Kết quả xác định thành phần vi khuẩn có trong dịch tử cung lợn nái bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 54 - 56)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Kết quả nghiên cứu sự biến đổi về thành phần và số lượng vi khuẩn hiếu

4.4.2. Kết quả xác định thành phần vi khuẩn có trong dịch tử cung lợn nái bình

thường và lợn nái mắc bệnh sinh sản

Kết quả xét nghiệm 15 mẫu dịch tử cung của lợn nái bình thường sau đẻ 12– 24 giờ và 15 mẫu dịch tử cung của lợn nái bị mắc bệnh sinh sản được trình bày ở bảng 4.6 và hình 4.5.

Qua kết quả bảng 4.6 và hình 4.5, cho thấy: Các loại vi khuẩn thường gặp trong dịch tử cung lợn nái khoẻ mạnh sau đẻ là: E.coli, Staphylococcus Spp, Streptococcus Spp và Salmonella Spp. Trong đó số mẫu bệnh phẩm dịch tử cung sau đẻ của lợn nái không mắc bệnh sinh sản phát hiện thấy 80,00% có

Staphylococcus Spp, 86,66% có Streptococcus Spp, và 66,67% có Salmonella Spp và 73,33% có E.coli.

Khi lợn nái mắc bệnh sinh sản, trong dịch tử cung 100% các mẫu bệnh phẩm đều xuất hiện các vi khuẩn kể trên. Đặc biệt trong dịch tử cung xuất hiện thêm loại vi khuẩn Pseudomonas Spp với tỷ lệ 26,67%. Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016), Đinh Văn Liêu (2017).

Bảng 4.6. Kết quả xác định thành phần vi khuẩn có trong dịch tử cung lợn nái bình thường và lợn nái mắc bệnh sinh sản

Loại dịch Loại vi khuẩn Dịch tử cung lợn nái bình thường Dịch tử cung lợn nái mắc bệnh sinh sản Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Staphylococcus Spp 15 12 80,00 15 15 100 Streptococcus Spp 15 13 86,66 15 15 100 Salmonella Spp 15 10 66,67 15 15 100 Escherichia coli 15 11 73,33 15 15 100 Pseudomonas Spp 15 0 0,00 15 04 26,67

80 100 86.66 100 66.67 100 73.33 100 0 26.67 0 20 40 60 80 100 120 Dịch tử cung lợn nái

bình thường Dịch tử cung lợn nái mắc bệnh sinh sản

Staphylococcus Spp Streptococcus Spp Salmonella Spp Escherichia coli Pseudomonas Spp

Hình 4.5. Tỷ lệ thành phần vi khuẩn có trong dịch tử cung lợn nái bình thường và lợn nái mắc bệnh sinh sản

Theo Urban VP et al. (1983) cho biết trong nước tiểu lợn nái sắp sinh thường chứa các vi khuẩn Staphylococcus Spp, Streptococus Spp, Salmonella SppE.coli. Trong điều kiện sinh lý bình thường, cổ tử cung luôn khép chặt nên các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào tử cung. Nhưng trong quá trình đẻ cổ tử cung mở rộng và sau khi đẻ cổ tử cung vẫn tiếp tục mở nên tình trạng nhiễm khuẩn là không thể tránh khỏi.

Điều này chỉ ra rằng việc tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng tử cung trước, trong và sau khi đẻ. Ngoài việc lựa chọn loại thuốc sát trùng tốt, phương pháp tiến hành khử trùng có ý nghĩa rất lớn trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bởi lẽ hầu hết các hóa chất sát trùng đều không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng giới hạn trong môi trường có chất bẩn, chất hữu cơ. Do đó, việc chà rửa cho sạch phân và tẩy uế chất bẩn phải thực hiện thật kỹ trước khi phun thuốc sát trùng : Dùng vòi xịt nước áp lực cao xịt rửa trong, trên và dưới chuồng, xịt nước sạch sẽ ô chuồng loại thải chất thải hữu cơ dính trong ô chuồng, ngâm tã lợn con, ô úm trong nước sát trùng, xịt rửa cánh quạt hút gió, thu dọn dàn mát, bóng đèn úm, lau dọn bàn đựng dụng cụ, tủ thuốc…

phẩm độc vừa kích thích cổ tử cung luôn hé mở tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào tử cung, hơn nữa môi trường trong tử cung sau đẻ rất thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nẩy nở tăng cường về số lượng và độc lực gây viêm, nhất là khi tử cung bị xây xát do quá trình sinh đẻ, cụ thể các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ làm tổn thương đường sinh dục cái nói chung, tử cung nói riêng đã vô tình đưa vi khuẩn gây bệnh vào trong tử cung của lợn nái. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của các tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007).

Chúng tôi cho rằng : Sự xuất hiện loại vi khuẩn Pseudomonas spp ở lợn nái mắc bệnh sinh sản là do khi số lượng và độc lực của 4 loại vi khuấn

Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Salmonella spp, E. coli đã mở đường cho vi khuẩn Pseudomonas spp sinh trưởng trong tử cung của lợn nái đẻ mắc bệnh sinh sản hay nói cách khác, Pseudomonas spp đã bội nhiễm từ Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Salmonella spp, E. coli.

Về đặc điểm của Pseudomonas spp : Là một loại vi khuẩn thương xuyên có mặt trong nước, đất không khí, vi khuẩn sống tốt trong máu và chế phẩm sinh vật như huyết tương dù đã kháng khuẩn. Là loại vi khuẩn hiếu khí, dễ dàng phát triển trong các môi trường thông thường, kể cả nhiệt độ thấp. Đó cũng là lí do dễ hiểu khi mà lợn nái mắc bệnh sinh sản, cụ thể là viêm tử cung do 4 loại vi khuẩn

Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Salmonella spp, E. coli nguyên phát gây ra, máu và huyết tương từ tử cung, âm đạo lợn nái chảy ra do xây xát tại quá trình đẻ, can thiệp khi đẻ khó đã là môi trường sống phù hợp và tối thích cho vi khuẩn

Pseumodonas spp gia tăng cả về số lượng và độc lực. Nguyên nhân trên đã giải thích cho sự xuất hiện loại vi khuẩn Pseudomonas spp trong 4 mẫu dịch tử cung với tỉ lệ là 26,67% là hoàn toàn hợp lí và có cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)