Triệu chứng lâm sàng của lợn gâynhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính sinh học của chủng TGEV (transmissible gastroenteritis virus) và PEDV (porcine epidemic diarhea virus) dùng sản xuất vacxin nhược độc đa giá (Trang 50 - 52)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đặc điểm nhược độc hóa của chủng virus PEDV,TGEV

4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của lợn gâynhiễm

Lợn sau gây nhiễm được cho uống sữa bằng syringe riêng rẽ và nuôi cách biệt nhau. Tiến hành theo dõi các biểu hiện như nôn mửa, tình trạng tiêu chảy và độ ướt của giấy lót ổ. Kết quả theo dõi được trình bày ở hình 4.3.

Hình 4. 3. Triệu chứng của lợn nhiễm virus cƣờng độc và nhƣợc độc

Ghi chú: lợn gây nhiễm virus cường độc (A, C) bị tiêu chảy làm ướt giấy lót (vùng giới hạn bởi hình tròn); lợn gây nhiễm virus nhược độc (B, D) có hậu môn khô, giấy lót ổ khô ráo (vùng giới hạn bởi hình vuông)

Thấy rõ sự tương phản giữa lợn được gây nhiễm chủng virus cường độc (hình 4.3 A, C) có hiện tượng tiêu chảy nhiều nước, lợn run rẩy và ủ rũ. Ngược lại, lợn ở nhóm gây nhiễm virus nhược độc có hậu môn khô, giấy lót ổ không bị ướt trong quá trình theo dõi. Trong 72 giờ theo dõi, không có lợn chết ở nhóm gây nhiễm bởi các chủng cường độc và nhược độc. Tổng hợp triệu chứng được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tổng hợp triệu chứng của lợn nhiễm virus cƣờng độc/ nhƣợc độc

Nhóm độc lực

Virus (đời cấy chuyển)

Số con có triệu chứng/ số con gây nhiễm

Nôn mửa Phân tanh Phân nhiều nƣớc Phân bết hậu môn Cường độc PEDV (P10) 1/3 3/3 3/3 3/3 TGEV (P10) 0/3 3/3 3/3 3/3 Tổng hợp gây nhiễm chủng cƣờng độc 1/6 6/6 6/6 6/6 Nhược độc PEDV (P100) 0/3 0/3 0/3 0/3 TGEV (P130) 0/3 1/3 0/3 0/3 Tổng hợp gây nhiễm chủng nhƣợc độc 0/6 1/6 0/6 0/6

Ghi chú: chủng PEDV và TGEV cường độc là chủng ở lần tiếp đời thứ 10 (P10). Chủng nhược độc là chủng dùng sản xuất vacxin, ở lần tiếp đời thứ 100 (P100) và 130 (P130) đối với PEDV và TGEV. Các chủng giống virus (nhược độc, cường độc) dùng trong nghiên cứu này được cung cấp bởi công ty AVAC.

Kết quả theo dõi triệu chứng của các lợn gây nhiễm bởi virus cường độc cho thấy triệu chứng tiêu chảy nhiều nước, phân có mùi tanh, gây đặc biệt là chủ yếu, gặp ở 6/6 lợn. 0/6 lợn của nhóm gây nhiễm bởi chủng nhược độc không có các biểu hiện như trên. Ngoài ra, triệu chứng nôn mửa rất ít gặp (1/6) lợn gây nhiễm chủng virus cường độc. Các đặc điểm về triệu chứng ở lợn con theo mẹ nhiễm PEDV kể trên cũng được mô tả ở nhiều nghiên cứu trong và ngoài

nước(Nguyễn Văn Điệp và cs., 2014; Sun et al., 2012).

Mặc dù lợn ở mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm PEDV nhưng lợn con theo mẹ là nhóm có biểu hiện bệnh rõ nhất. Tính độc của PEDV đã được chứng minh với

lợn sơ sinh (Thomas et al., 2015): ở liều thấp (10 ml huyễn dịch virus có hiệu giá

trong khoảng 560- 0,056 TCID50/ml) cũng gây ra triệu chứng, bệnh tích. Do đó,

nghiên cứu này đã chọn đúng đối tượng để kiểm tra độc tính của chủng giống virus nhược độc. Tuy nhiên, cũng nên mở rộng thí nghiệm kiểm tra độc lực ở lợn giai đoạn nuôi thịt, lợn hậu bị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính sinh học của chủng TGEV (transmissible gastroenteritis virus) và PEDV (porcine epidemic diarhea virus) dùng sản xuất vacxin nhược độc đa giá (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)