Thứ nhất, công nghệ ngân hàng trên thế giới đã có nhiều thay đổi quan
trọng, công nghệ ngân hàng nói chung và công nghệ ngân hàng trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam cũng ngày càng đa dạng và đa năng hơn. Điều này cho thấy sự cần thiết ứng dụng marketing trong ngành ngân hàng để quảng bá công nghệ, phát triển thương hiệu và nâng cao tính cạnh tranh cho ngân hàng.
Thứ hai, sự thâm nhập của của các ngân hàng, các tổ chức tài chính nước
ngoài với kinh nghiệm hoạt động, công nghệ hiện đại, nguồn vốn dồi dào, kỹ thuật hoạt động marketing rất chuyên nghiệp sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân vốn rất nhạy cảm với các chính sách marketing. Trong tình thế buộc các ngân hàng Việt Nam phải đổi mới chính mình, cũng như tiếp cận và sử dụng marketing như một công cụ đắc lực cho quá trình kinh doanh của mình, nếu họ không muốn bị mất khách hàng ngay trên thị trường nước nhà.
Thứ ba, cạnh tranh đã tăng lên trong tất cả hoạt động ngân hàng phục vụ
khách hàng cá nhân, đối tượng mà trước kia chưa được đánh giá đúng mức, nguồn thu của ngân hàng từ việc cung cấp các dịch vụ NHBL cho khu vực dân cư, doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Xu hướng ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung
cấp dịch vụ bán lẻ cho một số lượng lớn dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai.
Nhận định trên cho thấy tính chất khốc liệt trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường dịch vụ NHBL và marketing sẽ là công cụ quan trọng giúp các ngân hàng đạt được mục tiêu đó.