Kết quả xác định sự biến đổi tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 52 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Kết quả nghiên cứu sự biến đổi về thành phần và số lượng vi khuẩn hiếu

4.4.1. Kết quả xác định sự biến đổi tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử

LƯỢNG VI KHUẨN HIẾU KHÍ TRONG DỊCH TỬ CUNG CỦA LỢN NÁI

Với mục đích tìm hiểu về tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh sinh sản của lợn nái, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu (3 - 5 ml/mẫu) dịch tử cung của lợn nái bình thường sau đẻ 12 - 24 giờ và lấy mẫu (3 - 5 ml/mẫu) dịch tử cung của lợn mắc bệnh sinh sản sau đẻ để xét nghiệm xác định sự biến đổi về số lượng và thành phần các vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch tử cung lợn nái và tình trạng bội nhiễm của nó khi lợn nái mắc bệnh sinh sản.

4.4.1. Kết quả xác định sự biến đổi tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái cung của lợn nái

và 15 mẫu dịch tử cung của lợn nái sau đẻ mắc bệnh sinh sản chúng tôi thu được kết quả về sự biến đổi tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái. Kết quả được thể hiện thông qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái

Loại mẫu Số lượng mẫu

Tổng số (CFU/ml) (X ± SD) Dịch tử cung lợn nái không mắc bệnh

sinh sản 15 (5,68 ± 3,52) x 106

Dịch tử cung lợn nái mắc bệnh sinh sản 15 (6,95 ± 2,48) x 108

Qua bảng 4.5 cho thấy: Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái mắc bệnh sinh sản tăng lên gấp 127 lần so với tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái không mắc bệnh sinh sản thể hiện ở số liệu (6,95 ± 2,48) x 108 so với(5,68 ± 3,52) x 106CFU/ml. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của lợn mắc bệnh sinh sản và không mắc bệnh sinh sản khác nhau rất rõ rệt (P<0,001).

Theo Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Công Toản (2016) trong quá trình sinh đẻ do cổ tử cung mở tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào tử cung, tại đây chúng sẽ tăng cường phát triển về số lượng. Tuy nhiên số lượng của vi khuẩn sẽ giảm nhanh sau khi đẻ và vi khuẩn sẽ được loại bỏ hết khỏi môi trường tử cung hoặc chỉ xuất hiện với một số lượng rất thấp. Chỉ khi nào việc loại bỏ vi khuẩn ra khỏi tử cung bị trở ngại, số lượng của chúng tăng lên nhiều lần thì viêm tử cung mới xảy ra.

Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi mà số lượng vi khuẩn trong dịch tử cung của lợn nái mắc bệnh sinh sản tăng lên gấp nhiều lần số lượng vi khuẩn có trong dịch tử cung của lợn nái không mắc bệnh sinh sản.

Chúng tôi nhận thấy: Để giảm tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở lợn nái ngoài việc thực hiện công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ thì việc sử dụng các chế phẩm có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong tử cung ở lợn nái sau đẻ cũng cần được quan tâm, như sử dụng kháng sinh điều trị cục bộ hay toàn thân tránh tình trạng nhiễm trùng, dùng thuốc trợ sức trợ lực nâng cao sức đề kháng của lợn nái nhằm giảm tỉ lệ nhiễm bệnh sinh sản ở lợn nái, đồng thời chăn nuôi lợn nái một cách khoa học cũng là một biện pháp được chú trọng trong chăn nuôi

hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 52 - 54)