Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 25 - 44)

tế Nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

1.2.2.1. Giai đoạn 1997 - 2000

Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó nổi bật là những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế. Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông đã được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh. Nhiều cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở cơng nghiệp trọng yếu được xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho bước phát triển tiếp theo. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng một cách đồng bộ và có hiệu quả hơn. Về cơ bản đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng kéo dài hơn 15 năm. Những kết quả đó đã tạo tiền đề cần thiết để nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp Quốc hội thứ 10 (khóa IX) về việc phân chia địa giới hành chính của một số tỉnh, tỉnh Phú Thọ được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1997 sau gần 29 năm hợp nhất. Nằm trong bối cảnh chung của đất nước, sau khi được tái lập, Phú Thọ có những điều kiện thuận lợi căn bản để phát triển kinh tế: sớm có cơ chế khốn hộ, phát triển kinh tế đồi rừng; là một tỉnh trung du, miền núi có tiềm năng về đất đai sơng ngịi thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp; nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa bước đầu được phát triển, giao thông nông thơn phát triển khá; nhân dân bước đầu có kinh nghiệm về lãnh đạo, quản lý và sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường…

Bên cạnh những thuận lợi trên, trong điều kiện một tỉnh mới được tái lập, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng ngày một nặng nề, Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách: Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo, vị trí địa lý hạn chế cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thấp; đội ngũ cán bộ còn thiếu; số lao động đã qua đào tạo thấp, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia đầu ngành, công nhân kỹ thuật đang rất thiếu so với yêu cầu đặt ra; thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng dưới 50% mức thu nhập bình quân cả nước, lao động thiếu việc làm còn nhiều.

Nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn trong tình hình mới, quán triệt chủ trương phát triển kinh tế giai đoạn 1996-2000 do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (8-1996) đề ra, Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ Phú Thọ (diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13-11-1997) đã đề ra nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế giai đoạn 1997-2000 là: “Xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển với tốc độ khá ổn định, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống quê hương Đất tổ; giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phịng vững mạnh; cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được củng cố và phát triển vững chắc” [31, tr. 40].

Các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu được xác định là: Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 1998 - 2000: đạt 10% trở lên. GDP bình quân đầu người khoảng 290 - 300 USD; giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn hàng năm: 15 - 17%; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm là: 16 - 18%; giá trị sản xuất nơng , lâm nghiệp tăng bình qn 4,5% trở lên, sản lượng lương thực đạt: 31- 32 vạn tấn/năm. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt: 73,8 triệu USD vào năm 2000 (trong đó xuất khẩu địa phương đạt khoảng 30 triệu USD). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng: tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, cụ thể: công nghiệp và xây dựng 36,5%; dịch vụ 34,5%; nơng, lâm nghiệp 29%. Cơ bản xóa hộ đói, giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu vào năm 2000 [31, tr.41-42].

Trên cơ sở phương hướng chung và các mục tiêu trong phát triển kinh tế đã đề ra, Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ Phú Thọ đã đề ra những chủ trương, giải pháp nhằm phát triển ngành kinh tế nông nghiệp.

Phát triển nơng, lâm nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa đảm bảo an tồn lương thực, nâng cao hiệu quả và tạo hệ sinh thái bền vững. Hướng chủ yếu trong những năm tới là: phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện, bền vững gồm sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây có giá trị kinh tế, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa tập trung, phù hợp với mơi trường sinh thái và thị trường. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn ni. Tập chung đầu tư nhanh chóng tạo ra sản phẩm hàng hóa có hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích; khơng ngừng nâng cao mức sống của nơng dân. Trước mắt, tăng cường đầu tư chiều sâu cho vùng sản xuất lương thực tập trung, gắn với nâng cao năng suất đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh. Nhanh chóng ổn định về lương thực, lấy lương thực làm cơ sở để phát triển các cây con khác. Cùng với phát triển sản xuất phải xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất trong nông thôn phù hợp với công cuộc đổi mới nền nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đưa nhanh cơng nghệ sinh học vào sản xuất trên tất cả các lĩnh vực. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản. Phát triển trồng trọt với chăn nuôi. Giải quyết tốt việc làm cho người lao động. Chỉ đạo và khuyến khích phát triển kinh tế nơng trại, lâm trại coi đây là một trong những hướng cơ bản làm giàu từ đồi rừng, phát triển kinh tế nông thôn miền núi.

Từ định hướng trên, mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 đạt bình quân lương thực 230 - 240kg/người/năm. Giữ vững đàn trâu cày kéo 90 ngàn con, phát triển đàn bò đạt 115 ngàn con, đàn lợn 460 ngàn con, khuyến khích phát triển chăn ni gia cầm, thủy sản theo phương pháp công nghiệp, cây ăn quả tập trung theo hướng hàng hóa có khối lượng lớn, chất lượng cao. Tích cực tìm nguồn tiêu thụ và đầu tư để kích thích phát triển cây sơn ở những vùng có truyền thống.

Từng bước khơi phục và phát triển rừng phịng hộ, rừng đặc dụng bằng cơ cấu cây bản địa nhằm tạo hệ sinh thái bền vững kết hợp với hiệu quả kinh tế. Coi trọng việc tái sinh bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, kết hợp với trồng rừng, làm giàu rừng tự nhiên hiện có. Phấn đấu đến năm 2000 khoanh ni bảo vệ, phục hồi 48.000 ha, trồng và chăm sóc 30.000 ha. Thực hiện trồng rừng nguyên liệu theo quy hoạch, khai thác theo quy trình phù hợp với yêu cầu cung cấp nguyên liệu cho chế biến công nghiệp.

Trong 4 năm, kể từ sau ngày tái lập tỉnh, theo đường lối đổi mới tồn diện của Đảng, trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tỉnh ủy đã lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ ra sức phấn đấu, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XIV.

Sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh trong những năm 1997-2000 gặp rất nhiều khó khăn khách quan. Năm 1997 lũ lụt, xô lũ liên tiếp xảy ra trong khi sản xuất có nhiều khó khăn phức tạp, cung cầu có phần mất cân đối. Hậu quả của cơn bão số 2 năm 1996 làm vỡ nhiều đoạn đê cục bộ ở các xã, làm ngập úng hàng ngàn hécta lúa và hoa màu, các cơng trình giao thông và nhà cửa của nông dân ở nhiều nơi bị tàn phá nặng còn đang phải khắc phục. Hết lụt lội lại đến hạn hán, sâu bệnh. Hai năm 1998 và 1999, hạn hán nặng kéo dài làm cho cây trồng thiếu nguồn nước. Năm

1998 và năm 2000, sâu bệnh phá hoại mùa màng trên diện rộng. Khó khăn do thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, làm trầm trọng thêm những khó khăn vốn có của tỉnh Phú Thọ.

Trước tình hình như vậy, hàng năm, Tỉnh ủy đã có nhiều nghị quyết lãnh đạo tồn diện và nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo sâu sát từng ngành triển khai nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh. Về kinh tế nông, lâm nghiệp, các nghị quyết trên của Tỉnh ủy nêu rõ: Phát triển nông nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với phân công lại lao động; thực hiện cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, cây trồng, thâm canh cây lúa, mở rộng diện tích ngơ đơng; đưa nhanh cơng nghệ sinh học và tiến bộ kỹ thuật vào nơng nghiệp; thực hiện cấp I hóa giống lúa; cải tạo đàn bị, đàn lợn; đảm bảo an tồn lương thực; phịng ngừa, khoanh ni dịch bệnh, chống thiên tai và bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng và sửa chữa hệ thống thủy lợi hợp lý, mở rộng diện tích tưới tiêu, chú trọng thủy lợi vùng đồi; đẩy mạnh giao đất, giao rừng, chuyển đổi ruộng đất nơng nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún.

Ngày 31-10-1998, Ban thường vụ tỉnh ủy ra Nghị quyết chuyên đề “Về tiếp tục đẩy mạnh kinh tế trang trại đến năm 2000” đã xác định: Tiềm năng phát triển kinh tế trang trại còn rất lớn. Tồn tỉnh hiện cịn 150.000 ha đất chưa sử dụng, trong đó đất đồi núi cịn 120.000 ha, đất mặt nước cịn 2.700 ha. Phấn đấu đến năm 2000 có từ 2.500 đến 3000 trang trại, trong đó 60% số hộ trở lên làm kinh tế giỏi; phấn đấu thu nhập bình quân của người làm kinh tế trang trại đạt 5 triệu đồng/ người/ năm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động.

Ngày 27-3-1999, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết 15-NQ/TU “Về tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Nghị quyết nêu rõ phương hướng chung là: Tiếp tục củng cố kiện toàn tổ

chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở. Công tác khuyến nông phải được tiến hành sâu rộng đến từng hộ nông dân, tập trung vào bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nông dân sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao. Xã hội hóa cơng tác khuyến nông, lấy tổ chức khuyến nông Nhà nước làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân, tổ chức khuyến nơng chun ngành và đa dạng hóa nội dung và hình thức khuyến nơng.

Ngày 15-10-1999, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Nghị quyết số 17- NQ/TU “Về chương trình phát triển kinh tế - xã hội 31 xã đặc biệt khó khăn, giai đoạn 1999-2005”. Tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh ủy trong Nghị quyết là: phát triển kinh tế - xã hội trước hết phải phát huy nội lực của từng hộ gia đình, của cộng đồng, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước để khai thác có hiệu quả các tiềm năng lao động, đất đai, tài nguyên và các điều kiện kinh tế, xã hội, tạo ra bước chuyển biến mới về sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc. Nhà nước tạo mơi trường pháp lý và chính sách phát triển kinh tế xã hội, ưu tiên bố trí vốn đầu tư, lồng ghép từ các nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, vốn ủng hộ giúp đỡ các doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế - xã hội, vốn tranh thủ các nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế. Chương trình 135 (phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn) phải được thực hiện trong kế hoạch hàng năm, 5 năm của tỉnh, của các ngành, của huyện, xã và phải có các giải pháp tồn diện. Trước hết tập trung ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thúc đẩy phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội…v.v.

Nhờ vậy sản xuất Nông, Lâm nghiệp tiến bộ hơn trước, nhất là sản

xuất lương thực, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Diện tích, năng suất, sản lượng

các loại cây trồng chủ yếu đều tăng. Chương trình sản xuất lương thực trong 4 năm (1997-2000) đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. Năng suất lúa từ 29,2 tạ/ha năm 1997 lên 38-40 tạ/ha gieo trồng tính bình qn chung cả tỉnh đến năm 2000, vượt xa những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năng suất ngô đạt 30 tạ/ha. Sản lượng lương thực năm 1997 đạt 27,5 vạn tấn, năm 1998 đạt 28 vạn tấn, năm 1999 đạt 32 vạn tấn (đạt trước mục tiêu Đại hội XIV một năm) và năm 2000 đạt tới 36,3 vạn tấn (vượt năm 1996 là 12,3 vạn tấn, tăng 5%). Do đó bình qn lương thực đầu người trong tỉnh đã tăng từ 191 kg/người (1996) lên 284 kg/người (năm 2000).

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả trên là do tỉnh đã chỉ đạo đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Đây là một giải pháp có tính quyết định tạo ra những bước đột phá quan trọng về sản xuất lâm nghiệp. Các giống cây lương thực có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Các địa phương trong tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ , cơ cấu các trà lúa, các giống lúa phù hợp với tình hình khí hậu và thời tiết ở từng vùng. Chương trình canh tác trên đất dốc, đất lầy thụt, là một yếu tố dần dần làm thay đổi tập quán canh tác và chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ ở vùng đồi. Đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính là một vấn đề rất quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu mùa vụ và làm tăng tổng sản lượng lương thực của tỉnh.

Cây cơng nghiệp có mức tăng khá. Cây chè, cây mía được phục hồi và phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Cây chè là một loại cây cơng nghiệp có từ lâu đời ở địa phương, đứng thứ 3 về diện tích, thứ 4 về sản lượng so với cả nước. Tổng diện tích chè đến năm 2000 có 8.000 ha, trong đó 7.000 ha kinh doanh. Năng suất chè bình quân cả tỉnh từ 34 tạ/ha (năm 1996) lên 45 tạ/ha (năm 2000). Một số nơi trong tỉnh đã đạt năng suất chè bình qn 70-80 tạ/ha, cá biệt có diện tích đạt 150-200

tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi đạt trên 31.000 tấn. Hàng năm tỉnh có 3 đến 4 ngàn tấn chè khơ tham gia xuất khẩu. Cây chè trên đất Phú Thọ được coi là một chương trình kinh tế mũi nhọn, diên tích khơng ngừng được mở rộng và đầu tư thâm canh để có năng suất cao, tạo sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.

Chương trình cây ăn quả bước đầu có sự phát triển trên địa bàn tỉnh. Không phải chỉ ở vùng nông thôn, miền núi, mà cả ở thành phố, thị xã, vùng đơ thị, hầu như nhà nào có đất vườn dù ít hay nhiều cũng trồng cây ăn quả. Một số địa phương đã tập trung chỉ đạo cải tạo vườn tạp như ở Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy, Lâm Thao và Phù Ninh. Tồn tỉnh có gần 6 nghìn héc ta cây ăn quả với các loại cây chủ yếu như chuối, vải, nhãn, xoài, bưởi, hồng … Một số trang trại của hộ nông dân đã phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Song, do đặc điểm của một tỉnh miền

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 25 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w