Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái mắc bệnh sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 60 - 66)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5.Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái mắc bệnh sinh sản

BỆNH SINH SẢN

Bệnh viêm tử cung trong nhóm bệnh sinh sản là bệnh thường xuyên xảy ra nhất trên đàn lợn nái được chăn nuôi tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng.

Nhằm mục đích hướng tới giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ bệnh sinh sản nói chung hay bệnh viêm tử cung nói riêng đến sức khỏe của đàn lợn nái, đồng thời giảm ảnh hưởng xấu từ bệnh sinh sản tới sức khỏe của đàn lợn con theo mẹ.

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái mắc bệnh sinh sản bằng 03 phác đồ:

* Phác đồ 1:

+ Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% 500ml ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài.

+ Tiếp tục thụt tử cung bằng Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước sinh lý bơm vào tử cung.

+ Trợ sức trợ lực, tiêm bắp bằng ADE, B.complex 10ml/con + Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

* Phác đồ 2:

+Tiêm dưới da 4ml Oxytocin.

+ Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Lugol 0,1% với thể tích 500ml.

+ Tiếp tục thụt tử cung bằng Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước sinh lý bơm vào tử cung.

+ Trợ sức trợ lực, tiêm bắp bằng ADE, B.complex 10ml/con + Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

+ Tiêm 1 lần dưới da 2ml (25mg) Lutalyze, dẫn xuất của PGF2α + Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Lugol 0,1% với thể tích 500ml.

+ Tiếp tục thụt tử cung bằng Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước sinh lý bơm vào tử cung.

+ Trợ sức trợ lực, tiêm bắp bằng ADE, B.complex 10ml/con + Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

Nguyên tắc điều trị viêm tử cung là tử cung luôn cần sạch sẽ, hạn chế được sự tồn đọng dịch viêm bên trong tử cung. Vì vậy mà tại 3 phác đồ chúng tôi đều sử dụng thuốc sát trùng là dung dịch Rivanol 0,1% , dung dịch Lugol 0,1% để rửa sạch tử cung trước khi thụt rửa bằng kháng sinh.

Chúng tôi sử dụng kết quả của quá trình phân lập và làm kháng sinh đồ tại Bảng 4.7 và bảng 4.8, Norfloxacin là kháng sinh có độ mẫn cảm cao nhất với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch tử cung của lợn nái mắc bệnh sinh sản để thử nghiệm điều trị tại 3 phác đồ thử nghiệm.

Thử nghiệm được thực hiện trên 90 lợn nái mắc bệnh sinh sản. Trong số nái điều trị, nái đẻ lứa đầu và các lứa đẻ sau được chia đều cho 3 lô. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị, tỷ lệ động dục trở lại sau khi tách lợn con, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu tiên sau khi khỏi bệnh, kết quả được trình bày ở bảng 4.9 và biểu diễn trên hình 4.6.

51

Bảng 4.9. Kết quả điều trị viêm tử cung ở lợn nái mắc bệnh sinh sản và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh

Phác đồ Số điều trị (con) Số khỏi (con) Tỷ lệ (%) Thời gian điều trị (ngày) ( X ± mx) Số động dục lại (con) Tỷ lệ (%) Thời gian động dục lại (ngày) (X ± mx) Số có thai sau lần phối đầu (con) Tỷ lệ (%) Phác đồ 1 30 30 100 4,33 ± 0, 46 23 76,66 7,65 ± 0,34 15 65,21 Phác đồ 2 30 30 100 3,83 ± 0,38 27 90,00 6,40 ± 0,67 23 85,19 Phác đồ 3 30 30 100 3,30 ± 0,26 30 100 5,56 ± 0,65 28 93,33 download by : skknchat@gmail.com

100 100 100 76.66 90 100 65.21 85.19 93.33 0 20 40 60 80 100 120 Phác đồ 1 Phác đồ 2 Phác đồ 3 Tỷ lệ khỏi bệnh(%) Tỷ lệ động dục trở lại(%)

Tỷ lệ có thai sau lần phối đầu(%) 4.33 3.83 3.3 7.65 6.4 5.556 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Phác đồ 1 Phác đồ 2 Phác đồ 3

Thời gian điều trị(ngày)

Thời gian động dục trở lại(ngày)

Hình 4.6. Hiệu quả các phác đồ điều trị

Qua kết quả ở bảng 4.9 và hình 4.6 cho thấy: Trong 3 phác đồ thử nghiệm điều trị :

+ Với số con lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là như nhau, ở nghiên cứu này là 30 con, thì tại cả 3 phác đồ điều trị thử nghiệm số con lợn nái khỏi bệnh đều là 30 con, chiếm tỉ lệ khá cao 100%.

trị ngắn nhất, rồi đến phác đồ 2, cuối cùng là phác đồ 1. Nếu sử dụng phác đồ 3 để điều trị sẽ được hiệu quả sớm hơn nếu điều trị phác đồ 1 là 1 ngày.

+ Về tỉ lệ động dục lại lại ở cả 3 phác đồ khá cao, đặc biệt khi sử dụng phác đồ 3 để điều trị thì cả 30 con lợn nái đều động dục lại.

+ Về thời gian động dục lại, tại phác đồ 3, số con động dục lại cần số ngày ít nhất, tiếp đến là số con động dục được điều trị theo phác đồ số 2, cuối cùng là số con động dục được điều trị theo phác đồ 1. Nếu sử dụng phác đồ 3 để điều trị, các con mắc bệnh viêm tử cung sẽ động dục sớm hơn những con sử dụng phác đồ 1 để điều trị là 2 ngày.

+ Về chỉ tiêu số con có thai sau lần phối đầu : Điều trị theo phác đồ 3 sẽ có nhiều con lợn đậu thai sau lần phối đầu tiên nhất, sau đó đến phác đồ 2, cuối cùng là phác đồ số 1. Nếu điều trị theo phác đồ 3, số con có thai sau lần phối đầu cao gần gấp 2 lần số con điều trị theo phác đồ 1.

Như vậy trong các phác đồ thử nghiệm, chúng tôi nhận xét rằng : Phác đồ 2 và phác đồ 3 có hiệu quả tốt hơn phác đồ 1. Trong đó phác đồ 3 có hiệu quả điều trị tốt nhất, thể hiện ở các chỉ tiêu:

+Tỷ lệ khỏi bệnh cao 100%.

+ Số ngày điều trị ngắn 3,30 ± 0,26 ngày. + Tỉ lệ động dục lại cao 100%.

+ Thời gian động dục lại ngắn 5,56 ± 0,65 ngày. + Tỉ lệ phối lần đầu có thai lại cao nhất: 93,33%.

Theo chúng tôi sở dĩ phác đồ 3 có hiệu quả điều trị cao hơn hai phác đồ còn lại do chế phẩm Lutalyze chứa hoạt chất PGF2α có tác dụng làm tử cung tăng nhu động đẩy hết các chất bẩn từ bên trong ra bên ngoài đã đẩy dịch viêm có bên trong tử cung lợn nái ra giúp tử cung lợn nái sạch hơn. Ngoài ra nhờ tác dụng kéo dài của PGF2α mà nhu động của từ cung luôn hoạt động, luôn có xu hướng đẩy dịch viêm ra ngoài. Mà từ đó thời gian điều trị bệnh viêm tử cung được rút ngắn thời gian.

Trong dung dịch sát trùng Lugol 0,1% có chứa nguyên tố Iod có tác dụng sát trùng. Phù hợp với nguyên tắc điều trị bệnh viêm tử cung là luôn giữ tử cung trong trạng thái sạch sẽ.

thu được dung dịch Iod giúp cho cơ quan sinh dục mau chóng hồi phục làm xuất hiện chu kỳ sinh dục sớm hơn, tỉ lệ động dục lại cao hơn, số có thai sau lần phối đầu cao hơn.

Nhận xét của chúng tôi phù hợp với báo cáo của tác giả Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997); Nguyễn Văn Thanh (2007); Trần Thùy Anh (2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 60 - 66)