Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 45 - 48)

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh hiện nay là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc, được thành lập từ năm 1958, lúc đầu chỉ là một phòng cấp phát trực thuộc Ty tài chính Hà Bắc. Đến năm 1963 được thành lập là Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết với nhiệm vụ cấp phát vốn cho các công trình xây dựng thuộc vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương. Đến năm 1981 được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam, vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cấp phát. Năm 1988 toàn hệ thống là Ngân hàng hai cấp. Từ năm 1990 hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Lúc này Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Bắc có tên gọi là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Hà Bắc.

Đầu năm 1995 toàn hệ thống BIDV thực hiện Quyết định của Chính phủ chuyển toàn bộ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tín dụng ưu đãi sang Cục đầu tư, lúc này BIDV thực sự trở thành một Ngân hàng thương mại.

Đến năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX về việc phân lại địa giới hành chính, Tỉnh Hà Bắc được chia tách thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. BIDV Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Trụ sở chính hiện nay của BIDV Bắc Ninh đặt tại số 01 đường Nguyễn Đăng Đạo - Phường Suối Hoa – Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh với 149 cán bộ công nhân viên.

Là một chi nhánh mới được thành lập 20 năm nhưng kết quả hoạt động không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chi nhánh đã đạt được một số kết quả khả quan và chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của Tỉnh Bắc Ninh.

Hình 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV Bắc Ninh

Nguồn: Báo cáo thường niên phòng TCHC BIDV Bắc Ninh BAN GIÁM ĐỐC Khối quan hệ khách hàng QLKH doanh nghiệp QLKH cá nhân Khối Tác nghiệp Phòng Quản trị tín dụng Phòng GDKH cá nhân Phòng GDKH doanh nghiệp

Phòng QL&DV kho quỹ

Khối Quản lý rủi ro

Khối Quản lý nội bộ

Khối trực thuộc

Phòng Quản lý rủi ro

Phòng kế hoạch tài chính

Phòng Tổ chức hành chính

10 phòng giao dịch: Tiên Sơn, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình, Ngô Gia Tự, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh gồm có: Ban lãnh đạo, Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch khách hàng cá nhân, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản trị tín dụng, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng dịch vụ và quản lý kho quỹ và 10 phòng giao dịch là: Quế Võ, Tiên Sơn, Gia Bình, Yên Phong, Thuận Thành, Nguyễn Trãi, Ngô Gia Tự, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Tiên Du. Tổng số lao dựng được khả năng tài chính vững mạnh, hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng cả về tín dụng, dịch vụ và trên nhiều mặt.

Bảng 3.1. Bảng KQKD bán lẻ giai đoạn 2014- 2016 của BIDV Bắc Ninh

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Số tiền Tỷ lệ tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ lệ tăng trưởng (%) Tổng thu nhập 131,79 223,9 69,9 243,93 8,9 Thu từ lãi cho vay 122,19 208,4 223

Thu phí lãi + thu nhập từ hoạt

động bán vốn 4,6 8,3 16,13

Thu nhập khác 5 7,3 4,8

Tổng chi phí 108,79 187,3 72,2 201,23 7,4 Chi phí trả lãi 87,6 168,2 181,1

Chi phí phi lãi 0,56 0,1 0,13

Chi phí hoạt động 8,63 9,8 14

Trích dự phòng rủi ro 12 9,2 6

Lợi nhuận trước thuế 23 36,6 59,1 42,7 16,67 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh bán lẻ (2014 – 2016)

Hình 3.2. Biểu đồ thu nhập - chi phí - lợi nhuận giai đoạn 2014 - 2016 Qua bảng 3.1 cho thấy: Lợi nhuận trước thuế của BIDV Bắc Ninh liên tục tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Năm 2014 lợi nhuận trước thuế đạt 23 tỷ đồng, năm 2015 đạt 36,6 tỷ đồng tăng 13,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,1%. Đến năm 2016 lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh đạt 42,7 tỷ đồng, tăng 6,1 tỷ đồng so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 16,67%. Đi sâu phân tích các kết quả kinh doanh tại chi nhánh cho thấy.

- Về thu nhập: tổng thu tăng chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là thu từ lãi cho vay. Thu từ hoạt động tín dụng thường xuyên chiếm trên 90% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Nguồn thu bất thường là các khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đây là nguồn thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng. Nguồn vốn phi lãi và thu từ hoạt động bán vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập song liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

- Về chi phí: tổng chi có tăng lên nhưng chậm hơn tốc độ tăng thu. Chi phí hoạt động tăng theo tiến độ tăng quy mô hoạt động. Khoản chi giảm nhiều nhất là khoản trích lập dự phòng rủi ro. Đạt được điều đó là do chi nhánh đã làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro, đã giúp giảm bớt được các khoản chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)