Phần 2 Tổng quan nghiên cứu
2.3. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước
2.3.2. Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Từ khi có Luật Đất đai năm 1993 được công bố, đã tạo được cơ sở pháp lý cho công tác QHSDĐ tương đối đầy đủ hơn. Cụ thể là:
Giai đoạn trước 2010, công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào nền nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ; trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận xã hội. Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005” (Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15.6.2004);” kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006- 2010” (Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29/6/2006).Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đều đã được Chính phủ phê duyệt. Có 531/681 đơn vị cấp huyện (chiếm 78%) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Đã có 7.576 đơn vị cấp xã trong tổng số 11.074 đơn vị của cả nước hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến 2010 (đạt 68%). Mới chỉ có 7 tỉnh được xem là đã cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ở cả 3 cấp tỉnh - huyện - xã.
Quá trình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vực này, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có.Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công
nghiệp, khu dân cư mới, khu đô thị mới trên phạm vi cả nước; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất:
+ Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2010 mà Quốc Hội đã duyệt là 26,22 triệu ha, thực hiện là: 26,226 triệu ha, chiếm 79,24% diện tích tự nhiên, đạt 100,02% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
+ Đất phi nông nghiệp Quốc Hội duyệt cho đến năm 2010 là 4,02 triệu ha, thực hiện được: 3,705 triệu ha, chiếm 11,20% diện tích tự nhiên, đạt 92,14% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
+ Đất chưa sử dụng: 3.164 nghìn ha, chiếm 9,56% diện tích tự nhiên, đạt 91,02% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
+ Có 33 chỉ tiêu đạt trên 90% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt đó là đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng lúa nước; đất trồng cây lâu năm; đất rừng đặc dụng; đất ở tại đô thị; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất khu, cụm công nghiệp; và đất có mục đích công cộng;...
+ Có 05 chỉ tiêu đạt từ 70% đến dưới 90% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt đó là đất rừng phòng hộ; đất làm muối; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở y tế; và đất cơ sở thể dục - thể thao;
+ Có 04 chỉ tiêu đạt từ 60% đến dưới 70% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt đó là đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất cho hoạt động khoáng sản và đất bãi thải, xử lý chất thải;...
+ Có 02 chỉ tiêu đạt dưới 60% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt đó là đất ở nông thôn và đất chợ.
- Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia cụ thể vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.
Từ năm 2010, công tác QHSDĐ của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào nề nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ; trở thành công cụ để quản lý và phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận xã hội. Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua QHSDĐ đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia (Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011). Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đều đã được Chính phủ phê duyệt.
Quá trình triển khai công tác QHSDĐ các cấp đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vực này, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có. QHSDĐ đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới, khu đô thị mới trên phạm vi cả nước; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sư dụng đất như sau (Nguyễn Minh Quang, 2016).
+ Chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp theo QHSDĐ đến năm 2020 mà Quốc Hội đã duyệt là 26,732 triệu ha, theo Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) là 26,55 triệu ha.
+ Đất phi nông nghiệp Quốc Hội duyệt cho đến năm 2020 là 4,88 triệu ha, theo Kế hoạch 5 năm là 4,448 triệu ha.
+ Đất chưa sử dụng theo Quy hoạch đến năm 2020 là 1,483 triệu ha, theo Kế hoạch sử dụng đất 5 năm là 2,097 triệu ha.
ĐVT: ha
Quá trình tổ chức thực hiện QHSDĐ cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia cụ thể vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.
Luật Đất đai 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013. Trong đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể hiện trong Chương IV với 16 điều, quy định 11 vấn đề, gồm:
- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 35); - Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 36); - Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 37);
- Căn cứ, nội dung Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh (các điều 38, 39, 40 và 41);
- Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 42); - Việc Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 43);
- Thẩm định và thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (các điều 44, 45);
- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 46); - Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 47);
- Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 48);
- Thực hiện và việc báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (các điều 49, 50).
Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, sử dụng đất trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh việc kế thừa các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai lần đã nghiên cứu, quy định một số nội dung đổi mới, mang tính đột phá, cụ thể như sau:
1. Về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: quy định chi tiết trách nhiệm của UBND các cấp trong việc rà soát quy hoạch, kế hoạch của
ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo cấp hành chính, Luật Đất đai 2013 quy định gồm 3 cấp (quốc gia, tỉnh và huyện) và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh. Luật quy định lồng nội dung quy hoạch sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội vào quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp xã vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, tăng tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp trong công tác lập quy hoạch; nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời rút ngắn thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Về kỳ kế hoạch sử dụng đất: Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, kế thừa Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 vẫn quy định kỳ kế hoạch là 5 năm. Riêng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
4. Về căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp nhằm khắc phục được những khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định riêng cho từng cấp để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng cấp.
- Quy định cụ thể “Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” tại khoản 4 Điều 40 nhằm đảm bảo là căn cứ thu hồi đất. Và quy định “Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện”.
5. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đây là nội dung được bổ sung mới trong Luật đất đai năm 2013 và được quy định tại Điều 43.
6. Luật Đất đai năm 2013 bổ sung quy định thẩm quyền thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện là.
7. Bổ sung thêm một điều về “Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” (Điều 47).
8. Bổ sung điểm mới quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.