Kết quả theo dõi một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 40 - 44)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả theo dõi một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái ngoạ

ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI THUỘC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình bệnh sinh sản ở đàn lợn nái ngoại giống Landrace đã đẻ từ 1 đến 4 lứa được nuôi tập trung tại một số trang trại tại địa bàn 05 tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng là: Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1 và biểu diễn trên hình 4.1.

Qua bảng 4.1và hình 4.1.Chúng tôi có nhận xét sau :

Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng khá cao trung bình 29,23% dao động từ 23,21% đến 34,35%. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở các trang trại chăn nuôi khác nhau là khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại ở Bắc Ninh cao nhất (34,35%), tiếp đến là Hải Dương (33,33%), Hà Nội (31,10%), Hưng Yên (23,29%) và thấp nhất là ở Ninh Bình (23,21%).

Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng

Địa điểm nghiên cứu (tỉnh) Số điểm nghiên cứu (trại) Số nái theo dõi (con) Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Hà Nội 3 193 60 31,10a Ninh Bình 3 181 42 23,21b Bắc Ninh 3 195 67 34,35a Hưng Yên 3 176 41 23,29b Hải Dương 3 189 63 33,33a Tổng số 15 934 273 29,23

Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

phương Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh so với đàn lợn nái ngoại nuôi tại Hưng Yên và Ninh Bình là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), còn sự sai khác về tỷ mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), tương tự như vậy sự sai khác về tỷ mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Hưng Yên và Ninh Bình là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

31.1 23.21 34.35 23.29 33.33 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Hà Nội Ninh Bình Bắc Ninh Hưng Yên Hải Dương

Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản(%)

Hình 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng

Dựa vào kết quả thu được trong quá trình theo dõi các bệnh sinh sản xảy ra trên đàn lợn nái ngoại. Chúng tôi tiếp tục tiến hành phân loại theo tỷ lệ % từng loại bệnh của tổng số 273 lợn nái ngoại nuôi tại 05 địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. Kết quả được trình bày tại bảng 4.2 và thể hiện trên hình 4.2.

Kết quả bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy:

Trong tổng số 273 trường hợp lợn nái ngoại mắc các bệnh sinh sản nuôi tại 05 địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng mà chúng tôi theo dõi được thì số trường hợp lợn nái ngoại mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất là 163/273 trường hợp chiếm tỷ lệ 59.71%, tiếp tới là số trường hợp lợn nái ngoại mắc hiện tượng đẻ khó 45/273 trường hợp chiếm tỷ lệ 16.48%, sau đó là số

trường hợp lợn nái ngoại mắc bệnh viêm vú 37/273 trường hợp chiếm tỷ lệ 13.55% và thấp nhất là số trường hợp lợn nái ngoại mắc hội chứng mất sữa là 28/263 trường hợp chiếm tỷ lệ 10.26 %.

Bảng 4.2. Kết quả phân loại tỷ lệ bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng

(n=273) Tên bệnh Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 163 59.71 Viêm vú 37 13.55 Hội chứng mất sữa 28 10.26 Đẻ khó 45 16.48 59.71% 13.55% 10.26% 16.48% Tỉ lệ mắc bệnh sinh sản(%) Viêm tử cung Viêm vú Hội chứng mất sữa Đẻ khó

Hình 4.2. Tỉ lệ bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng (n=273)

Trong tổng số 934 con lợn nái chúng tôi theo dõi tại một số trang trại tại 05 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, có 163 trường hợp lợn nái ngoại mắc bệnh viêm tử cung chiếm 17.45% trong đàn lợn nái ngoại theo dõi, có 45 trường hợp lợn nái ngoại mắc hội chứng đẻ khó chiếm 4.8% trong đàn lợn nái ngoại theo dõi, có 37 trường hợp mắc bệnh viêm vú chiếm 4% trong đàn lợn nái ngoại theo dõi, có 28 trường hợp mắc hội chứng mất sữa chiếm 3% trong đàn lợn nái ngoại theo dõi.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) khi khảo sát đàn lợn nái ngoại thuộc một số địa phương khu vực đồng bằng Sông Hồng thông báo bệnh viêm tử cung là bệnh sinh sản thường xuyên xảy ra trên đàn lợn nái ngoại với tỷ lệ khá cao 23,65%. Tác giả Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) khi khảo sát về tình hình mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh cũng cho nhận xét: Bệnh viêm tử cung là bệnh sinh sản hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ khá cao lên tới 39,54% tương đồng với nhận xét của chúng tôi trong nghiên cứu này.

Tỉ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo tác giả Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh công bố năm 2010 cao gấp 1.67 lần so với tỉ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung mà tác giả Nguyễn Văn Thanh đã công bố năm 2003. Chúng tôi cho rằng thời gian từ năm 2003 đến năm 2010, là khoảng thời gian nước ta giao thương với các nước có nền chăn nuôi lớn quy mô rộng rãi, nền chăn nuôi nước ta giai đoạn đầu chuyển đổi từ chăn nuôi thủ công nghiệp sang chăn nuôi công nghiệp, gia tăng số lượng đàn lợn nái trong trang trại cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến quá trình cập nhật xu thế chăn nuôi theo quy trình chăm sóc chưa bài bản, trình độ chăn nuôi chưa cao, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập…ngoài ra trong quá trình đẻ, lợn nái do bị stress càng dễ nhiễm mầm bệnh trong môi trường.

Trong khi đó, do nhu cầu gia tăng số lượng thịt cung cấp cho nhu cầu thực phẩm, mà từ đó gia tăng đàn lợn nái sinh sản, tăng tỉ lệ mắc bệnh sinh sản mà cụ thể là tỉ lệ bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại gia tăng một cách đột biến.

Tại kết quả của đề tài này, với tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng mà chúng tôi theo dõi được trong quá trình thực hiện là 17.45%, với tỉ lệ này, chúng tôi nhận xét rằng tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại khu vực đồng bằng sông Hồng khá cao, và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh sinh sản thường gặp là: Viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó và mất sữa thường xuyên xảy ra trên đàn lợn nái ngoại tai khu vực đồng bằng sông Hồng. Tuy tỉ lệ % này đã giảm đi 2.25 lần so với tỉ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng do tác giả Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh công bố năm 2010 nhưng vẫn là con số khá cao.

Chúng tôi cho rằng, sở dĩ tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung giảm, hay nói chung tỉ lệ mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại tại khu vực đồng bằng sông Hồng giảm, là do các trang trại chăn nuôi đã rút ra kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái sinh sản từ những năm trước, đã có những bước đầu tư vào trong trang trại hơn như xây dựng chuồng kín, hệ thống thông gió, điều chỉnh nhiệt độ tiểu khí hậu hợp với chuồng nuôi, tìm hiểu quy trình chăn nuôi lợn một cách khoa học và bài bản hơn, các con lợn được chọn làm giống đã được chọn lọc một cách kĩ càng hơn, được tiêm phòng vắc xin đầy đủ hơn, hơn nữa là bộ phận bác sĩ thú y được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng có chuyên môn cao về thú y đóng góp công sức không nhỏ trong thực tế lâm sàng và đội ngũ các thầy, các cô, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu các đề tài về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái áp dụng vào thực tiễn lâm sàng mà từ đó đẩy lùi tỉ lệ mắc bệnh trên đàn lợn nái ngoại, cụ thể là bệnh viêm tử cung đang theo dõi.

Trong các bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái ngoại, bệnh viêm tử cung là bệnh xảy ra nhiều nhất, phổ biến nhất, chúng tôi cho rằng do trong quá trình đẻ, tử cung mở rộng đồng thời âm đạo cũng mở rộng theo tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội có sẵn trong chuồng trại do vệ sinh kém thường xuyên để chuồng nuôi nhiễm bẩn xâm nhập vào. Trước khi lợn nái đẻ, người chăn nuôi đã chuẩn bị không chu đáo như : Dọn ô chuồng, lau chất bẩn dính phía ngoài âm hộ lợn nái, lau bầu vú không sạch sẽ…Ngoài ra khi tư thế của lợn con trong tử cung bị ngược, lợn nái đẻ khó, bắt buộc người chăn nuôi phải can thiệp bằng tay để lấy được lợn con ra vô tình đưa mầm bệnh có sẵn ở bên ngoài vào trong tử cung của lợn nái, trường hợp nặng hơn khi can thiệp thô bạo làm rách âm đạo lợn nái, vi khuẩn có thể xâm nhập vào lớp cơ, mạch máu khiến lợn nái bị nhiễm trùng nặng hơn.

Với những kết quả thu được khi khảo sát về tình hình mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại khu vực đồng bằng sông Hồng cho thấy bệnh viêm tử cung là bệnh sinh sản thường gặp nhất trong các bệnh sinh sản xảy ra trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng với tỉ lệ khá cao lên tới 17.45%. Đây là cơ sở cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung tiếp theo của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)