Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 58 - 60)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Kết quả nghiên cứu sự biến đổi về thành phần và số lượng vi khuẩn hiếu

4.4.4. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch tử

cung của lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng

Trong thực tiễn sản xuất, một trong những nguyên tắc điều trị bệnh cũng như sử dụng kháng sinh là phát hiện bệnh sớm, sử dụng đúng loại thuốc, điều trị bệnh kịp thời, dùng thuốc đủ liệu trình.

Trong khi đó để phân lập, giám định loại vi khuẩn rồi làm kháng sinh đồ xét đến khả năng điều trị bệnh của từng loại kháng sinh đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định, như vậy trên thực tế đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn con theo mẹ đã chịu ảnh hưởng xấu hơn từ bệnh sinh sản.

Nhằm mục đích đáp ứng kịp thời công tác điều trị đúng bệnh, đúng loại thuốc, chúng tôi đã làm kháng sinh đồ trực tiếp với cả tập đoàn vi khuẩn có trong dịch tử cung sau đẻ của lợn nái mắc bệnh sinh sản.

Bảng 4.8. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch tử cung của lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng

TT Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) Đường kính vòng vô khuẩn Φ__ (mm) x m X ± 1 Norfloxacin 15 15 100 22,34 ± 0,38 2 Amoxycillin 15 15 100 21,74 ± 0,45 3 Neomycin 15 14 93,33 21,12 ± 0,26 4 Cephachlor 15 13 83,33 20,97 ± 0,18 5 Streptomycin 15 5 33,33 13,16± 0,23 6 Penicillin 15 4 26,66 12,98± 0,32 7 Tetracyclin 15 11 73,33 19,83 ± 0,16 8 Lincomycin 15 10 66,67 18,97 ± 0,25 9 Gentamicin 15 9 73,33 19,74 ± 0,37 10 Kanamycin 15 11 73,33 19,16 ± 0,47

Từ kết quả thu được và trình bày ở bảng 4.8 và dựa vào bảng đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chuẩn chúng tôi có nhận xét: Mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch tử cung sau đẻ của lợn nái mắc bệnh sinh sản với các loại thuốc kháng sinh khá cao.

Đa số các vòng vô khuẩn đều xấp xỉ 20mm. Và trong 10 loại thuốc kháng sinh chúng tôi chọn làm thí nghiệm có 4 loại thuốc là : Norfloxacin, Amoxycillin, Neomycin và Cephachlor có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm từ 83,33% trở lên và đường kính vòng vô khuẩn đạt trên 20mm. Riêng hai loại kháng sinh Streptomycin Penicillin có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm rất thấp chỉ đạt 26,66 % – 33,33% và đường kính vòng vô khuẩn chỉ đạt từ 12,98 mm đến 13,16mm. Kết quả này phù hợp với kết quả làm kháng sinh đồ đối với từng loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung lợn nái mà chúng tôi đã trình bày tại bảng 4.7.

Có thể nói, ngoài Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Salmonella spp, E. coli, chúng ta có thể nhận thấy rằng, các loại vi khuẩn khác trong dịch tử cung lợn nái sinh sản cũng đã dần dần kháng lại những loại kháng sinh sơ khai như

Streptomycin Penicillin mà con người đã từng sử dụng một cách hữu hiệu. Chúng tôi rút ra kết luận trong thực tiễn sản xuất để chọn ra những

thuốc kháng sinh dùng điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái một cách kịp thời và nhanh chóng chúng ta hoàn toàn có thể dùng phương pháp làm kháng sinh đồ ngay với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm của tử cung lợn nái để chọn ra được loại thuốc kháng sinh có độ mẫn cảm cao, chưa có hiện tượng nhờn thuốc đối với các loại vi khuẩn có trong dịch tử cung sau đẻ ở lợn nái mắc bệnh sinh sản trong trang trại chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)