Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 53)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: các tài liệu về bản đồ, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện QHSDĐ và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, các sở, viện nghiên cứu; các phòng ban của thành phố Vinh và các phường/xã tại thành phố vinh.

- Số liệu sơ cấp: Các công trình, dự án thực hiện không đúng với phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ được kiểm tra tại thực địa.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích:

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSD đất. Các số liệu trên được tổng hợp và xử lý bằng Excel.

Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được đánh giá thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã duyệt (về số lượng diện tích, về vị trí, về thời gian thực hiện...) với kế hoạch đề ra. Các tiêu chí đánh giá cụ thể gồm:

+ Về các chỉ tiêu sử dụng đất: tỷ lệ diện tích đã thực hiện so với kế hoạch đề ra (tính theo đơn vị %), tỷ lệ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp;

+ Vị trí quy hoạch các công trình dự án (theo địa điểm đã duyệt); + Sự phát sinh các công trình mới;

+ Các công trình chưa thực hiện theo phương án QHSDĐ đã duyệt; + Tiến độ thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch.

- Số liệu không gian được xử lý bằng Micro staion, Mapinfo,....

3.2.3. Phương pháp minh họa trên bản đồ

Tất cả thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

3.2.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này áp dụng trong suốt báo cáo nhằm tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và cán bộ có nhiều kinh nghiệm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH PHỐ VINH

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên là 104,97 km2 bao gồm 16 phường và 9 xã. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 295 km (về phía Bắc) và cách Huế 350 km; Đà Nẵng 472 km; Thành phố Hồ Chí Minh 1.447 km (về phía Nam). Đại giới hành chính gồm:

+ Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Nghi Lộc; + Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên;

+ Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.

Thành phố Vinh trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam. Từ Vinh có thể đi đến Lào (qua ba cửa khẩu: Cầu Treo, Thanh Thuỷ và Nậm Cắn) và các tỉnh vùng Đông Bắc của Thái Lan. Đến Vinh cũng xem như đã đến thị xã Cửa Lò (15 km); Kim Liên - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (12 km); Tiên Điền, Nghi Xuân - quê hương đại thi hào Nguyễn Du (10 km) cùng với các địa danh nổi tiếng khác ở quanh vùng.

Vị trí địa lý của thành phố và hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại cũng như các hạng mục hạ tầng kinh tế và xã hội khác ngày càng được hoàn thiện đang và sẽ là những điều kiện thuận lợi để thành phố Vinh có thể thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển một nền sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao với những ngành mũi nhọn đặc thù, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và thế giới.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của Biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.

4.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Vinh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cùng với điều kiện địa lý tự nhiên, thành phố Vinh mang tính chất tiểu vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.

Nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,1°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4 °C. Độ ẩm trung bình 85-90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển. Gió có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Thành phố Vinh có lượng mưa lớn, có hệ thống sông ngòi bao quanh phía Tây Đông và phía Nam thành phố là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh. Sông Lam có độ sâu 2 - 4m có cảng Bến Thuỷ là một cảng hàng hoá lâu đời của khu vực Bắc miền Trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi. Trong tương lai, khi thị xã Cửa Lò sát nhập vào thành phố Vinh, thì cảng nước sâu Cửa Lò với công suất 3 triệu tấn/năm (sẽ được nâng lên 5 triệu tấn/năm vào năm 2015, 17 triệu tấn/năm vào năm 2020) là một cảng lớn trong hệ thống cảng biển quốc gia sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế của thành phố trong việc giao thương bằng đường biển.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2003), tài nguyên đất của thành phố Vinh có 3 nhóm đất chính, gồm:

Nhóm đất cát biển: Đất cát có diện tích 3.345 ha, phân bố tập trung ở xã Hưng Lộc, Nghi Phú, Nghi Liên, Nghi Đức, Nghi Ân. Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp, song lại thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như rau, khoai, lạc, đỗ, vừng, dâu, tằm,...

Nhóm đất mặn: Đất mặn hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, vẫn bị ảnh hưởng của nguồn nước. Đất mặn có 2 nhóm đất phụ (Đất mặn trung bình, đất mặn ít) có diện tích khoảng 1.252 ha, phân bố chủ yếu ở xã Hưng Hòa và một

phần ở Hưng Dũng. Hiện nay hầu hết diện tích đất mặn trên địa bàn thành phố trồng 2 vụ lúa, một phần diện tích đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Nhóm đất phù sa: Đất phù sa có diện tích 4.367 ha, chiếm 48,50% diện tích tự nhiên của tập trung chủ yếu ở xã Hưng Đông, Nghi Liên, Nghi Kim, phường Vinh Tân, phường Đông Vĩnh. Hiện nay quỹ đất phù sa đã được sử dụng hết để phát triển các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.

Ngoài 3 loại đất chính trên, trên địa bàn thành phố còn có 1 phần diện tích đất xói mòn trơ sỏi đá (41 ha), phân bố ở phường Trung Đô. Hiện nay, diện tích đất này đã được trồng rừng nhằm bảo vệ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất.

b. Tài nguyên nước

Trên địa bàn thành phố có các sông chính như: sông Lam, sông Cửa Tiền, trong đó Sông Lam (sông Cả). Sông Cửa Tiền (sông Vinh) và sông Đừng là hai sông nhỏ, lòng sông hẹp, lượng nước không lớn và chịu ảnh hưởng trực tiếp thủy chế của sông Lam.

Do nằm ở vùng hạ lưu nên sông ở Vinh chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều. Vào mùa mưa nước từ thượng nguồn dồn về làm mực nước sông lên cao, dòng sông chảy xiết, đôi khi gặp phải bão, áp thấp nhiệt đới gây nên tình trạng lụt lội. Ngoài ra, thành phố có hệ thống ao, hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong phú, như hồ Cửa Nam và các ao, hồ xen kẽ trong các khu dân cư.

Vể nước ngầm: phụ thuộc địa hình và lượng nước mặt. Nước ngầm có hai lớp: Lớp trên nằm trong tầng cát ở độ sâu 0,5 - 2 m, không có áp lực; Lớp dưới nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha.

c. Các loại tài nguyên khác

Năm 1788, Hoàng đế Quang Trung đã chọn Vinh để xây kinh đô mới và Vinh đã trở thành Phượng Hoàng Trung Đô. Thời Pháp, thành phố Vinh là một trong những đô thị công nghiệp lớn với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, nhà băng... nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều... Đó cũng là cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng. Năm 1930 - 1931 cao trào cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh diễn ra tại đây. Thành phố Vinh còn được biết đến là một thành phố công nghiệp và thương mại. Hơn nữa thành phố Vinh là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá xứ Nghệ và sớm hình thành những giá trị của văn hoá đô thị.

Tài nguyên du lịch của thành phố khá đa dạng như khu du lịch Lâm Viên - núi Quyết, du lịch sông Lam... Tiềm năng du lịch nhân văn cũng rất phong phú, với nhiều di tích lịch sử - văn hoá như Đền Hồng Sơn, Đền thờ vua Quang Trung, Núi Quyết, chùa Cần Linh, cồn Mô, thành cổ Vinh... Đây còn là quê hương của các điệu hò ví dặm, hát phường vải.v.v.. Các trung tâm du lịch văn hóa hiện đại như công viên trung tâm thành phố, công viên Nguyễn Tất Thành.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành của thành phố quan tâm qua đó đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường của thành phố. Hàng ngày, quét và gom rác trên các tuyến phố chính, 23 chợ và các khu dân cư tại các phường, xã với 290 ga rác.

Kết quả quan trắc các điểm đo tại phường Quang Trung, xã Hưng Lộc, xã Hưng Hòa trong những năm gần đây (áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995) cho thấy chất lượng nước dưới đất ở thành phố Vinh chưa có biểu hiện của sự ô nhiễm. Qua kết quả quan trắc nước sông Lam tại bara Bến Thủy cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ, vi sinh vật: các thông số NH4+, Coliform, BOD của các đợt quan trắc thường vượt TCVN 5942 - 1995 từ 2 - 4 lần đặc biệt là vào mùa mưa. Kết quả quan trắc nước thải tại kênh N3 (kênh thoát nước thải sinh hoạt, sản xuất tại khu vực phường Bến Thủy) đổ ra sông Lam cho thấy nước đã bị ô nhiếm các chất hữu cơ, giá trị các thông số NH4+, Coliform, BOD, S2- thường vượt TCVN 5945 - 1995. Về môi trường không khí, nồng độ bụi trong khu vực (dọc đường giao thông, chợ, làm đường, công trình xây dựng, gần các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng) có giá trị 0,19 - 0,36 mg/m3 (trung bình trong 24h) gấp 1 - 1,8 lần tiêu chuẩn cho phép; còn lại chưa bị ô nhiễm bụi, khí thải hay tiếng ồn.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Vinh

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp.

Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Vinh giai đoạn 2014-2017

Đơn vị: %

Các chỉ tiêu kinh tế Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số 100 100 100 100

Công nghiệp - xây dựng 32,19 32,62 32,68 31,44 Dịch vụ 65,82 65,61 65,58 66,88 Nông - lâm – ngư nghiệp 1,99 1,78 1,75 1,68 Nguồn: UBND thành phố Vinh (2014-2017)

Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Cùng với sự hoàn thiện của cơ chế thị trường, tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể giảm, tăng dần tỷ trọng các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Mặc dù thời tiết diễn biến không thuận lợi (mưa lớn, bão nhiều), dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi (đạo ôn cổ bông, rầy, bạc lá vi khuẩn hại lúa, dịch bệnh trên tôm, các bệnh gia cầm) nhưng thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện sản xuất và thu hoạch vụ Xuân, vụ Hè; đảm bảo công tác thủy lợi, chủ động phòng chống dịch bệnh, chăm sóc đúng quy trình kỷ thuật, đưa các bộ giống năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, tổ chức triển khai kế hoạch diệt chuột ở các phường xã nên năng suất các loại đến nay đạt từ 4-6 tấn/ha, vụ Hè thu được mùa toàn diện đối với cây lúa; tổng đàn lợn tăng 1,4%; sản lượng nuôi trồng cá thịt tăng 1,2% so cùng kỳ.

Tổ chức xây dựng mô hình sản xuất: Mô hình rau an toàn tại xóm 2, 3 xã Nghi Liên với quy mô 13 ha (thành lập tổ hợp tác liên kết với Công ty Bibi Green bao tiêu sản phẩm, diện tích sản xuất đạt 8ha, trong đó 1,41 ha được bao tiêu sản phẩm, thu nhập bình quân 7- 10 triệu/sào/ tháng/ lao động); sử dụng công nghệ Israel: trồng rau củ quả tại xóm 5 Nghi Kim và sản xuất măng tây (2ha tại xóm 8, Nghi Liên, đã nghiệm thu giai đoạn 1). Mô hình nuôi cá trắm đen tại xã Hưng Đông (quy mô 2000m2), hiện nay cá đang phát triển bình thường), cá trăm giòn (0,18ha, do ảnh hưởng của mưa lớn đã làm tràn bờ, thất thoát 70% số

lượng cá). Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng GAP (2ha, tại Hưng Hòa, năng suất 38 tạ/ha, giá gạo bán 30 nghìn/kg, cao gấp đôi giá trung bình); lúa thuần SL9 (tại 6 phường xã, cho năng suất 6 tấn/ha, năng suất 60 tạ/ha); mở rộng sản xuất nấm tại phường Quán Bàu, Bến Thủy, Hưng Dũng, xã Hưng Lộc... (phòng Kinh tế và hạ tầng thành phố Vinh, 2018 ).

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Tập trung phối hợp với các ngành, các cấp quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, hầu hết các sản phẩm công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ; trong đó tập trung đầu tư một số sản phẩm: cơ khí, điện tử, điện lạnh, may mặc, sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao. Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) công nghiệp - xây dựng ước đạt 20.195 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Hoàn thành GPMB và bàn giao mặt bằng khu công nghiệp VSIP cho nhà đầu tư. Hoàn thành đấu nối hệ thống cấp nước cho CCN Hưng Lộc và quyết toán các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng tại CCN Nghi Phú và Hưng Lộc.

Giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn có mức tăng trưởng tăng 11,1% so với cùng kỳ. Huy động nguồn lực đầu tư tăng khá, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 14.367 tỷ đồng, tăng 11,9% cùng kỳ. Nhiều dự án trên địa bàn được đầu tư xây dựng. Giải ngân: Nguồn ngân sách thành phố đạt: 411,5/411,5 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (Phòng Kinh tế và hạ tầng thành phố Vinh, 2018).

c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải tiếp tục có bước phát triển. Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) ngành dịch vụ ước đạt 17.050 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt: 16.800 tỷ đồng, tăng 11,9%.

Rà soát quy hoạch mạng lưới chợ, bổ sung 2 chợ (Chợ Nhà Đỉn phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 53)