Về xây dựng và phát triển Thủy sản

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 63 - 66)

Phú Thọ là một tỉnh miền núi nhưng có tiềm năng mặt nước cho phát triển Thủy sản tương đối lớn, điều kiện khí hậu và sinh thái thuận lợi, có hệ thống giao thơng thủy, bộ tương đối thuận tiện, khu hệ Thủy sản tự nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống cần cù sáng tạo và kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.

Qua 4 năm thực hiện quy hoạch, ngành thủy sản Phú Thọ đã đạt được một số thành công: ngành Thủy sản Phú Thọ đã vươn lên vị trí hàng đầu so với các tỉnh miền núi phía Bắc về diện tích và sản lượng ni Thủy sản nước ngọt. Diện tích ni trồng thủy sản tăng thêm

2.126 ha (từ 6.950,2 lên 9.076,8 ha); tổng sản lượng Thủy sản (chỉ tính tơm, cá) tăng lên 4.923,2 tấn (từ 10.463,7 tấn lên 15.386,9 tấn). Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nơng nghiệp theo hướng sản xuất hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác. Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 1994) so với tồn ngành Nơng nghiệp tăng từ 4,25% (2003) lên 5,32% (2007).

Tuy nhiên, đến 2007 nhiều chỉ tiêu đạt thấp so với quy hoạch: nhất là các chỉ tiêu về diện tích ni mặt nước lớn (đạt 37,22%); Nuôi lồng (đạt 26,32% về số lồng và 8,23% về sản lượng); Sản lượng ni các lồi Thủy sản có chất lượng cao (đạt 1,45%) và thủy sản có chất lượng vừa (đạt 40,38%).

Sản lượng Thủy sản bình qn đầu người tồn tỉnh năm 2007 mới đạt được khoảng 11,8 kg/người/năm. Ước thực hiện đến 2010 đạt khoảng 15Kg/người/năm, so với quy hoạch (18kg/người/năm) ước đạt 83,3%.

Nhìn chung năng suất ni bình qn cịn thấp. Do trình độ ni hiện nay mới ở mức quảng canh cải tiến đến bán thâm canh mức thấp, khai thác lợi thế của tự nhiên là chính, đầu tư cơ sở vật chất, thức ăn ... cịn ít.

Cơ sở hạ tầng ngành ni cịn sơ sài, chậm phát triển.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường vùng nuôi từ các nguồn nước thải từ Nông nghiệp, dân cư đô thị, khu công nghiệp đang là mối đe dọa hiện hữu đến nghề nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, nguồn lợi Thủy sản tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng. Do phát triển quá mức lực lượng khai thác và công cụ đánh bắt mang tính hủy diệt, tận thu.

Đảng bộ xác định nguyên nhân của những tồn tại trên là do cơng tác quản lý ngành Thủy sản cịn nhiều yếu kém, bất cập; các mục

tiêu đề ra chưa tính tốn cân đối năng lực sản xuất giống, cơng nghệ và chưa có giải pháp huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư phát triển; chưa chú trọng đến chất lượng và cơ cấu đàn giống Thủy sản.

Sau khi chỉ ra những nguyên nhân làm cho ngành Thủy sản của tỉnh trong những năm qua còn nhiều tồn tại, yếu kém. Nhằm đưa Thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong Báo cáo đánh giá kết quả 4 năm thực hiện quy hoạch phát triển Thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003-2010, dự báo và các giải pháp chủ yếu phát triển trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đưa ra định hướng chiến lược phát triển chung là: “Phát triển Thủy sản phải trên cơ sở bảo vệ môi trường, nguồn lợi Thủy sản nhằm đảm bảo sản xuất một cách bền vững và thân thiện với môi trường, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho xã hội; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cùng với tăng cường hỗ trợ của ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá, tạo các vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa thủy sản tập trung năng suất cao theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước nâng cao năng lực bảo quản, chế biến, cung ứng tiêu thụ cho các khu đô thị, du lịch, cơng nghiệp trong và ngồi tỉnh, tiến tới xuất khẩu 1 phần ra thị trường thế giới” [49, tr.23].

Để thực hiện phương hướng phát triển trên, Tỉnh ủy đã đưa ra các giải pháp về giống Thủy sản; giải pháp sản xuất và cung ứng thức ăn; giải pháp phịng trừ dịch bệnh và quản lý mơi trường; giải pháp bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; giải pháp phát triển nguồn nhân lực; giải pháp chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng Thủy sản; giải pháp tăng cường năng lực quản lý.

Thực tế những giải pháp trên đã được Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện trong những năm trước, nhưng điểm khác trong giai đoạn này là tính đồng

bộ của các giải pháp trong tổ chức thực hiện. Do đó, kết thúc Chương trình phát triển Thủy sản từ năm 2006 đến năm 2010 do Tỉnh ủy đề ra, ngành Thủy sản đã thực sự có những bước phát triển mới với những kết quả đạt được trên tất cả các mặt. Đến năm 2010, diện tích ni trồng đạt 9,6 nghìn ha, sản lượng khai thác tăng 1,4 lần so năm 2005. Giá trị sản xuất (giá 1994) tăng bình quân 7,61%/năm. Đây là cơ sở để Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ đưa ngành Thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 63 - 66)