0
Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Về xây dựng và phát triển ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 50 -54 )

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm (2006-2010), tháng 11 năm 2006, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết “về thực hiện các chương trình sản xuất nơng nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006-2010”, trong đó xác định 6 chương trình sản xuất nơng nghiệp trọng điểm, gồm: Sản xuất lương thực, Phát triển chè, Phát triển cây ăn quả (Tập trung vào phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng, cây hồng không hạt); phát triển chăn ni lợn thịt, bị thịt chất lượng cao; phát triển thủy sản và trồng rừng sản xuất (cây nguyên liệu và cây lấy gỗ).

Nhằm đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt, Đảng bộ xác định: Theo cơ cấu đất nơng nghiệp được bố trí để phát triển cây trồng cho phù hợp từng giai đoạn với phương thức canh tác tiên tiến, đưa nhanh các giống mới vào sản xuất để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị trường tiêu thụ trong và ngồi nước nhằm tăng nhanh giá trị sản xuất nơng nghiệp/ha.

Biểu 1: Tổng hợp giá trị sản xuất một số nhóm cây trồng chính

Đơn vị: %

Nhóm cây trồng chính 2004 2005 2010

Nhóm cây lương thực 62,0 60,0 54,0

Nhóm cây thực phẩm 8,0 8,5 10,0

Nhóm cây cơng nghiệp 16,5 17,0 20,0

* Về sản xuất lương thực:

Thực hiện Nghị Quyết số 10-NQ/TU ngày 29/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện các chương trình sản xuất Nơng nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006-2010; Nghị quyết số 59/2006/NQ-HĐND ngày 17/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh Nông, lâm nghiệp - thủy sản Phú Thọ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 60/2006/NQ-HĐND ngày 17/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp - thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010; UBND tỉnh xây dựng chương trình sản xuất lương thực giai đoạn 2006-2010.

Phương châm, các biện pháp thực hiện chương trình sản xuất lương thực thực phẩm được Đảng bộ xác định là: “Phát triển sản xuất lương thực theo hướng bền vững trên cơ sở quy hoạch ổn định vùng sản xuất, chủ động đầu tư thâm canh, tập chung đầu tư cao vào những khâu then chốt như thủy lợi, giống, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất lương thực cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư, cải thiện điều kiện canh tác. Những vùng cịn khó khăn tiếp tục gieo cấy những giống có năng suất cao, những vùng khác mở rộng diện tích các giống chất lượng cao để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Sản xuất lương thực gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nơng nghiệp nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao năng suất, sản lượng, đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, cải thiện đời sống nhân dân”.

Mục tiêu đề ra là: Phấn đấu đến năm 2010. Sản lượng lương thực đạt 450-460 ngàn tấn (trong đó sản lượng thóc 371-372 ngàn tấn, sản

lượng ngơ 85-87 ngàn tấn). Bình qn lương thực đầu người đạt 310-330 kg/năm, đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn [42].

* Cây công nghiệp ngắn ngày: Cây công nghiệp ngắn ngày tập trung phát triển mạnh cây đậu tương, cây lạc với các giống tốt có năng suất, chất lượng để làm hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cây đậu tương, cây lạc phát triển mạnh ở các huyện như thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa.

Cây đậu tương và vừng: Tăng nhanh diện tích cây đậu tương và vừng. Diện tích gieo trồng cây đậu tương năm 2010 đạt 3 ngàn ha, tăng gần 0,7 nghìn Ha so với năm 2005. Sản lượng năm 2010 đạt 6 ngàn tấn, tăng 2,6 ngàn tấn so năm 2005.

Cây vừng vừa là cây công nghiệp vừa là cây thực phẩm quan trọng, cần phát triển theo yêu cầu của thị trường trong và ngồi tỉnh.

Cây lạc: Diện tích gieo trồng cây lạc năm 2010 đạt 7 ngàn ha, tăng 1 ngàn ha so với năm 2005. Sản lượng năm 2010 đạt 14 ngàn tấn, tăng 4,6 ngàn tấn so với năm 2005

* Cây công nghiệp dài ngày: Tập trung phát triển mạnh cây chè, cố gắng tận dụng hết những diện tích có thể trồng được chè, đến năm 2010 đạt khoảng 14-15 nghìn ha, sản lượng chè búp tươi đạt đạt 100-110 ngàn tấn vào năm 2010.

Sau 5 năm thực hiện quy hoạch phát triển chè đã đạt được những kết quả quan trọng: các chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt mục tiêu đề ra, đã huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển chè, bước đầu hình thành liên kết 4 nhà trong sản xuất; chương trình phát triển chè của tỉnh đã góp phần quan trọng vào giải quyết thêm việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường và làm thay đổi nhận thức của một bộ phận nơng dân theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, cơng tác

quản lý quy hoạch ở một số địa phương chưa chặt chẽ. Các cơ sở chế biến phát triển nhanh chưa gắn với vùng nguyên liệu, nhiều cơ sở chế biến có thiết bị, cơng nghệ lạc hậu. Sản phẩm chế biến chưa phong phú, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao,…

Trên cơ sở đó, nhằm đẩy mạnh phát triển chè, trên địa bàn tỉnh, ngày 11/4/2006 UBND tỉnh Phú Thọ đã ra kế hoạch số 606/KH-UBND về việc phát triển chè giai đoạn 2006-2010. Theo đó, Tỉnh đã xác định quan điiểm, mục tiêu:

Quan điểm: Xác định chè là cây truyền thống có lợi thế của tỉnh, có giá trị kinh tế, có khối lượng hàng hóa lớn và tập trung, có thị trường tiêu thụ, có hệ thống cơ sở chế biến mạnh. 5 năm tới, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với cơ sở chế biến. Chú trọng đầu tư thâm canh, cải tạo diện tích chè cằn xấu, giống cũ, đồng thời tiếp tục trồng mới mở rộng diện tích ở những nơi có điều kiện. Tiếp tục rà sốt sắp xếp lại các cơ sở chế biến theo hướng gắn với vùng nguyên liệu; đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả kinh tế của cây chè. Hình thành cơ chế liên kết thúc đẩy lẫn nhau giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2010 diện tích chè đạt 14 - 15 nghìn ha, trong đó diện tích chè kinh doanh đạt 13.000 ha, chè chất lượng cao 50 ha; năng suất chè búp tươi đạt 8,5 - 9 tấn/ha (năng suất chè vùng dân đạt bình quân 7 tấn/ha, của các doanh nghiệp đạt 12 tấn/ha); sản lượng chè búp tươi đạt 100-110 ngàn tấn ; 80% sản phẩm qua chế biến dành cho xuất khẩu, sản phẩm chè xanh khoảng 20%; doanh thu bình quân trên 1 ha trồng trồng chè đạt bình quân 23-25 triệu đồng. Cơ cấu giống chè mới chiếm khoảng 50-55% tổng diện tích. Chương trình phát triển cây ăn quả: Di thực và đưa một số giống cây ăn quả nhập nội có chất lượng tốt, phù

hợp với đất đai, khí hậu vào trồng để có sản phẩm hàng hóa lớn, giá trị cao. Tập trung phát triển bưởi, hồng khơng hạt, vải chín sớm,… Qui mơ diện tích năm 2010 khoảng 12.000 ha trong đó bưởi Đoan Hùng 1.200 – 1.300 ha, hồng không hạt 150 - 200 ha, tập trung chủ yếu ở Đoan Hùng và Việt Trì.

Mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, song do chủ động xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp về xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án trọng điểm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, dồn đổi ruộng đất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học về giống cây trồng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Vì vậy, năng suất sản lượng cây trồng có bước phát triển: năng suất lúa tăng 6,6%, ngô tăng 22%; sản lượng lương thực tăng 6,8%, đạt 452,1 ngàn tấn, lương thực bình quân 340 kg/người; thu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 50,2 triệu đồng, tăng 1,99 lần so với năm 2005 và tăng bình qn 14,9%/năm. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 124 nghìn ha giảm 2,9% so năm 2005, diện tích cây lương thực có hạt đạt 91,6 nghìn ha giảm 1,9 nghìn ha so năm 2005 (trong đó diện tích lúa giảm 3,1 nghìn ha chủ yếu chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng khu cơng nghiệp; diện tích ngơ tăng 1,2 nghìn ha). Do vậy mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực giảm nhưng sản lượng lương thực tăng 22 nghìn tấn, an ninh lương thực cơ bản được đảm bảo.

Một phần của tài liệu SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 50 -54 )

×