu tập trung vào giám sát sự lưu hành của virus này trên đàn gia cầm của Việt Nam.
Nghiên cứu virus H9N2 lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam là nghiên cứu điều tra giám sát xác định tỷ lệ lưu hành và phân lập virus cúm H6 và H9 trên đàn vịt tại Liên Châu – Hà Nội do Kozue Hotto và cộng sự thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2009 (Hotta et al., 2012). Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích phát sinh loài của tất cả tám phân đoạn gen của H9N2 và nhận thấy rằng tất cả các virus phân lập được có liên quan chặt chẽ với những virus phân lập khác có nguồn gốc từ các vùng duyên hải Đông Á. Đồng thời họ kết luận rằng không có bằng chứng cho thấy các phân nhóm H9N2 này chia sẻ các phân đoạn gen với các phân nhóm H5N1.
Trong 2 năm 2009-2010 việc nghiên cứu về đặc điểm của virus cúm phân lập trên vịt tại Việt Nam trong đó có gen H9N2 được thực hiện bởi Nomura và cộng sự (Nomura et al., 2012). Nghiên cứu này phân lập, phân tích sự phát sinh loài và thử nghiệm trên động vật để xác định các đặc tính sinh học của virus cúm phân lập được trên đàn vịt tại Việt Nam bao gồm cả virus cúm A/H9N2.
Năm 2012 xuất hiện nghiên cứu của nhóm khoa học Nhật Bản và cộng sự (Okamatsu et al., 2013). Đây là nghiên cứu về sự đa dạng di truyền và kháng nguyên của virus cúm gia cầm được phân lập từ vịt, ngan và gà ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam trong 2 năm từ 2010 đến 2012 trong đó có sự có mặt của virus cúm A/H9.
Một nghiên cứu về phân bố địa lý các vi rút cúm gia cầm gây bệnh ở gia cầm ở Việt Nam và sự liên quan di truyền của chúng với các dòng châu Á trong đó có giống virus cúm A/H9 được thực hiện bởi các nhóm khoa học người Hàn quốc và cộng sự (Kim et al., 2013) trong năm 2013.
PHẦN 3. NỘI DUNG – NGUYÊN LIỆU- PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU