Khái quát hoạt động bán lẻ của BIDV Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 48)

3.2.1. Môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ trên địa bàn

Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, với hệ thống giao thông thuận lợi kết nối các tỉnh như Quốc lộ 1, trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc, mạng đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống sông cảng cả nước. Đây là những yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu của Bắc Ninh đối với bên ngoài.

Bên cạnh đó, Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, và cũng là môi trường thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

BIDV Bắc Ninh là một trong những ngân hàng có mặt sớm nhất trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh nên đã tranh thủ khai thác và tạo dựng được nền khách hàng bán lẻ tương đối tốt. Thương hiệu BIDV trên địa bàn cũng được khách hàng đánh giá khá cao nhờ uy tín của ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, chính sách khách hàng tốt, thái độ phục vụ tận tình, đội ngũ cán bộ trẻ, năng nổ và nhiệt huyết trong công việc.

Song song với việc phát huy thế mạnh để thu hút khách hàng bán lẻ thì BIDV Bắc Ninh cũng phải đối mặt với việc cạnh tranh khốc liệt trong việc dành thị phần bán lẻ trên địa bàn. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhưng có đến 32 chi nhánh cấp 1 của các hệ thống ngân hàng và nhiều quỹ tín dụng, nhất là trong thời kỳ kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn loay hoay tháo gỡ khó khăn, tìm nguồn vốn để khôi phục kinh doanh, thì việc phát triển dịch vụ bán lẻ là mũi nhọn trọng tâm trong định hướng kinh doanh của các hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay.

Tuy nhiên, thị trường bán lẻ tại Tỉnh Bắc Ninh có đặc thù giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, mặt bằng dân trí chưa cao (đặc biệt là trong khu vực làng nghề) nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện đại rất hạn chế. Do vậy, công tác tiếp thị bán chéo các sản phẩm như sản phẩm ngân hàng điện tử, sản phẩm thanh toán hoá đơn, dịch vụ ngân quỹ… còn gặp rất nhiều khó khăn.

3.2.2. Các kết quả kinh doanh dịch vụ NHBL của BIDV Bắc Ninh

3.2.2.1. Đánh giá kết quả chung hoạt động bán lẻ giai đoạn 2014 - 2016

Bảng 3.2. Thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ % tăng

giảm 2015/2014 Năm 2016

Tỷ lệ % tăng giảm 2016/2015

8.752 14.004 60 23.015 64

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động bán lẻ của BIDV Bắc Ninh Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong 3 năm qua từ năm 2014 đến năm 2016 hoạt động bán lẻ của chi nhánh Bắc Ninh có những bước chuyển biến tốt, cụ thể thu nhâp ròng từ hoạt đồng bán lẻ năm 2014 đạt 8.752 triệu đồng, thu nhập ròng năm 2015 đạt 14.004 triệu đồng tăng 5.252 triệu đồng so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 60%, thu nhập ròng năm 2016 đạt 23.015 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 9.011 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64%

3.2.2.2. Đánh giá chi tiết cho từng mặt hoạt động Ngân hàng bán lẻ của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016

a. Hoạt động huy động vốn dân cư

Nguồn vốn dân cư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của mỗi Ngân hàng. Sự bền vững của nguồn vốn huy động dân cư sẽ là cơ sở cho sự tăng trưởng ổn định của tổng nguồn vốn, từ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng tín dụng và đảm bảo sự hợp lý của cơ cấu tín dụng.

Bảng 3.3. Tình hình huy động vốn dân cư tại BIDV Bắc Ninh

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Huy động vốn cuối kỳ Huy động vốn bình quân Tỷ trọng HĐV dân cư/Tổng HĐV (%) Huy động vốn cuối kỳ Huy động vốn bình quân Tỷ trọng HĐV dân cư/Tổng HĐV (%) Huy động vốn cuối kỳ Huy động vốn bình quân Tỷ trọng HĐV dân cư/Tổng HĐV (%) 606 578 37 595 606 48,1 823 690 49,3 Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động NHBL của BIDV Bắc Ninh

Trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2016 nguồn vốn dân cư của Chi nhánh Bắc Ninh liên tục được nâng cao về số lượng cũng như về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể nếu như năm 2014 nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư cuối kỳ của Chi nhánh là 606 tỷ đồng, trong đó huy động vốn bình quân đạt 578 tỷ đồng thì sang năm 2015 huy động vốn cuối kỳ của khu vực này tại Chi nhánh đạt 595 tỷ đồng, huy động vốn bình quân đạt 606 tỷ đồng và đến năm 2016 huy động vốn cuối kỳ đạt 823 tỷ đồng, huy động vốn dân cư bình quân đạt 690 tỷ đồng. Tỷ trọng huy động vốn dân cư liên tục tăng qua các năm, cụ thể 37% năm 2014, 48,1% năm 2015 và sang năm 2016 là 49,3%.

- Huy động vốn dân cư xét theo kỳ hạn:

Bảng 3.4. Huy động vốn theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng Cơ cấu nguồn

vốn huy động từ khu vực dân cư theo

kỳ hạn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 32 5,3 26 4,4 45 5,5 Kỳ hạn dưới 12 tháng 544 89,8 552 92,8 742 90,3 Kỳ hạn trên 12 tháng 30 4,9 17 2,8 35 4,2 Tổng cộng 606 100 595 100 822 100 Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động bán lẻ của BIDV Bắc Ninh Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh trong 3 năm thì tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng liên tục tăng trưởng và luôn chiếm tỷ trọng trên 89%, cụ thể năm 2014 nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn không kỳ hạn là 32 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,3%, nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng là 30 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,9%, còn lại nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng là 544 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 89,8%. Đến năm 2015 nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn không kỳ hạn là 26 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,4%, nguồn vốn huy động từ dân cư có kỳ hạn trên 12 tháng là 17 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,8%, nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng là 552 tỷ đồng chiếm tỷ

trọng 92,8%. Đến năm 2016 huy động vốn dân cư không kỳ hạn là 45 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,5%, huy động vốn dân cư kỳ hạn trên 12 tháng là 35 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,2%, còn lại huy động vốn dân cư kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 742 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 90,3%. Việc nguồn vốn huy động từ dân cư với kỳ hạn dưới 12 tháng của Chi nhánh liên tục tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động vốn dân cư cho thấy tính chất nguồn vốn của BIDV Bắc Ninh là khá bền vững, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của Chi nhánh.

- Huy động vốn dân cư tại Chi nhánh xét theo loại tiền gửi: Bảng 3.5. Huy động vốn dân cư theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng Cơ cấu nguồn vốn

huy động từ khu vực dân cư theo

loại tiền

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) VNĐ 400 66 447 75 633 77

Ngoại tệ quy đổi 206 34 149 25 89 23 Tổng huy động 606 100 596 100 822 100 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh

Tiền gửi là VNĐ năm 2014 là 400 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 66% tổng huy động vốn dân cư của chi nhánh. Đến năm 2015 huy động tiền gửi dân cư là VNĐ là 447 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75% và trong năm 2016 vừa qua số tiền huy động vốn dân cư VNĐ tại chi nhánh đạt 633 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77 % trong tổng huy động vốn dân cư. Như vậy trong 3 năm vừa qua huy động vốn dân cư của chi nhánh không chỉ tăng về số tuyệt đối mà còn tăng về tỷ trọng trong tổng huy động vốn. Trong khi đó tiền gửi bằng ngoại tệ có chiều hướng giảm dần, nếu như năm 2014 tỷ trọng chiếm 34% đến năm 2015 còn 25%, và đến năm 2016 còn là 23% trong tổng huy động vốn. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do trong giai đoạn này nguồn vốn USD khá ổn định đã cho phép BIDV chủ động áp dụng mức lãi suất huy động USD thấp hơn các ngân hàng khác.

Mặc dù trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có tới hơn 30 ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng đang cùng hoạt động, cạnh tranh rất khốc liệt trên các mặt hoạt

động ngân hàng, thêm vào đó là những khó khăn phải đối mặt trong đó có hoạt động ngân hàng bán lẻ nhưng BIDV chi nhánh Bắc Ninh đang nỗ lực giành lại thị phần đang phải chia sẻ trên địa bàn. Cùng với ngân hàng Công thương, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Ngoại thương, BIDV Bắc Ninh vẫn luôn chứng tỏ được vị thế của một ngân hàng lớn mạnh hàng đầu tại Bắc Ninh và là một trong những địa chỉ tin cậy của khách hàng, đặc biệt là khách hàng dân cư.

b. Hoạt động tín dụng bán lẻ

Bảng 3.6. Chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV Bắc Ninh

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ (tỷ đồng) 404 453 482 Dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân (tỷ đồng) 412 430 485

Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 15 23 28

Tỷ lệ nợ nhóm 2 (%) 2.88 0.26 0,15

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.67 1.35 1,07

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động NHBL của BIDV Bắc Ninh

Ngay khi có Nghị quyết 1235/NQ-HĐQT ngày 21/12/2009 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ đạo về nội dung định hướng phát triển hoạt động bán lẻ, BIDV Chi nhánh Bắc Ninh đã xác định tập trung mạnh vào hoạt động ngân hàng bán lẻ, trong đó công tác tín dụng là then chốt, là cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ khác.

Địa bàn tỉnh Bắc Ninh tuy có nhiều thuận lợi cho hoạt động tín dụng bán lẻ nhưng cũng có không ít khó khăn như: sự cạnh tranh giữa các hệ thống ngân hàng trên cùng địa bàn, khách hàng đa phần thuộc các làng nghề như: giấy, đồ gỗ, tàu thuyền… trình độ dân trí chưa cao dẫn tới việc tiếp thị sản phẩm khó khăn, nhu cầu sử dụng đa dạng sản phẩm rất hạn chế (đặc biệt là các sản phẩm ngân hàng điện tử), tập quán sử dụng tiền mặt trong giao dịch gây nhiều khó khăn trong việc ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng,... Tuy nhiên, BIDV chi nhánh Bắc Ninh luôn nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn, vận dụng linh hoạt các sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng mà vẫn đảm bảo đúng quy

trình, quy định, nhờ vậy mà hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh có sự tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2014 -2016. Cụ thể về dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ: năm 2014 chi nhánh đạt 404 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15% tổng dư nợ; năm 2015 đạt 453 tỷ đồng, chiếm 23% trên tổng dư nợ. Đến năm 2016, dư nợ bán lẻ đạt 482 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28% tổng dư nợ. Về dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân của chi nhánh: năm 2014 đạt 412 tỷ đồng, đến năm 2015 tăng lên 430 tỷ đồng và đến năm 2016 tiếp tục có sự tăng trưởng đạt 485 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng không những góp phần tăng quy mô mà còn làm gia tăng hiệu quả, giảm thiểu và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Do đó việc tăng quy mô và chất lượng tín dụng bán lẻ là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển tín dụng của chi nhánh trong thời gian tới nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Dư nợ tín dụng bán lẻ được chi nhánh quan tâm đẩy mạnh gắn liền với công tác kiểm soát rủi ro, đảm bảo phát triển an toàn, bền vững. Tỷ lệ nợ nhóm 2 và tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm dần qua các năm, cụ thể về tỷ lệ nợ nhóm 2 tại chi nhánh: năm 2014 là 2,88%, đến năm 2015 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,26% và đến năm 2016 còn 0,15%. Công tác xử kiểm soát tín dụng, xử lý nợ xấu được chi nhánh quan tâm đẩy mạnh, vì vậy tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ ngày càng giảm xuống (Năm 2014 là 2,68%, năm 2015 là 1,35% và năm 2016 là 1,07%). Tỷ lệ này đánh dấu sự nỗ lực của chi nhánh trong tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Chi nhánh đã luôn chấp hành nghiêm túc các quy định, quy trình cho vay, sàng lọc, tiếp thị những khách hàng tốt, giảm dần khách hàng yếu kém, luôn bám sát đôn đốc thu nợ, thu lãi phát sinh.

Trong cơ cấu dư nợ theo dòng sản phẩm tại chi nhánh, sản phẩm cho vay cá nhân, hộ kinh doanh là chủ yếu, chiếm trên 80% tổng dư nợ bán lẻ, tiếp đó là sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Các sản phẩm khác như cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay mua ôtô, thấu chi không đáng kể. Nguyên nhân là do tại địa bàn có nhiều làng nghề truyền thống (đồ gỗ, giấy, tàu thuyền...), nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh rất cao, đây cũng là phân khúc thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Cơ cấu sản phẩm như vậy cũng sẽ có bất lợi khi suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến ngành nghề truyền thống trên địa bàn. Chi nhánh đã ứng dụng một số giải pháp để hạn chế vấn đề này như chọn lọc ưu tiên cho vay những khách hàng có tình

hình tài chính thực sự lành mạnh, tư cách tốt, tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao...

Cũng như huy động vốn, tín dụng bán lẻ của chi nhánh tại địa bàn nằm trong nhóm các ngân hàng có thị phần cao nhất (cùng với Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp…..). Tuy nhiên, để giữ vững thị phần và tăng trưởng, chi nhánh xác định cần có những giải pháp đồng bộ như tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ bán lẻ.

c. Hoạt động kinh doanh thẻ

Bảng 3.7. Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng thẻ ATM Số lượng thẻ tín dụng Thu phí ròng (tỷ đồng) Số lượng thẻ ATM Số lượng thẻ tín dụng Thu phí ròng (tỷ đồng) Số lượng thẻ ATM Số lượng thẻ tín dụng Thu phí ròng (tỷ đồng) 24.519 58 0,24 29.349 95 0,49 34.096 132 0,66 Tổng số thẻ Tổng số thẻ Tổng số thẻ 24.577 29.444 34.228

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động NHBL của BIDV Bắc Ninh Trong 3 năm qua (2014 - 2016) với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh cùng với những chế độ ưu đãi và uy tín thương hiệu của BIDV, hoạt động kinh doanh thẻ đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:

Năm 2014 chi nhánh đã phát hành được tồng số 24.577 thẻ (trong đó có 24.519 thẻ ATM và 58 thẻ tín dụng) với thu phí ròng đạt 0,24 tỷ đồng, đến năm 2015 tổng số thẻ chi nhánh đã phát hành được tổng số 29.444 thẻ (trong đó có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 48)