thức mới
Sau hơn 8 năm tái lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nền kinh tế Phú Thọ, trong đó có ngành kinh tế Nơng nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới, trước những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng ngày một nặng nề, ngành kinh tế nông nghiệp của Phú Thọ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Do tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ; tình hình xã hội cũng như đời sống của nhân dân đã có những thay đổi tích cực, nên nhu cầu địi hỏi ngành kinh tế nơng nghiệp đáp ứng ngày càng tăng. Tuy nhiên, thực trạng phát triển của kinh tế nông nghiệp không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chưa đảm nhận tốt vai trị của một lĩnh vực kinh tế chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khi Phú Thọ bước vào giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì u cầu này càng trở nên cấp thiết hơn.
Về trồng trọt: Chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; sản xuất
lương thực còn phụ thuộc lớn vào thiên nhiên; thời tiết, sâu bệnh hại diễn biến phức tạp là những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất; diện tích đất sản xuất lương thực tiếp tục giảm, trong khi đó hạ tầng cơ sở vật chất, năng lực đầu tư thâm canh của các hộ dân còn nhiều hạn chế, bất cập, năng suất lúa của tỉnh thời gian qua tăng nhanh dần đạt tới ngưỡng. Do vậy áp lực tăng năng suất, sản lượng, đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ
trên địa bàn là hết sức khó khăn; sản xuất Nơng nghiệp, nhất là sản xuất lương thực hiệu quả kinh tế thấp nên việc thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và các hộ dân rất khó khăn và hạn chế; khi Việt Nam gia nhập WTO, sản phẩm ngô sẽ bị cạnh tranh gay gắt với ngô nhập khẩu từ Mỹ, Thái Lan,… với giá thành thấp hơn, đồng thời khi hội nhập khinh tế quốc tế chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ hạn chế hơn.
Về chăn ni: Nhìn chung năng suất ni bình qn cịn thấp. Do
trình độ ni hiện nay mới ở mức quảng canh cải tiến đến bán thâm canh mức thấp, khai thác lợi thế của tự nhiên là chính, đầu tư cơ sở vật chất, thức ăn…còn thấp; cơ sở hạ tầng ngành ni cịn sơ sài, chậm phát triển; nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các nguồn nước thải từ nông nghiệp, dân cư đô thị, khu công nghiệp đang là mối đe dọa hiện hữu đến nghề nuôi trồng thủy sản; hiện nay, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng do phát triển quá mức lực lượng khai thác và cơng cụ đánh bắt mang tính hủy diệt, tận thu.
Về lâm nghiệp: Những năm qua diện tích rừng tuy có tăng nhưng
chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng chưa được cải thiện nhiều. Tiến độ trộng rừng chậm, quản lý giống cây lâm nghiệp chưa chặt chẽ. Các thành phần kinh tế chưa mạnh dạn đầu tư phát triển rừng nguyên liệu. Hiện tượng ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất chậm được khắc phục. Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp chưa bền vững, hiệu quả sản xuất chưa cao; quy mô sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh kém. Quản lý đất đai lâm nghiệp cịn bng lỏng, chồng chéo; hiện tượng tranh chấp, xâm lấn, bố trí khơng đúng quy hoạch cịn xảy ra. Cơng nghiệp chế biến quy mô nhỏ, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh sản phẩm thấp.
Như vậy, kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực trạng phát triển
đã cho thấy các ngành kinh tế nơng nghiệp Phú Thọ vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục khi bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo. Để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cũng như hiệu quả phát triển kinh tế nơng nghiệp địi hỏi Đảng bộ Phú Thọ trong Đại hội lần thứ XVI phải tìm ra những chủ trương, giải pháp phát triển đúng đắn, sáng tạo để khắc phục những yếu kém nêu trên của lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của các ngành kinh tế, văn hóa - xã hội.