Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 32 - 36)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Một số trang trại quy mô từ 200 đến 2000 lợn nái giống Landrace đã đẻ từ 1 đến 4 lứa tại địa bàn 05 tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng là: Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018. 3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên đàn lợn nái sinh sản giống Landrace đã đẻ từ 1 đến 4 lứa, lợn nái được nuôi tập trung tại một số trang trại quy mô từ 200 đến 2000 nái tại địa bàn 05 tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng là: Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.

3.3.2. Vật liệu nghiên cứu

3.3.2.1. Mẫu bệnh phẩm

Dịch tử cung ở lợn nái giống Landrace đã đẻ từ 1 đến 4 lứa mắc bệnh sinh sản và lợn nái không mắc bệnh sinh sản được nuôi tập trung tại một số trang trại tại địa bàn 05 tỉnh khu vực đồng Sông Hồng là: Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.

3.3.2.2. Hóa chất

+ Dung dịch Rivanol 0.1% , Lugol 0.1%. + Thuốc kháng sinh tiêm Norfloxacin. + Dung dịch nước sinh lý 0.85%. + Thuốc bổ tiêm ADE. Bcomplex.

+ Dung dịch Hormone tiêm Oxytocin, Lutalyze dẫn xuất của PGF2α

3.3.2.3. Môi trường nuôi cấy và phân lập

+ Môi trường phổ thông: Môi trường nước thịt, môi trường thạch thường: Kiểm tra khuẩn lạc, làm kháng sinh đồ.

Môi trường Sapman: Phân lập và xác định độc lực Staphylococcus

Môi trường Brilliant Green Agar: Phân lập E. coliSalmonella

Môi trường Edwwards medium: Phân lập Streptococcus

Môi trường Cetrimide: Phân lập Pseudomonas

Môi trường thạch máu: Giữ và bảo quản vi khuẩn

3.3.2.4. Giấy tẩm kháng sinh

Các mảnh giấy chuẩn đã được tẩm kháng sinh theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế do hãng Oxoid – Anh sản xuất

Các thuốc kháng sinh dùng để tẩm đều đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam 1994.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

-Theo dõi tỷ lệ mắc một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng bao gồm:

Bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, hội chứng mất sữa và hiện tượng đẻ khó.

-Xác định ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng

+ Thời gian động dục lại của lợn nái sau cai sữa lợn con (ngày) + Số con động dục trở lại (con). Tỷ lệ đông dục trở lại (%)

+ Số con đậu thai trong lần phối giống đầu tiên (con). Tỷ lệ phối giống đậu thai ở lần phối giống đầu tiên (%)

+ Số lợn con sinh ra/ổ (con). Số lợn con sinh ra còn sống tới 24h (con) + Số lợn con cai sữa/ổ (con). Trọng lượng lợn con cai sữa ở 21 ngày tuổi (kg/con).

-Xác định ảnh hưởng của lợn mẹ bị bệnh sinh sản đến tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con

-Xác định sự biến đổi vi khuẩn trong dịch tử cung của lợn nái mắc bệnh sinh sản:

+Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái bình thường và lợn nái mắc bệnh sinh sản.

+Thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái bình thường và lợn nái mắc bệnh sinh sản.

+Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của một số loại vi khuẩn phân lập được từ dịch tử cung của lợn nái mắc bệnh sinh sản.

+Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các vi khuẩn có trong dịch tử cung của lợn nái mắc bệnh sinh sản.

-Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung bằng một số phác đồ khác nhau và theo dõi chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian khỏi và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc quan sát, theo dõi, thăm khám trực tiếp nhằm xác định lợn nái ngoại giống việc quan sát, theo dõi, thăm khám trực tiếp nhằm xác định lợn nái ngoại giống Landrace bị bệnh sinh sản: Bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, hiện tượng đẻ khó và hội chứng mất sữa.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi: Biểu hiện lợn nái trước, trong, sau quá trình đẻ. Biểu hiện trong giai đoạn nuôi con của lợn nái, biểu hiện đàn lợn con theo mẹ. Thăm khám lợn nái mắc bệnh sinh sản: Đo thân nhiệt lợn nái sáng, chiều, tính giá trị trung bình. Quan sát biểu hiện của lợn nái, quan sát dịch tử cung, kiểm tra cổ tử cung bằng mỏ vịt, quan sát bên ngoài lợn nái: Quan sát bầu vú, vắt sữa, kiểm tra lợn con có tư thế sai trong quá trình đẻ, kiểm tra sức khỏe lợn con: Thân nhiệt, hệ tiêu hóa, hô hấp...

Chỉ tiêu đánh giá lợn nái viêm tử cung: Lợn nái bỏ ăn, sốt cao 40-410, vật đau đớn, cong lưng rặn, từ âm hộ chảy ra hỗn dịch, niêm dịch, dịch viêm mủ lợn cợn. Kiểm tra cổ tử cung thấy hơi mở, có mủ chảy ra. Xung quanh gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, khô lại thành đám, vảy...có mùi tanh, thối.

Chỉ tiêu đánh giá lợn nái viêm vú: Núm vú sưng to, lợn mẹ giảm ăn hoặc bỏ ăn, đầu vú sưng to, nóng, lợn có cảm giác đau, không cho con bú, sốt 40-410. Vắt sữa từ vú được hỗn dịch có mủ lợn cợn, có mùi hôi.

Chỉ tiêu đánh giá lợn nái mất sữa: Lợn nái bỏ ăn, thích nằm, lợn mê man, mũi khô, da tái, ít đi tiểu, thân nhiệt hạ. Bầu vú căng to nhưng không có sữa, lợn con bú nhưng không no, kêu liên tục, gầy sút.

Chỉ tiêu đánh giá lợn nái đẻ khó: Lợn rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối có máu, kiểm tra qua tử cung thấy lợn con vướng ở xương chậu.

3.5.2.Phương pháp theo dõi lợn nái động dục sau cai sữa bằng cách trao đổi với người chăn nuôi, đồng thời trực tiếp thử nghiệm sự lên giống của lợn nái sau cai sữa

Tại đề tài này, chúng tôi theo dõi lợn nái trong thời gian 07 ngày. Những lợn nái lên giống sau 07 ngày được coi là không lên giống. Sau thời gian trên chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi đến 02 chu kì, số lợn nái lên giống trong khoảng thời gian đó vẫn tiếp tục đưa vào sản xuất, số lợn nái lên giống ngoài khoảng thời gian đó mang đi loại thải.

Chỉ tiêu đánh giá lợn nái động dục trở lại: Lợn nái bỏ ăn, phá chuồng, âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng, nước nhờn, keo dính chảy ra từ âm hộ, kiểm tra lợn cái bằng cách dùng hai tay xoa vuốt từ hàng vú cuối lên lưng của lợn sau đó ấn lên lưng của lợn hoặc dùng lợn đực thí tình, lợn nái đứng ì, hai tai vểnh lên, tư thế sẵn sàng cho lợn đực phối.

3.5.3. Phương pháp theo dõi trực tiếp kết hợp trao đổi với người chăn nuôi các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nhằm xác định ảnh hưởng của bệnh sinh các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nhằm xác định ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái giống Landrace

Lợn nái mắc bệnh sinh sản đã được điều trị khỏi theo phác đồ của trang trại và được theo dõi các chỉ tiêu sinh sản sau khi đẻ: Dùng kháng sinh Amoxicillin 1ml/10kgP, thuốc hạ sốt Anagil C 10ml/con, thuốc trợ sức trợ lực B- complex 10ml/con, thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng Iodin 10% pha với 1 lít nước sạch, liệu trình điều trị 3-5 ngày, lợn nái đã ăn uống trở lại, không còn dịch viêm chảy ra từ âm hộ, sữa đã trong, không có cặn sữa, bầu vú đã hết sưng nóng.

Các chỉ tiêu theo dõi lợn nái được ghi chép lại và xử lí trong phần mềm Excel.

3.5.4. Phương pháp theo dõi ảnh hưởng của lợn nái mắc bệnh sinh sản đến hội chứng tiêu chảy ở lợn con. chứng tiêu chảy ở lợn con.

Những con lợn con theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy, chúng tôi đánh dấu bằng mực trên lưng, tiện cho việc theo dõi, quan sát. Những con lợn con này vẫn được nhốt chung với lợn mẹ trong quá trình theo dõi.

Chỉ tiêu đánh giá lợn con mắc hội chứng tiêu chảy: Lợn con mất nước, bỏ bú, nôn ra dịch vàng, sữa vón cục xanh vàng, mùi sữa nôn tanh hôi khó chịu, da nhăn nheo, đi lại loạng choạng, thân nhiệt giảm, gầy sút, thường nằm một chỗ, gốc đuôi hay phần sau dính phân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)