Về xây dựng và phát triển ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 57 - 63)

Phú Thọ là một tỉnh miền núi, rừng và đất rừng chiếm 58% diện tích tự nhiên. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế nông - lâm nghiệp phát triển khá, rừng và đất rừng được bảo vệ, khai thác ngày càng hiệu quả. Diện tích rừng trồng hàng năm tăng ngăn chặn được tình trạng suy thối về diện tích và chất lượng rừng; độ che phủ rừng tăng nhanh. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống và thâm canh rừng trồng đã được áp dụng trong sản xuất, năng suất, chất lượng rừng tăng khá. Công tác quản lý nhà nước về rừng có nhiều tiến bộ. Các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp được triển khai tích cực; liên kết giữa người sản xuất và nhà máy chế biến, giữa nông dân với lâm trường bước đầu được hình thành trên cơ sở lợi ích kinh tế. Ngành chế biến gỗ và lâm sản đã có bước phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đang chuyển đổi mạnh từ nền lâm nghiệp quốc doanh thuần túy sang nền lâm nghiệp xã hội với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế, tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường sinh thái.

Bên cạnh thành tựu trên vẫn còn những tồn tại yếu kém: diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng chưa được cải thiện nhiều. Tiến độ trồng rừng chậm, quản lý giống cây lâm nghiệp chưa chặt chẽ. Các thành phần kinh tế chưa mạnh dạn đầu tư

phát triển rừng nguyên liệu. Hiện tượng ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất chậm được khắc phục. Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp chưa bền vững, hiệu quả sản xuất chưa cao; quy mô sản xuất nhỏ, sức cạnh trranh kém. Quản lý đất đai lâm nghiệp cịn bng lỏng, chồng chéo; hiện tượng tranh chấp, xâm lấn, bố trí khơng đúng quy hoạch cịn xẩy ra. Công nghiệp chế biến quy mô nhỏ, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh sản phẩm thấp.

Trước tình hình đó, ngày 20/6/2007 Tỉnh ủy Phú Thọ đã ra Nghị quyết số 15-NQ/TU về việc phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020. Phương hướng, mục tiêu được Tỉnh ủy xác định là:

Phương hướng: Phát triển rừng sản xuất phù hợp với quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh. Phát triển mạnh rừng sản xuất trọng tâm là trồng rừng nguyên liệu tập trung và đẩy mạnh trồng cây lấy gỗ; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác giống và thâm canh rừng là khâu đột phá. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển rừng; triển khai nhanh chủ trương “xã hội hóa” nghề rừng. Lồng ghép các chương trình, dự án; nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh trong sản xuất và chế biến để rừng sản xuất đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động. Phát triển rừng sản xuất gắn với thị trường và góp phần hỗ trợ cho rừng phịng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Mục tiêu: Đến năm 2015, ổn định 60.000 ha rừng trồng nguyên liệu giấy tập trung; sau năm 2015, mỗi năm khai thác 9.000 ha rừng trồng nguyên liệu giấy để cung cấp ổn định 750.000 m3 gỗ cho công nghiệp sản xuất giấy.

Đến năm 2015, ổn định 10.000 ha rừng cây gỗ lớn; sau năm 2015, mỗi năm khai thác từ 500 đến 600 ha rừng cây gỗ lớn để cung cấp ổn định

từ 80 đến 100 ngàn m3 gỗ phục vụ cho công nghiệp sản xuất đồ gỗ gia dụng.

Đến năm 2015 ổn định 74.700 ha rừng kinh doanh gỗ nhỏ và cây đặc sản thông qua việc làm giàu rừng tự nhiên bằng các biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, xây dựng các mơ hình vườn rừng, trang trại lâm nghiệp nhằm sử dụng tối đa tiềm năng đất đai, nâng cao tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường làm đẹp cảnh quan, bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học.

Từ năm 2015 trở đi giữ ổn định 144.700 ha rừng sản xuất các loại; đảm bảo tái tạo ngay rừng mới (trồng mới, trồng bổ sung) trên những diện tích rừng vừa khai thác [43, tr.2].

Sau 3 năm, chất lượng rừng được cải thiện, diện tích rừng trồng hàng năm tăng lên (trung bình mỗi năm toàn tỉnh trồng được 6.000 ha rừng tập trung, trên 2 triệu cây phân tán) độ che phủ của rừng tăng từ 43,8% năm 2005 lên 47,8% năm 2008 (đạt 95,6% so với mục tiêu đến năm 2010). Đã hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với các cơ sở chế biến và một số mơ hình kinh tế lâm nghiệp gắn với trang trại có hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại yếu kém: các chỉ tiêu trồng rừng chưa đạt kế hoạch, đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; năng suất, giá trị kinh tế của rừng cịn thấp, đóng góp của kinh tế đồi rừng đối với kinh tế tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng. Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, việc rà soát, xác định 3 loại rừng mới thực hiện xong trên hồ sơ, bản đồ, chưa tiến hành cắm mốc tại thực địa; việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cịn rất chậm. Bố trí cơ cấu cây trồng, mật độ trồng rừng phịng hộ chưa phù hợp, hiệu quả thấp. Việc quản lý về quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác rừng còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý, bảo vệ rừng cịn thiếu, chưa đáp ứng

yêu cầu. Đảng bộ xác định nguyên nhân của những tồn tại trên là do một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức sâu sắc về vai trò kinh tế, xã hội của việc trồng rừng nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên, thiếu những giải pháp cụ thể, thiết thực, cịn tư tưởng ỷ lại trơng chờ đầu tư của Nhà nước; chính quyền địa phương ở một số nơi chưa phát huy hết vai trò quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chính sách của Nhà nước về phát triển rừng chưa đủ sức hấp dẫn để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển rừng. Hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn thấp.

Sau khi chỉ ra những nguyên nhân làm cho ngành lâm nghiệp của tỉnh trong những năm qua còn nhiều tồn tại, yếu kém, nhằm đẩy mạnh kinh tế lâm nghiệp phát triển, ngày 21/5/2009, Ban Thường Tỉnh ủy ra Kết luận số 258-KL/TU về kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 988- KL/TU, ngày 13/4/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình trồng mới 8 vạn ha rừng đến năm 2010; một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Theo đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy đưa ra phương hướng phát triển rừng đến 2010 là: “Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 5/5/1999 và Kết luận số 988-KL/TU, ngày 13/4/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong cấp ủy, chính quyền và nhân dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cả hệ thống chính trị về phát triển kinh tế rừng, hiệu quả kinh tế - xã hội của việc trồng rừng; nâng cao vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo thực hiện hoàn thành kế hoạch trồng 8 vạn ha rừng đến năm 2010.

Phát triển rừng hiệu quả, bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao thu nhập, tạo cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn” [40, tr.2-3].

Để thực hiện phương hướng phát triển trên, Tỉnh ủy xác định các giải pháp cần tập trung thực hiện là:

“1. Tập trung chỉ đạo hồn thành các mục tiêu cịn lại của chương trình trồng mới 8 vạn ha rừng. Giai đoạn 2009-2010 phấn đấu trồng mới 12.198 ha rừng; đảm bảo đủ diện tích đất trồng cây cao su theo Kết luận số 244-KL/TU, ngày 18/3/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2. Triển khai xác định gianh giới 3 loại rừng trên bản đồ; đến hết quý II/2010 giải quyết dứt điểm tranh chấp, trồng lấn đất lâm nghiệp ở các huyện, năm 2011 thực hiện hoàn thành đề án cắm mốc 3 loại rừng trên thực địa theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Tập trung ưu tiên đối với đất trồng rừng kinh tế, đất không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch; trong quá trình thực hiện gắn với dồn đổi đất lâm nghiệp để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa lớn; hồn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp vào năm 2012.

3. Tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả trồng rừng.

Trước mắt cung cấp đủ giống tốt để trồng rừng, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc giống cây lâm nghiệp; việc cung ứng giống phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Xây dựng các khu rừng giống cây lâm nghiệp, kết hợp với nhập ngoại các giống tốt. Hình thành tập đoàn caayy bản địa, cây kinh tế, cây lấy gỗ và tổ chức sản xuất giống; đánh giá, lựa chọn xây dựng vườn ươm giống cây lâm nghiệp đạt chuẩn theo quy định. Xây dựng phịng ni cấy mô, liên kết với cơ sở nuôi cấy mô của Tổng Công ty giấy Việt Nam để sản xuất, cung ứng đủ giống cây tốt cho nhân dân.

Áp dụng phương thức trồng thuần tập đoàn cây bản địa đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, thâm canh trong trồng rừng kinh tế.

Xây dựng quy trình trồng rừng thâm canh (tham khảo quy trình của Tổng cơng ty giấy Việt Nam), ban hành văn bản quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng.

Chỉ đạo và kiểm sốt chặt chẽ việc thực hiện quy trình kỹ thuật thâm canh; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, yêu cầu người trồng rừng phải thực hiện khắc phục nhanh và tiến tới loại bỏ phương thức trồng rừng quảng canh trong nhân dân.

4. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp. Triển khai quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch các lâm trường giai đoạn 2010-2020.

Chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện tốt cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng; thu hồi đất của các tập thể và cá nhân sử dụng khơng có hiệu quả; đình chỉ việc trồng rừng nếu khơng thực hiện đúng quy trình thâm canh; bố trí đội ngũ cán bộ khuyến lâm ở huyện và xã theo tinh thần Nghị quyết số 16-NQ/TU và Kết luận số 988-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; kiểm tra chặt chẽ việc khai thác, thu mua, khắc phục tình trạng ép cấp, ép giá; triển khai thực hiện quy hoạch chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ gắn với phát triển vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ trên địa bàn.

5. Tăng cường các nguồn lực để phát triển rừng. Thực hiện cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trồng rừng và chế biến gỗ. Trước mắt chỉ đạo, phối hợp với Tổng Công ty giấy Việt Nam triển khai chương trình liên kết với nơng dân trồng 3 vạn ha rừng theo quy hoạch. Khuyến khích nơng dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất lâm nghiệp để liên kết trồng rừng kinh tế, trồng cây cao su, trồng chè với doanh nghiệp; doanh nghiệp đảm nhận các khâu chủ yếu: giống, kỹ thuật, thu mua, chế biến, tiêu thụ.

Huy động và lồng ghép các nguồn lực của Nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn của người dân và vốn vay ngân hàng để trồng rừng” [40, tr.3-4].

Từ những biện pháp đồng bộ, cách thức tổ chức thực hiện đúng đắn nêu trên, đến năm 2010, cơng tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã có bước phát triển mới. Nhận thức về rừng trong các cấp, các ngành được nâng lên; bộ máy quản lý nhà nước được kiện toàn, mở rộng; cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp. Do đó, kết thúc chương trình trồng rừng sản xuất từ năm 2006 đến năm 2010 do Tỉnh ủy đề ra, ngành lâm nghiệp đã thực sự có những bước phát triển mới với những kết quả đạt được trên tất cả các mặt. Cơng tác trồng, khoanh ni chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được đẩy mạnh; Việc rà soát, đánh giá lại diện tích rừng phịng hộ, rừng đặc dụng, điều chỉnh cơ cấu cây trồng rừng phịng hộ được triển khai tích cực. Giai đoạn 2006-2010 trồng mới được 33,1 nghìn ha rừng tập trung, hàng năm chăm sóc 13-15 ngàn ha rừng trồng, trồng 2,1-2,2 triệu cây phân tán; bảo vệ rừng tự nhiên trên 33 ngàn ha; Nâng độ che phủ rừng từ 45,2% (năm 2005) lên 49,4% (năm 2010).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 57 - 63)