Kết quả theo dõi ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến một số chỉ tiêu sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 44 - 50)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến một số chỉ tiêu sinh

SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI THUỘC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

liền với hiệu quả kinh tế, là kết quả của quá trình chăn nuôi. Một trang trại chăn nuôi lợn có được coi là chăn nuôi thành công hay không cần phải dựa vào những chỉ tiêu được chú ý nhất là những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến thành tích sinh sản của đàn nái các chỉ tiêu đó bao gồm:

Thời gian động dục lại sau cai sữa (ngày). Số con động dục trở lại (con);

Tỷ lệ đông dục trở lại (%).

Số con đậu thai sau một chu kỳ (con); Tỷ lệ đậu thai sau một chu kỳ (%). Số lợn con sinh ra (con).

Bình quân số con sinh ra còn sống sau 24 giờ/ổ. Số lợn con cai sữa/ổ.

Trọng lượng 21 ngày tuổi (kg/con)

Trong các bệnh xảy ra trên đàn lợn nái, bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của nái mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đàn con được sinh ra từ lợn mẹ mắc bệnh sinh sản từ đó mà ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế mà trang trại chăn nuôi đạt được.

Vì vậy mà chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái sau quá trình sinh đẻ, cụ thể tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.3 và biểu diễn trên hình 4.3.

Qua bảng 4.3 và hình 4.3 ta thấy:

Theo dõi 60 nái mắc bệnh đã được điều trị khỏi bệnh bằng phác đồ của trang trại và 60 nái bình thường không mắc bệnh sinh sản trong thời gian là 07 ngày, kết quả cho thấy các chỉ tiêu theo dõi ở các nái mắc bệnh sinh sản đã được điều trị khỏi thấp hơn so với lợn nái không mắc bệnh sinh sản.

- Thời gian động dục lạisau cai sữa (ngày) đối với nhóm lợn nái mắc bệnh sinh sản là 6,87 ± 1,46 ngày kéo dài hơn so với nái bình thường là 5,12 ± 1,12. Có thể thấy lợn nái không mắc bệnh sinh sản lên giống hay chịu đực sớm hơn lợn nái mắc bệnh sinh sản 1 ngày, từ đó có thể dẫn tới việc đẻ sớm hơn lợn nái mắc bệnh sinh sản. Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn nái được coi như những nhà

máy sản xuất lợn con, nhà máy càng hoạt động không ngừng nghỉ thì càng sản xuất ra số lượng sản phẩm một cách ổn định, liên tục phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Nhà máy chỉ cần ngừng sản xuất 1 ngày thì nhu cầu của con người cũng ngừng 1 ngày. Qua đó có thể thấy tầm quan trọng trong việc giảm thời gian động dục lại sau cai sữa của lợn nái sinh sản.

- Tỷ lệ động dục trở lại ở nái mắc bệnh sinh sản là 78,33%, còn ở nái bình thường là 96,66%. Tỷ lệ động dục thấp kéo dài thời gian động dục, tăng tỉ lệ loại thải nái trong đàn.

Trong quá trình chọn lọc lợn nái làm giống sinh sản, ta cần một khoảng thời gian từ khi lợn con được sinh ra từ lợn nái bố mẹ đến khi động dục lần đầu là 180 ngày đối với lợn nái nội và 240 ngày đối với lợn nái ngoại, ta bỏ qua chu kì lên giống đầu tiên của lợn nái tức là 21 ngày do tuổi thành thục về tính luôn sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Sau khi lợn nái lên giống lần hai, ta phối tinh cho lợn nái. Giả sử trong lần phối giống đó lợn nái mang thai, tức là khoảng 114 ngày sau lợn nái được chọn làm lợn nái sinh sản mới sinh sản ra đàn lợn con đầu tiên. Như vậy để một con lợn nái được chọn làm lợn nái sinh sản từ khi sinh ra đến khi đẻ lứa lợn con đầu tiên, chúng ta cần đợi ít nhất là 375 ngày, tạm thời chúng ta chưa nói đến trường hợp phối lợn nái không đậu hoặc trong quá trình mang thai hay sinh đẻ, lợn nái mắc các bệnh truyền nhiễm gây nên hiện tượng xảy thai hay thai gỗ, thai khô.

Như vậy có thể thấy rằng khi tỉ lệ lên giống của lợn nái giảm đi, đồng nghĩa với việc trang trại chăn nuôi đã tốn thêm chi phí chăn nuôi, công chăm sóc đến khi phối giống cho lợn nái đậu thai, hoặc bắt buộc phải chọn ra từ những con lợn con trong trang trại những đàn lợn nái ban đầu thay thế cho những con lợn nái loại thải do không lên giống hoặc những con lợn nái già.

- Tỷ lệ lợn nái đậu thai trong một chu kỳ (sau khi phối giống 18-21 ngày) ở nái mắc bệnh sinh sản là 89,39% thấp hơn ở nái bình thường là 98,28%. Đây chính là nguyên nhân làm số lứa đẻ/nái/năm giảm kéo theo giảm số lợn con/nái/năm, tăng giá thành sản xuất ra lợn con do phải tăng chi phí thức ăn, thuốc cho nái, tăng công lao động, tăng tỉ lệ loại thải nái do không còn khả năng sinh sản.

Như những phân tích ở chỉ tiêu Tỷ lệ động dục trở lại ở nái mắc bệnh sinh sản, tỷ lệ lợn nái đậu thai trong một chu kì cũng rất quan trọng, nó phản ánh một

cách chính xác và đúng đắn nhất quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản, đánh giá tỉ lệ hao hụt lợn nái sinh sản của trang trại, thể hiện trình độ kĩ thuật của bác sĩ thú y, trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái nuôi con và lợn nái chờ phối của người công nhân chăn nuôi. Tỷ lệ lợn nái đậu thai trong một chu kì có cao, trang trại chăn nuôi đó mới có được hiệu quả kinh tế.

- Số lợn con sinh ra ở nái mắc bệnh là 459 con, bình quân là 10,93 con/ổ Trong khi đó các chỉ tiêu này ở nái bình thường là 688 con và 12,07 con/ổ. Số lợn con bình quân còn sống sau 24h, được đẻ ra ở lợn nái không mắc bệnh sinh sản cao hơn số lợn con bình quân được đẻ ra ở lợn nái mắc bệnh sinh sản xấp xỉ 01 con/ổ. Chỉ tiêu số lợn con sinh ra trong một ổ rất quan trọng, nó thể hiện kĩ thuật phối giống của kĩ thuật thú y, số trứng rụng trong một chu kì, khả năng mang thai... của lợn nái sinh sản.

Rõ ràng, tại kết quả của đề tài này, khi lợn nái mắc bệnh đã giảm năng suất sinh sản so với lợn nái không mắc bệnh. Như vậy có thể nói, lợi ích từ lợn nái không mắc bệnh sinh sản mang lại cho chủ trang trại nhiều hơn so với lợi ích từ lợn nái sinh sản mắc bệnh sinh sản.

- Chỉ tiêu số lợn con cai sữa/ổ ở lợn nái mắc bệnh sinh sản được điều trị khỏi là 9.65. Trong khi đó, cũng tại chỉ tiêu này, ở lợn nái không mắc bệnh sinh sản chỉ tiêu này là 11.88. Chênh lệch 2 con lợn cai sữa trong cùng 1 ổ. Chỉ tiêu số lợn con sinh ra trong một ổ đã quan trọng, chỉ tiêu số lợn cai sữa /ổ càng quan trọng hơn. Từ chuồng đẻ đến chuồng cai sữa, bắt buộc lợn con phải thực hiện quá trình tách mẹ hay còn gọi là cai sữa ở lợn con, thành công về mặt số lượng tại chuồng đẻ là số con lợn con còn sống có khả năng thực hiện quá trình cai sữa. Ngoài ra nó còn thể hiện khả năng nuôi con của lợn nái sinh sản, lợn con có bị chết do lợn mẹ đè hay không.

- Khi nái mắc bệnh sinh sản đã ảnh hưởng đến khối lượng của lợn con cai sữa ở 21 ngày tuổi 5,48 kg ± 0,24 so với 6,56 ± 0,18 kg/con ở các nái bình thường. Cùng một chỉ tiêu nhưng ở hai loại lợn nái là loại mắc bệnh sinh sản và loại không mắc bệnh sinh sản chênh lệch nhau 1kg/con.

Có thể thấy, chỉ tiêu số lợn con cai sữa/ổ quan trọng thì chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ cũng không kém. Nếu như chỉ tiêu số lợn con cai sữa/ổ thể hiện thành công về mặt số lượng của lợn nái thì chỉ tiêu khối lượng lợn con cai sữa kg/con thể hiện thành công về mặt chất lượng sữa của lợn nái sinh sản, sữa lợn nái có tốt thì lợn con

mới nặng cân. Đồng thời số cân nặng lợn con sau 21 ngày tuổi một phần phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con ở chuồng cai sữa và chuồng thịt. Lợn con cai sữa cân nặng càng lớn càng làm tăng khả năng sống sót, tăng trọng ở chuồng cai sữa và chuồng thịt, kéo theo hiệu quả kinh tế chăn nuôi cho trang trại.

Như vậy có thể nói rằng khi lợn nái mắc các bệnh sinh sản chẳng những ảnh hưởng đến các chỉ tiêu liên quan đến năng năng suất sinh sản của lợn mẹ như thời gian động dục lại sau cai sữa sẽ kéo dài, tỷ lệ động dục trở lại thấp kéo theo tỷ lệ đậu thai sau một chu kỳ thấp, số lợn con sinh ra trên ổ thấp,… mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn con như số con cai sữa trên ổ và trọng lượng 21 ngày tuổi đều thấp hơn rất nhiều so với lợn nái không mắc bệnh.

Rõ ràng cả về mặt số lượng và chất lượng đàn lợn con được sinh ra từ lợn nái không mắc bệnh sinh sản đều cao hơn đàn lợn con được sinh ra từ lợn nái mắc bệnh sinh sản.

Với khởi đầu từ chuồng đẻ tốt như vậy, có thể khẳng định rằng, đàn con được sinh ra từ lợn nái mẹ không mắc bệnh sin sản chắc chắn sẽ phát triển tốt hơn đàn con được sinh ra từ lợn nái mẹ mắc bệnh sinh sản tại chuồng cai sữa và chuồng thịt.

Từ đó ta có thể khẳng định một điều chắc chắc hơn, trang trại chăn nuôi sẽ có hiệu quả kinh tế cao nếu như đàn lợn nái của trang trại không mắc bệnh sinh sản.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

Chỉ tiêu Nái bệnh (n=60)

Nái khỏe (n= 60)

Thời gian động dục lại sau cai sữa (ngày) 6,87 ± 1,46 5,12 ± 1,12

Số con động dục trở lại (con) 47 58

Tỷ lệ đông dục trở lại (%) 78,33 96,66

Số con đậu thai sau một chu kỳ (con) 42 57

Tỷ lệ đậu thai sau một chu kỳ (%) 89,39 98,28

Số lợn con sinh ra (con) 459 688

Bình quân số con sinh ra còn sống sau 24 giờ/ổ 10,93 12,07

Số lợn con cai sữa/ổ 9,65 11,88

6.87 5.12 79.33 96.66 89.39 98.28 0 20 40 60 80 100 120

Nái bệnh Nái khỏe

Thời gian động dục trở lại(ngày)

Tỷ lệ động dụng trở lại(con)

Tỷ lệ đậu thai sau một chu kỳ(%) 10.93 12.07 9.65 11.88 5.48 6.56 0 2 4 6 8 10 12 14

Nái bệnh Nái khỏe

Số con sinh ra còn sống sau 24h/ổ(con)

Số lợn con cai sữa/ổ(con)

Trọng lượng 21 ngày tuổi(kg/con)

Hình 4.3. Ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

Chúng tôi cho rằng: Khi lợn nái mắc bệnh sinh sản sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động tính dục cũng như làm rối loạn chức năng sinh lý sinh sản, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng động dục trở lại sau khi sinh, tỷ lệ đậu thai hoặc số con đẻ ra/lứa. Từ đó, ảnh hưởng đến số lứa trong năm, tổng số con được sinh trong năm…và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, hơn nữa, khi lợn nái mắc bệnh viêm

tử cung sẽ làm chất lượng sữa thay đổi, số lượng sữa giảm, thậm chí sữa nhiễm một số loại vi sinh vật gây hại, khi lợn con bú sẽ ảnh hưởng tăng trọng của lợn con, thậm chí gây tiêu chảy ở lợn con từ đó làm giảm khả năng phát triển của lợn con, tăng giá thành sản xuất ra lợn con do phải tăng chi phí thức ăn, thuốc cho nái, tăng công lao động.

Vì vậy, để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại, theo chúng tôi việc làm quan trọng nhất cần hạn chế số lượng mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại. Cụ thể: Chủ động dọn dẹp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phát quang bụi rậm, vệ sinh lợn nái trước trong và sau khi lợn nái đẻ: Lau vú, lau mông, lau sàn nuôi bằng dung dịch sát trùng...Tiêm phòng vắc xin cho lợn nái ngoại đầy đủ như vắc xin phòng bệnh Parvo, bệnh Tai xanh... trên lợn nái. Nâng cao sức đề kháng của lợn nái bằng cách: Cho ăn bổ sung các loại men tiêu hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết, nước uống sạch không nhiễm các chất độc hại...

Tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007), Đinh Văn Liêu (2017) khi nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ở lợn nái đưa ra nhận xét: Bệnh viêm tử cung có ảnh hưởng xấu đến lợn con do lợn nái mắc bệnh chất lượng sữa thay đổi, lợn con bị đói và lạnh từ đó dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhất là bệnh tiêu chảy, tỷ lệ nuôi sống ở lợn con giảm. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của 2 tác giả trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)