Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố
4.3.4. Đánh giá việc thực hiện các công trình, dự án so với quy hoạch, kế hoạch
hoạch sử dụng đất đã duyệt
4.3.4.1. Các dự án trong năm 2015
Tỷ lệ thực hiện các công trình dự án trong giai đoạn 2011-2015 của thành phố Vinh rất thấp. Chỉ có 86/437 (chiếm 19,68%) công trình đã duyệt trong
phương án QHSDĐ được thực hiện. Về diện tích chỉ có 104/755,69 ha (chiếm tỷ lệ 13,82%) được thực hiện theo quy hoạch đã duyệt. Đáng chú ý là có tới 40 dự án, chiếm tới 65,57 ha do không phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nên đã bị hủy bỏ. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quản sử dụng đất do nếu dự án đã nằm trong quy hoạch thì sẽ không được sử dụng vào mục đích khác. Nay quy hoạch bị hủy, việc quy hoạch vào mục đích sử dụng khác lại phải chờ đến giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt số lượng các dự án còn vướng về các thủ tục hành chính (chưa hoàn thành công tác GPMB, chưa hoàn tất thủ tục hành chính khác...) còn tới 117 công trình dự án, chiếm tới 26,77% tổng số dự án, chiếm tới 43,39% diện tích. Vì vậy cải cách thủ tục hành chính đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện QH, KHSDĐ. Số liệu chi tiết được trình bày trong bảng 4.19 và phụ lục.
Bảng 4.19. Kết quả thực hiện công trình dự án theo quy hoạch sử dụng đất năm 2015 thành phố Vinh TT Công trình, dự án Số lượng công trình Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Thực hiện đúng theo quy hoạch
đã duyệt 86 19,68 104,47 13,82 2 Chưa tìm được nhà đầu tư 13 2,97 13,99 1,85 3 Còn vướng thủ tục 117 26,77 327,93 43,39 4 Chưa có vốn 71 16,25 79,79 10,56 5 Bị hủy bỏ 40 9,15 65,57 8,68 Tổng 437 100,00 755,69 100,00
4.3.4.2. Các dự án trong quy hoạch sử dụng đất năm 2016
Trong năm 2016 toàn thành phố thực hiện xong 125/486 công trình, dự án được phê duyệt tại quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 05/5/2016 và bổ sung tại các văn bản số 3512/UBND. ĐC ngày 25/5/2016; số 4358/UBND.ĐC ngày 21/6/2016; số 838/UBND.ĐC ngày 24/10/2016; số 913/UBND.ĐC ngày 03/11/2016; số 936/UBND.ĐC ngày 15/11/2016; số 5870/QĐ.UBND ngày 24/11/2016 của UBND tỉnh, tỷ lệ thực hiện chỉ đạt 25,72% về số lượng công trình dự án và đạt 20,71% về diện tích, đây là tỷ lệ rất thấp. Đáng chú ý là có tới 84 dự án, chiếm tới 115,78 ha do không phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nên đã bị hủy bỏ. Đặc biệt số lượng các dự án còn vướng về các thủ tục hành chính (chưa hoàn thành công tác GPMB, chưa hoàn tất thủ tục hành
chính khác ...) còn tới 194 công trình dự án, chiếm tới 39,92% tổng số dự án, chiếm tới 54,37% diện tích. Tỷ lệ này còn cao hơn cả giai đoạn 2011-2015. Đây là một hạn chế rất lớn. Vì vậy cải cách thủ tục hành chính đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện QH, KHSDĐ. Số liệu chi tiết được trình bày trong bảng 4.20 và phụ lục.
Bảng 4.20. Kết quả thực hiện công trình dự án theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Vinh TT Công trình, dự án Số lượng công trình Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Thực hiện đúng theo quy
hoạch đã duyệt 125 25,72 152,28 21,04 2 Chưa tìm được nhà đầu tư 20 4,12 10,06 1,39 3 Còn vướng thủ tục 194 39,92 393,49 54,37 4 Chưa có vốn 63 12,96 52,1 7,20 5 Bị hủy bỏ 84 17,28 115,78 16,00 Tổng 486 100,00 723,71 100,00
4.3.4.2. Các dự án trong quy hoạch sử dụng đất năm 2017
Trong năm 2017, theo kế hoạch được duyệt Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 22/03/2017; bổ sung tại Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 30/05/2017; Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 13/6/2017; Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 11/7/2017; Quyết định số 478/UBND ngày 16/8/2017; Quyết định số 525/UBND ngày 23/8/2017; Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 09/11/2017; Quyết định số 738/QĐ-UBND ngày 13/11/2017; Quyết định số 787/QĐ-UBND ngày 13/12/2017 và Quyết định số 849/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Nghệ An, của UBND tỉnh Nghệ An, Thành phố Vinh có 437 công trình, dự án với diện tích 675,39 ha. Kết quả đã thực hiện được 84 công trình dự án và đang thực hiện 26 CTDA (tổng là 110 dự án) đã thực hiện được một phần với diện tích là 149,43 ha, đạt 20,90% về diện tích xác định trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017.
Nhiều hơn năm 2016, năm 2017 có tới 90 dự án, chiếm tới 156,48 ha do không phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nên đã bị hủy bỏ. Ssố lượng các dự án còn vướng về các thủ tục hành chính (chưa hoàn thành công tác GPMB, chưa hoàn tất thủ tục hành chính khác...) có giảm hơn so với năm 2016 nhưng vẫn còn tới 166 công trình dự án, chiếm tới 37,99% tổng số dự án,
chiếm tới 49,19% diện tích. Do vậy cải cách thủ tục hành chính là rất cần thiết để nâng cao việc thực hiện QH, KHSDĐ. Số liệu chi tiết được trình bày trong bảng 4.21 và phụ lục.
Bảng 4.21. Kết quả thực hiện công trình dự án theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Vinh TT Công trình, dự án Số lượng công trình Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Thực hiện đúng theo quy hoạch
đã duyệt 110 25,17 149,43 20,90 2 Chưa tìm được nhà đầu tư 7 1,60 2,89 0,40 3 Còn vướng thủ tục 166 37,99 351,77 49,19 4 Chưa có vốn 64 14,65 54,56 7,63 5 Bị hủy bỏ 90 20,59 156,48 21,88 Tổng 437 100,00 715,13 100,00 4.3.5. Đánh giá chung 4.3.5.1. Những kết quả đạt được
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện tương đối tốt. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng nền nếp, góp phần tích cực cho việc sử dụng đất ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và ổn định xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Vinh được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, khai thác được tiềm năng đất đai, tăng nguồn thu cho ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nông thôn mới, thu hút vốn đầu tư.
Sau khi được phê duyệt, phương án Quy hoạch sử dụng đất thành phố Vinh đã được UBND thành phố tổ chức công bố công khai theo quy định. Đảm bảo mọi người dân đều biết và thực hiện.
Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Các
chỉ tiêu quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật; công tác quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Các chỉ tiêu sử dụng đất cơ bản phù hợp với các chỉ tiêu đã được UBND tỉnh phê duyệt; việc chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nằm trong quy hoạch, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Thành phố Vinh có tiềm năng về phát triển du lịch trong mối quan hệ với du lịch tâm linh, du lịch lịch sử, du lịch sinh thái tại Nam Đàn, du lịch nghỉ dưỡng tại Cửa Lò, đó sẽ là động lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội về lâu dài. Quy hoạch sử dụng đất sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững.
Thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và khai thác các nguồn thu khác từ đất, đất đai đã trở thành nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.
Đất đai đã được sử dụng hợp lý với hiệu quả cao đất chưa sử dụng còn rất ít.
4.3.5.2. Những hạn chế, tồn tại
Về phương án quy hoạch sử dụng đất
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại thành phố Vinh còn nhiều công trình dự án chưa được thực hiện theo QHSDĐ đã duyệt hoặc bị hủy bỏ. Qua đó cho thấy công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất khi lập phương án quy hoạch, kế hoạch còn chưa sát với thực tế. Một mặt do dự báo phát triển kinh tế xã hội thường ngắn hơn dự báo nhu cầu sử dụng đất và bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan. Mặt khác do sự thay đổi kinh tế của thế giới cũng như của Việt Nam, việc dự báo nhu cầu sử dụng đất đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng gặp nhiều khó khăn.
Phương án quy hoạch sử dụng đất tập trung nhiều vào phân bổ đất cho những công trình nhỏ lẻ, theo nhu cầu trước mắt. Nhưng lại thiếu tầm nhìn chiến lược lâu dài và chưa thể hiện được vai trò điều tiết vĩ mô của quy hoạch trong trường hợp KTXH có sự biến động. Vì vậy nên còn lúng túng trong khâu triển khai thực hiện, bị động khi quy hoạch tổng thể KTXH có sự điều chỉnh và có sự trùng lặp.
Các giải pháp quản lý thực hiện phương án quy hoạch còn chung chung, thiếu những giải pháp cụ thể, thiếu những quy định bắt buộc thể hiện tính pháp lý cao theo quy định của Luật Đất đai. Điều đó là cho tính khả thi của quy hoạch giảm.
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phần nào đó còn mang tính đối phó để có đủ căn cứ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất... chưa thực sự căn cứ vào đánh giá khả năng thực thi của dự án, công trình.
Thực tế quá trình tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Vinh đã đạt được nhiều chỉ tiêu sử dụng đất quan trọng, góp phần to lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của thành phố, của tỉnh. Trong quá trình sử dụng, chuyển mục đích đều dựa trên quan điểm khai thác tiết kiệm, hiệu quả, triệt để quỹ đất, đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển hạ tầng, nên các diện tích đất thu hồi đều tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, ít có xảy ra khiếu kiện nhiều do thu hồi đất.
Tuy nhiên qua so sánh, phân tích kết quả giữa thực hiện và các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ có một số chỉ tiêu thực hiện vượt kế hoạch, nhất là đất nông nghiệp.
Năm 2017, kinh tế thành phố có bước tăng trưởng khá, tuy nhiên tình hình kinh tế nhìn chung vẫn còn có nhiều khó khăn. Nguồn vốn ngân sách hạn hẹp nên thiếu vốn cân đối cho các công trình, dự án trọng điểm trong năm của thành phố làm chậm tiến độ thực hiện.
Một số cơ chế chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng, đặc biệt là chính sách về hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp bất cập với giai đoạn trước nên ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án đầu tư (các dự án chia lô đất ở có thu hồi đất nông nghiệp không thể thực hiện do người dân bị thu hồi không thống nhất với chính sách bồi thường, hỗ trợ).
UBND Thành phố ưu tiên tập trung vốn và nhân lực cao cho các dự án sử dụng vốn của WB và một số công trình trọng điểm nên đã ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án khác.
Đất nông nghiệp thuộc các phường, xã cũ của Thành phố phần lớn chưa được giao đất, cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân (đang do HTX quản lý) nên nhiều dự án không thực hiện được do không đủ điều kiện nhận chuyển nhượng, góp vốn theo quy định.
Các dự án về đấu giá, phân lô đất ở có sức mua chậm. Nguồn vốn ngân sách của phường, xã hạn hẹp nên vốn đầu tư để xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, thể dục
thể thao không thực hiện được hoặc điều chỉnh chậm tiến độ thực hiện.
Việc điều tra cơ bản phục vụ lập kế hoạch sử dụng đất chưa tuân thủ đúng quy trình, quy định. Nhiều CTDA đề xuất trong kế hoạch nhưng chưa đầy đủ căn cứ cơ sở và điều kiện thực hiện.
Các cấp chính quyền chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất. Nhận thức của chính quyền cấp xã, phường trong việc lập kế hoạch sử dụng đất không cao.
Các công trình chưa có đủ căn cứ pháp lý nhưng vẫn đưa vào kế hoạch sử dụng đất, dẫn đến chồng lấn các công trình khác.
Khi tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban, UBND cấp xã nên việc điều tra, rà soát xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực không đầy đủ, chính xác dẫn đến phát sinh thêm nhiều công trình, dự án phải bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất, trong đó có công trình, dự án bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần trong thời gian ngắn.
Việc lấy ý kiến góp ý nhân dân về kế hoạch sử dụng đất bằng hình thức công khai thông tin còn chậm, nhiều nơi chưa tổ chức được hội nghị lấy ý kiến góp ý trực tiếp.
Chưa có sự gắn kết giữa kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển các ngành lĩnh vực.
Về đánh giá khả năng thực hiện công trình
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số công trình dự án đã quy hoạch nhưng không thực hiện được do thiếu vốn, chưa tìm được nhà đầu tư, chưa hoàn tất các thủ tục hành chính. Ngoài ra việc xác định khả năng của các nhà đầu tư khi thực hiện công trình còn hạn chế. Mặc dù khả năng thực hiện các công trình dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên việc đánh giá các yếu tố này lại chưa được xem xét đúng mức. Vì vậy khả năng thực hiện quy hoạch thấp.
Công tác thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước và và người có đất nằm trong quy hoạch thường không đạt kết quả cao do giá bồi thường về đất, do yêu cầu tái định cư hoặc do chính sách tại thời điểm thỏa thuận. Từ đó làm cho công trình đã quy hoạch bị thay đổi về diện tích, không thực hiện được hoặc phải thay đổi vị trí.
Thực trạng công tác lập quy hoạch trên địa bàn, đặc biệt là những năm trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác đánh giá tiềm năng
đất đai chưa thật sự đúng với tiềm năng của địa phương, đặc biệt là đối với nhóm đất nông nghiệp dẫn đến dự báo nhu cầu mở rộng, bố trí các loại đất nông nghiệp không sát với tiềm năng.
Về huy động nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Mặc dù trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, nhưng trong quá trình thực hiện chưa có sự phối hợp giữa các ngành cũng như các đơn vị địa phương (nơi có công trình quy hoạch) nên một số công trình quy hoạch không được bố trí nguồn vốn để thực hiện. Đặc biệt là các công trình phát triển hạ tầng xã hội,... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đất đạt được ở mức rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.
Báo cáo cũng có dự trù các khoản thu chi từ đất. Tuy nhiên, những dự báo