Biến đổi bệnh lý đại thể của lợn gâynhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính sinh học của chủng TGEV (transmissible gastroenteritis virus) và PEDV (porcine epidemic diarhea virus) dùng sản xuất vacxin nhược độc đa giá (Trang 52 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đặc điểm nhược độc hóa của chủng virus PEDV,TGEV

4.2.2. Biến đổi bệnh lý đại thể của lợn gâynhiễm

Để tiếp tục làm rõ đặc điểm nhược độc hóa của chủng giống, chúng tôi đã mổ khám và so sánh biến đổi bệnh lý đại thể, vi thể của 2 nhóm lợn. Các kết quả được trình bày ở bảng 4.2.Biến đổi bệnh lý đại thể được minh họa ở hình 4.4.

Bảng 4.2. Tổng hợp bệnh tích của lợn nhiễm virus cƣờng độc/ nhƣợc độc

Nhóm bệnh tích

Nhóm virus cƣờng độc

Nhóm virus nhƣợc độc

PEDV TGEV PEDV TGEV

Sữa chưa tiêu Dạ dày 3/3 3/3 3/3 3/3 Ruột 3/3 3/3 0/3 0/3 Ruột non Mỏng, trong 3/3 3/3 0/3 0/3 Giãn, nhiều dịch 3/3 3/3 0/3 0/3 Xung huyết/ xuất huyết 0/3 0/3 0/3 0/3 Hạch màng treo ruột xung huyết Ruột non 0/3 0/3 0/3 0/3 Ruột già 0/3 0/3 0/3 0/3

Ghi chú: toàn bộ lợn mổ khám tại thời điểm dừng thí nghiệm (72 giờ) là còn sống. Biến đổi bệnh tích đại thể được quan sát và chụp ảnh ngay tại thời điểm mổ khám.

Hình 4. 4. Bệnh tích đại thể của lợn gây nhiễm virus

Ghi chú: lợn nhiễm virus cường độc (A, C, E, G) có thành ruột non mỏng, trong (vòng tròn) và thấy rõ cục sữa (mũi tên); lợn nhiễm virus nhược độc (B, D, F, H) ruột non co nhỏ và săn lại (hình vuông).

Ở tất cả các lợn mổ khám, nghiên cứu này không ghi nhận được biến đổi bệnh lý đại thể ở các hệ cơ quan ngoài đường tiêu hóa như: hô hấp, tuần hoàn. Ở nhóm gây nhiễm bởi các chủng PEDV và TGEV cường độc, nhóm bệnh tích quan sát được ở hệ tiêu hóa chủ yếu tập trung vào các đặc điểm giảm tiêu hóa/ giảm hấp thu. Hiện tượng ruột non có màu trong, chứa nhiều dịch xuất hiện ở 100% số lợn gây nhiễm bởi chủng PEDV và TGEV cường độc.Nhiều thí nghiệm gây bệnh thực nghiệm trên thế giới cho thấy đặc điểm bệnh lý cơ bản của lợn mắc PED là thành ruột non mỏng, trong, bên trong lòng ruột có nhiều dịch màu vàng và cục sữa không tiêu (Sueyoshi et al., 1995b; Shi et al., 2017). Ở góc độ này, kết quả gây bệnh thực nghiệm với chủng độc lực cao là phù hợp. Ngược lại, ở nhóm gây nhiễm bởi các chủng giống virus vacxin, khi mổ khám thấy nhu động ruột non rất mạnh, ruột non co lại và săn lại. Lòng ruột non của nhóm lợn này không chứa nhiều dịch. Nhóm bệnh tích khác biệt rõ rệt nhất giữa lợn nhiễm virus cường độc và virus nhược độc là ở ruột non và được đánh dấu màu xám ở bảng 4.2.

So sánh giữa nhóm cường độc và nhóm nhược độc: 100% số lợn mổ khám đều quan sát được sữa đông vón trong dạ dày. Khác với nhiều nghiên cứu khác, cục sữa đông vón trong dạ dày thường được nhấn mạnh như một bệnh tích điển hình của lợn mắc PED(Nguyễn Văn Điệp và cs., 2014). Cục sữa đông trong dạ dày là do lợn con chết mà không kịp tiêu hóa hết, nên chúng tôi cho rằng đây không phải là bệnh tích điển hình của bệnh.

Với các kết quả thu được từ việc so sánh triệu chứng, bệnh tích đại thể có thể thấy 2 chủng giống vacxin PEDV và TGEV không gây ra các biểu hiện đặc trưng của bệnh tiêu chảy cấp. Biến đổi bệnh lý nhẹ ở đường tiêu hóa của nhóm lợn gây nhiễm bởi chủng giống vacxin (PEDV và TGEV) phù hợp với các quan sát về triệu chứng lâm sàng nhẹ ở nhóm lợn này trong thời gian theo dõi (trình bày ở bảng 4.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính sinh học của chủng TGEV (transmissible gastroenteritis virus) và PEDV (porcine epidemic diarhea virus) dùng sản xuất vacxin nhược độc đa giá (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)