Chủ trương xây dựng phát triển kinh tế Nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 46 - 49)

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

Đất nước ta sau gần 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng được tăng cường. Bên cạnh đó, đất nước có nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động. Nhân dân ta có truyền thống cách mạng kiên cường. Mơi trường hịa bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và xu thế đối thoại của thế giới đã và sẽ tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đất nước còn phải đối mặt với 4 nguy cơ lớn: tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, “diễn biến hịa bình” do các thế lực thù địch gây ra. Do đó, yêu cầu nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh trong thời kỳ mới là vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với Đảng và nhân dân ta.

Trong bối cảnh đó, từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 12 năm 2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ Phú Thọ lần thứ XVI được tiến hành. Đứng trước những thời cơ, thuận lợi mới cũng như những thách thức không nhỏ của một thời kỳ phát triển mới, Đại hội có nhiệm vụ vạch ra con đường phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (2006-2010), trong đó có đường lối, chủ trương phát triển kinh tế Nông nghiệp.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được cũng như những yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005, đưa ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này, Đại hội đã vạch ra những định hướng phát triển kinh tế trong 5 năm (2006-2010) là: “Tạo chuyển biến về tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế với mức cao hơn nhiệm kỳ trước, tăng trưởng đi đôi với phát triển bền vững, bắt nhịp với đà phát triển chung của cả nước; phấn đấu đến năm 2010, cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo. Tiếp tục đổi mới toàn diện, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; xác định khâu đột phá quan trọng là “Phát triển kết cấu hạ tầng” nâng cao hiệu quả các nguồn đầu tư, cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển đơ thị và các vùng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn. Mục tiêu phấn đấu được xác định: Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 11,5%/năm trở lên; năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt trên 9,2 triệu đồng; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng bình quân 5%/năm, năm 2010, sản lượng lương thực đạt 45-46 vạn tấn, độ che phủ rừng 48-50%; giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 16-18%/năm; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân trên 15%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 15%/năm, năm 2010 đạt 290-300 triệu USD; cơ cấu kinh tế năm 2010: Công nghiệp, xây dựng 45-46%, dịch vụ 36-37%, nông lâm nghiệp 18-19% [33, tr 60-62].

Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển ngành kinh tế nông nghiệp trong 5 năm (2005-2010).

Đẩy mạnh phát triển nơng, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông thơn.

Tiếp tục rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ưu tiên sản xuất các sản phẩm có lợi thế và có thị trường tiêu thụ. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; giải quyết tốt khâu giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, thâm canh, tăng vụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích; đảm bảo an tồn lương thực. Phát triển giao thơng nội đồng, thủy lợi vùng đồi; đẩy nhanh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Lựa chọn đầu tư có trọng tâm; tiếp tục điều chỉnh và thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế nơng nghiệp trọng điểm. Mở rộng và nâng cao chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Chè, nguyên liệu giấy, cây lấy gỗ, cây ăn quả, chăn ni bị thịt, ni trồng thủy sản. Tạo sự liên kết giữa sản xuất nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ.

Cơ cấu lại diện tích đất nơng nghiệp, hoàn thành việc dồn đổi ruộng đất quả thấp sang phát triển ngành nghề, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản. Làm tốt cơng tác phịng chống lụt bão, bảo vệ an toàn sản xuất và đời sống của nhân dân.

Rà sốt, đánh giá lại diện tích rừng phịng hộ, đặc dụng, điều chỉnh cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng. Phấn đấu trồng 6 vạn ha cây nguyên liệu giấy tập trung đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể và kinh tế trang trại. tăng cường đầu tư và hỗ trợ đầu tư xây dựng để tiếp tục hoàn thiện một bước quan trọng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; nhất là giao thông, thủy lợi, chợ, cụm công nghiệp ở các huyện; đầu tư cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển các ngành nghề dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nguồn nhân lực đáp

ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

Như vậy, quán triệt quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế Nông nghiệp của Đảng, trên cơ sở những kết quả đạt được cũng như một số tồn tại trong phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 2001-2005. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển đó là cơ sở để Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) đề ra những chủ trương, biện pháp phát triển nhằm lãnh đạo xây dựng và phát triển từng ngành kinh tế nơng nghiệp trong từng năm, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010).

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 46 - 49)