Các kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 85 - 91)

Sau hơn 10 năm tái lập, tuy cịn nhiều khó khăn phải vượt qua, nhưng những thành tựu, những tiến bộ đạt được có ý nghĩa rất quan trọng: kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối vững chắc. Nông nghiệp Phú Thọ đã phát huy được thế mạnh của mình, khẳng định vai trị là một tỉnh trọng điểm về lương thực ở khu vực miền núi phía Bắc. Kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng nông thôn đã được cải thiện một cách đáng kể và khá đồng bộ, khoa học công nghệ đã phát triển ở một trình độ khá cao, từng bước chuyển dịch được cơ cấu kinh tế, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp Phú Thọ đã từng bước đẩy mạnh q trình ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ thực trạng kinh tế Nông nghiệp nông thôn Phú Thọ trong hơn 10 năm kể từ khi tái lập đến nay, với những thành tựu to lớn và những hạn chế thiếu sót mắc phải trong q trình chỉ đạo xây dựng của Đảng bộ Phú Thọ có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu sau:

Trước hết: trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng phát triển kinh tế Nông nghiệp cần nắm

vững lợi thế của tỉnh để đề ra các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp.

Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta ln chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế Nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qn triệt chủ trương đó trong q trình lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế Nông nghiệp tại địa phương, Đảng bộ Phú Thọ luôn vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Trên cơ sở đặc điểm tình hình của tỉnh, căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế Nông nghiệp của Trung ương, trong q trình chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh ln tiến hành điều tra cơ bản, nắm bắt và xử lý thông tin về thực trạng kinh tế Nông nghiệp của địa phương, nắm bắt thời cơ, từ đó đưa ra những biện pháp phát triển kinh tế Nông nghiệp phù hợp với tình hình địa phương. Đây chính là nhân tố quyết định mọi thành tựu về xây dựng và phát triển kinh tế Nông nghiệp của Phú Thọ trong những năm 1997-2010.

Ngay sau khi tái lập tỉnh, từ việc xác định Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nơng nghiệp:có diện tích đất tự nhiên và diện diện tích đất nơng nghiệp lớn 744,7 m2/người, vị trí “ngã ba sơng”, cửa ngõ phía Tây của thủ đơ Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, Phú Thọ là cầu nối các tỉnh đồng bằng Sơng Hồng với các tỉnh miền núi phía Tây Bắc và Đơng Bắc; thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh đồng thời cũng là một trong năm trung tâm lớn của miền núi phía Bắc, có nhiều trục giao thơng quan trọng chạy qua và nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Quảng Ninh. Đảng bộ Phú Thọ đã chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, từ đó thúc đẩy cả nền kinh tế, xã hội cùng phát triển. Từ một tỉnh nghèo, thiếu lương thực trầm trọng sau tái lập, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thực hiện các chương

trình sản xuất nơng nghiệp trọng điểm, chương trình trồng mới 8 vạn ha rừng, chương trình ứng dụng cơng nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Nông, Lâm nghiệp - Thủy sản,… là những minh chứng điển hình cho tinh thần chủ động, sáng tạo của Đảng bộ Phú Thọ trong quán triệt, cụ thể hóa đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương. Đây là bài học kinh nghiệm có ý nghĩa bao trùm, chi phối đến những bài học kinh nghiệm khác, được tổng kết qua quá trình lãnh đạo của Đảng bộ từ khi tái lập tỉnh.

Thứ 2 là: Phát triển kinh tế Nông nghiệp phải gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nhân dân

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế Nơng nghiệp ở Phú Thọ, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng phát triển, nhưng cịn nhiều vấn đề mới nảy sinh trong đó có những vấn đề về xã hội. Cho nên đòi hỏi cán bộ của tỉnh phải nhận thức một cách đầy đủ và có những giải pháp cụ thể trong q trình chỉ đạo thực hiện nhằm tạo ra một động lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân. Trước hết là phải quan tâm đến phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật và trình độ tay nghề cho dân cư nông thôn để tạo ra được đội ngũ lao động mới, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước chuyển dần lao động nông nghiệp là chủ yếu sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Trong thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ luôn vận dụng đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển Giáo dục - Đào tạo, nhằm để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời chỉ đạo mở rộng công tác đào tạo nghề, cho phép các trung tâm mở nhiều lớp dạy nghề như: chuyển giao công nghệ khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào

sản xuất, làm hàng thủ công mỹ nghệ... đã cung cấp số lượng lớn lao động có trình độ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cùng với việc phát triển đào tạo, Đảng bộ tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền thực hiện Nghị quyết TW 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Coi trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, nếp sống văn hóa, phịng, chống các tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm...), thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo nếp sống văn minh ở nơng thơn, xã hội hố chủ trương giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, xây dựng nơng thôn mới làm cho đời sống của nhân dân, đặc biệt của nơng dân ngày một nâng cao. Tình hình an ninh, trật tự ở nông thôn cơ bản được ổn định. Đảng bộ tỉnh và chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Trong những năm qua Đảng bộ Phú Thọ đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh q trình phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế nơng nghiệp nói riêng.

Thứ ba: phải chú trọng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế Nơng nghiệp.

Nói đến phát triển kinh tế Nơng nghiệp khơng thể khơng nói đến các yếu tố cơ sở vật chất - kỹ thuật. Có thể khẳng định cơ sở vật chất - kỹ thuật là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp. Nếu cơ sở vật chất được đáp ứng tốt sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế nơng nghiệp phát triển. Nhận thức rõ điều đó trong những năm 1997- 2010, Tỉnh ủy Phú Thọ ln xác định công tác lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật là một nội dung quuan trọng. Những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh ủy xác định là chỉ đạo đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi cho vùng trọng điểm, phát triển giao thông nội đồng, giao thông nơng thơn, đầu tư xây dựng các phịng kiểm nghiệm, xét nghiệm, phịng thí nghiệm chun ngành. Nhiều cơng trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây

dựng như trong giai đoạn 2006-2009, đã đầu tư xây dựng 170,2 km đường giao thông nông thôn (Đường liên huyện 105,1 km; đường liên xã 65,1 km); Cải tạo nâng cấp 19 hồ đập, 4 trạm bơm, 2,6 km kênh mương thủy lợi (Nâng diện tích được tưới tiêu chủ động 2 vụ lên 58,2 ngàn ha); Đê chính, đê bao, đê quai được tu bổ cải tạo nâng cấp và gia cố lên 499,1 km; Kè bảo vệ chống sạt lở bờ vở sông được 74,5 km. Tích cực thực hiện các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn, nâng tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 61,6% (năm 2005) lên trên 80% (năm 2010), Tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 2006 - 2009: 2.590,8 tỷ đồng. Kết quả trên đã góp phần thay đổi diện mạo nơng thơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thôn, đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn mới.

Để có đủ nguồn vốn, một mặt Đảng bộ chỉ đạo ưu tiên nguồn vốn ngân sách, mặt khác thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế Nông nghiệp. Do làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật nên chỉ sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, hoạt động kinh tế Nông nghiệp trên địa bàn Phú Thọ đã có bước phát triển vượt bậc góp phần quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

Thứ tư: Phải đặc biệt coi trọng lãnh đạo ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống

Kinh nghiệm thành cơng trong q trình lãnh đạo phát triển kinh tế Nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ là không ngừng nâng cao hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống. Từ hiệu quả kinh tế từ các giống lúa lai, ngô lai, Hồng không hạt, bưởi Đoan Hùng.... trong chăn ni là các giống bị, lợn, gà... áp dụng chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại, tiên tiến, người dân đã thực sự tin tưởng vào

kết quả ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Vì vậy, nhiều chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế Nông nghiệp đã được thực hiện. Do có các giống cây trồng ngắn ngày, năng suất cao mà tạo nên sự chuyển dịch trong cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích vụ thu đơng. Trong ngành Thuỷ sản, nhân dân đã chuyển mạnh sang nuôi trồng thâm canh như: nuôi cá, tôm, ba ba, ếch... theo phương pháp công nghiệp. Nhận thức đúng đắn vai trò của khoa học - kỹ thuật, Phú Thọ đã thu hút được nhiều dự án kinh tế, xã hội, thực hiện một bước "đón đầu, đi trước" trên cơ sở coi trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất và đời sống, đến nay Phú Thọ đã tạo ra được đàn lợn ngoại, đàn bò lai sind, đàn gia cầm có chất lượng cao hơn trước rất nhiều, tự sản xuất được giống lúa lai... Nhiều dự án mới về chế biến thức ăn gia súc, trung tâm dịch vụ đang được triển khai. Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế Nơng nghiệp, các tổ chức đảng ln nâng cao trình độ tiếp cận, làm chủ khoa học - kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, đội ngũ đảng viên đã tổ chức nhiều đoàn nghiên cứu kinh nghiệm thực tế và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất của các tỉnh, vùng, cả nước, khu vực, cử nhiều cán bộ đi học, tập huấn trên nhiều lĩnh vực. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong đời sống đã có bước phát triển mới rất đáng khích lệ làm cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh bố trí lao động ngày một hợp lý hơn, đưa máy móc thiết bị vào phục vụ con người dẫn đến lao động ngày một năng suất, hiệu quả. Trong những năm khoa học - công nghệ đã thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế Nơng nghiệp tỉnh Phú Thọ.

Thứ năm: Phải thường xuyên quan tâm đào tạo, đào tạo lại để nâng cao chất lượng cán bộ quản lý kinh tế Nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của tỉnh trong thời kỳ mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ: “cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa đến những thành tựu trong phát triển kinh tế Nông nghiệp của Phú Thọ trong những năm 1997-2010 là nhờ có đội ngũ cán bộ ln đáp ứng được yêu cầu đặt ra của các ngành kinh tế Nơng nghiệp.

Một trong những khó khăn cơ bản đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế Nơng nghiệp nói riêng ở Phú Thọ sau tái lập là thiếu một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực. Nhận thức rõ khó khăn đó, tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn quán triệt rõ: muốn tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế Nông nghiệp phải tập trung xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có chất lượng. Trong những năm 1997-2010, bằng nhiều hình thức đào tạo, nhiều nguồn vốn, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành chỉ đạo mở nhiều lớp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nông nghiệp. Đa số những cán bộ qua đào tạo, bồi dưỡng đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành kinh tế Nông nghiệp của Phú Thọ ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ thì bài học này càng có ý nghĩa to lớn.

Những kinh nghiệm trên được Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đúc rút trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong phát triển kinh tế Nơng nghiệp nói riêng. Những kinh nghiệm đó cần được phát huy và bổ sung để Đảng bộ ngày càng trưởng thành, vững vàng trong lãnh đạo và chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hoàn thành những mục tiêu Đảng bộ đề ra.

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 85 - 91)