Một số chỉ tiêu về dân số thành phố Vinh giai đoạn 2010-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 61 - 68)

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Năm

2010 2015 2017

Dân số người 305846 315971 322771

1 Dân số đô thị người 213047 216537 214590

Tỷ lệ dân số đô thị % 69,66 68,53 66,48

2 Dân số nông thôn người 92799 99434 102287 Tỷ lệ dân số nông thôn % 30,34 31,47 31,69

3 Phân theo giới

Nam người 148776 154064 157360 Nữ người 157070 161907 165411 4 Tỷ lệ nam, nữ % 100% 100% 100%

Nam - 48,64 48,76 48,75

Nữ - 51,36 51,24 51,25

Quy mô dân số toàn thành phố năm 2017 có 317.643 người, mật độ dân cư trung bình 3025 người/km2, phân bố tập trung ở các phường trung tâm (Hưng

Bình, Trường Thi, Trung Đô, Bến Thủy, Hồng Sơn, Lê Lợi, Lê Mao, Hà Huy Tập, Lê Lợi .v.v.). Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,96 %/năm giai đoạn 2010 - 2017; dân số đô thị là 216965 người (chiếm 68,3% tổng số dân) và dân số nông thôn là 100678 người (chiếm 31,7%).

b. Lao động

Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2017 là 183808 người (chiếm 56,94% số người trong độ tuổi lao động), trong đó lao động nữ là 93641 người, chiếm 50,95% tổng số lao động. Tuy nhiên, việc thu hút lực lượng cán bộ khoa học, quản lý và lao động trình độ cao về thành phố còn yếu.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Trong thời gian qua, thành phố Vinh đã tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển kinh tế xã hội thành phố, nhiều dự án được thu hút đầu tư và triển khai thực hiện trên địa bàn như: Tiểu Dự án phát triển đô thị Vinh, Dự án xây dựng, nâng cấp cảng hàng không Vinh, các dự án xây dựng cầu vượt đường sắt Bắc Nam đoạn giao cắt giữa Quốc lộ 46 nối đường Đặng Thai Mai với Quốc lộ 1A, đoạn nút giao quốc lộ 46 với đường sắt Bắc - Nam; dự án đường giao thông du lịch kết hợp đê bao ven sông Vinh; các dự án xây dựng khu đô thị trên địa bàn v.v... qua đó bộ mặt đô thị Vinh đang từng bước được thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.

Thực hiện điều chỉnh quy hoạch phân khu 25 phường, xã theo Quyết định 52 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay: 6 đơn vị đang trình Sở Xây dựng thẩm định hồ sơ quy hoạch phân khu (Cửa Nam, Hồng Sơn, Đông Vĩnh, Hưng Dũng, Hưng Chính, Lê Mao); 17 đơn vị đã thông qua ban thường vụ Thành ủy; 2 đơn vị đã thông qua UBND Thành phố. Thực hiện phê duyệt quy hoạch theo thẩm quyền và từng bước chấn chỉnh vi phạm quy hoạch.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 26 - NQ/TW của Hội nghị Trung ương VII, Khóa X đã được thành phố triển khai một cách tích cực và đạt được kết quả quan trọng như sản xuất nông - ngư

nghiệp phát triển khá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, một số tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường và củng cố.

Thành phố đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, thành phố đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hai xã còn lại là Nghi Ân và Nghi Đức cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí về nông thôn mới. Năm 2018 và giai đoạn tiếp theo, thành phố Vinh sẽ tiếp tục thực hiện các Đề án và giải pháp nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố đồng bộ và từng bước hiện đại; kinh tế phát triển toàn diện và bền vững.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hiện trạng đất giao thông trên địa bàn thành phố là 1.471,88 ha, chiếm 25,92 % đất phi nông nghiệp. Hệ thống giao thông đường bộ bao gồm các tuyến lớn đóng vai trò giao thông đối ngoại như: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 46; Quốc lộ 46B, tỉnh lộ 535, đường ven sông Lam. Thành phố có 288 tuyến giao thông nội đô thị đã được đặt tên và hàng trăm tuyến đường nội bộ của các phường xã, khối xóm đã bê tông hóa chưa được đặt tên. Tổng chiều dài các tuyến đường đã được đặt tên là 283,25 km. Có 2 bến xe khác.

Đường sắt Bắc Nam chạy phía Tây thành phố. Ga Vinh có quy mô xây dựng khá lớn, được xếp vào ga đường sắt loại II, lưu lượng tàu về ga 9-10 chuyến/ngày. Cảng hàng không quốc tế Vinh có công suất khai thác 2,5-3 triệu khách/năm. Hiện tại có 07 tuyến trong nước và tuyến đi quốc tế là Viên Chăn (Lào); tuyến đi Băng Cốc (Thái Lan). Hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi gồm các bến cảng và đường sông…

b. Thuỷ lợi

Hiện trạng đất thủy lợi trên địa bàn thành phố là 178,36 ha, chiếm 3,14% đất phi nông nghiệp. Các kênh tiêu chính trên địa bàn gồm có: kênh số 4 (kênh Đông Vĩnh), kênh số 1, kênh Hồng Bàng, kênh số 2, kênh số 3, kênh Bắc. Về cơ bản các công trình hồ đập, trạm bơm, kênh tiêu đáp ứng yêu cầu sản xuất của sản xuất nông nghiệp và thoát nước về mùa lũ. Song các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 chưa được trùng tu, nạo vét, nâng cấp hàng năm, do đó các xã, phường vẫn gặp

khó khăn trong thoát Hiện trạng đất năng lượng trên địa bàn thành phố là 21,85 ha, chiếm 0,38% đất phi nông nghiệp. Nguồn cung cấp điện cho thành phố Vinh hiện nay lấy từ lưới điện Quốc gia qua trạm trung gian vùng có quy mô khá lớn đặt tại Hưng Đông 220/110/10KV – 2x125MVA.

c. Các lĩnh vực khác

Vinh có di tích, danh thắng, từ di tích lịch sử cách mạng đến di tích kiến trúc nghệ thuật và danh thắng. Thành phố còn có hệ thống quảng trường, công viên khá đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân như: Quảng trường Hồ Chí Minh, diện tích 11 ha; Công viên Trung Tâm, diện tích 25,89 ha; Công viên Nguyễn Tất Thành, diện tích 8,35 ha; Công viên Hồ Cửa Nam, diện tích14 ha; công viên núi Quyết, diện tích 147,7 ha.

Mạng lưới y tế, khám chữa bệnh ngày càng được mở rộng. Hiện trạng đất y tế trên địa bàn thành phố là 50,66 ha, chiếm 0,91% đất phi nông nghiệp. Thành phố hiện có 59 cơ sở y tế, trong đó có 8 bệnh viện công lập tuyến tỉnh; 08 bệnh viện tư nhân; 01 bệnh viện đa khoa thành phố; 03 bệnh viện Bộ, ngành; 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh; 01 trung tâm y tế tuyến huyện; 02 chi cục; 25 trung tâm y tế xã, phường và 01 phòng khám đa khoa đại học y Vinh.

Hiện trạng đất giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố là 184,82 ha, chiếm 3,25% đất phi nông nghiệp. Thành phố có: 51 trường mầm non, 31 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở, 13 trường trung học phổ thông, 9 trường trung cấp, 16 trường cao đẳng và 7 trường đại học.

Trên địa bàn thành phố hiện có ba trung tâm thể thao: Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An diện tích 3,34 ha và khu trung tâm thi đấu và dịch vụ thể thao diện tích 3,21ha, đều nằm trong khu vực Thành cổ Vinh, nhà thi đấu thành phố Vinh tại phường Hà Huy Tập.

Hiện trạng đất chợ trên địa bàn thành phố là 14,43 ha, chiếm 0,25% đất phi nông nghiệp. Thành phố Vinh hiện có 26 chợ. Thành phố Vinh hiện có 180 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ (chiếm 25% toàn tỉnh) trong đó có 01 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao, 12 khách sạn 2 sao. Các ngành dịch vụ, thương mạị tín dụng tiền tệ cũng phát triển mạnh. Hệ thống Ngân hàng với 40 Ngân hàng quốc doanh và thương mại cổ phần, hàng trăm phòng giao dịch. Thành phố Vinh đang từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính, ngân hàng của khu vực.

Thành phố Vinh là địa bàn có giá trị chiến thuật, có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành phố là nơi tập trung các cơ quan quân sự đầu não của tỉnh Nghệ An nói riêng và khu vực Quân khu 4 nói chung. Thế trận quốc phòng toàn dân cùng với thế trận an ninh nhân dân được đảm bảo, tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Hiện trạng đất bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố là 3,81 ha, chiếm 0,07 % đất phi nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng viễn thông được hiện đại hóa đồng bộ với: Tổng đài NEAX.20.000 số; 9 trạm vệ tinh RLU.NEAX; mạng cáp quang truyền dẫn trên 14km cùng với các mạng ngoại vi khác được lắp đặt và đáp ứng yêu cầu dịch vụ thông tin liên lạc nhanh chóng chính xác với độ tin cậy cao.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Vinh

4.1.3.1. Những mặt mạnh và lợi thế

Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An, là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế văn hoá và xã hội. Thành phố Vinh có vai trò đặc biệt quan trọng về địa lý kinh tế và chính trị đối với tỉnh Nghệ An, do nằm tại vị trí có điều kiện giao lưu thương mại, kinh tế với các tỉnh nằm phía Đông nam Trung Quốc và 10 tỉnh ven biển của Việt Nam từ Quảng Ninh đến Quảng Trị.

Hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt chạy qua nối thành phố Vinh với các địa phương khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ và giao lưu kinh tế, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố theo tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Địa hình bằng phẳng, cấu tạo địa chất có sức chịu tải trung bình của nền đất từ 1 - 1,5 kg/cm2, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

Quỹ đất hiện nay của thành phố thuận lợi để phát triển đô thị, ngoài ra Thành phố còn có khả năng mở rộng liên kết với các địa phương lân cận ngoại thành vùng đô thị Vinh.

Đặc biệt là tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh rất thuận lợi do việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị... Bên cạnh đó công tác GPMB để tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư sẽ được triển khai một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn khi thành phố Vinh có những tiềm năng đa dạng và chất lượng.

Thành phố Vinh có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao hơn so với các địa phương khác trong khu vực. Nhìn chung thành phố Vinh và khu vực phụ cận có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có trình độ văn hoá cao và tay nghề cao. Hàng năm Thành phố được bổ sung hàng ngàn lao động trẻ, được đào tạo tốt, hăng hái, cần cù trong lao động.

4.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế

- Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hằng năm có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình cấp 8 - 10 và có khi đến cấp 12. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân trong thành phố.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một trung tâm vùng, chưa có những ngành mũi nhọn để tạo ra động lực cho phát triển đột phá về kinh tế. Lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn chưa cao.

- Việc xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các khu đô thị trên địa bàn thành phố đang được xúc tiến mạnh mẽ, với tốc độ đô thị hoá như hiện nay những khu đô thị cũng như các điểm dân cư tập trung theo kiểu đô thị sẽ tiếp tục được mở rộng và nhanh chóng hình thành. Sự phát triển này cùng với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong đô thị không tránh khỏi làm mất đi một phần diện tích đất nông nghiệp. Đây là một trong những vấn đề tạo ra sức ép cho thành phố đặc biệt là công tác GPMB.

- Thực trạng cơ sở hạ tầng của thành phố còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, đặc biệt hệ thống giao thông, cấp thoát nước cho sản xuất và sinh hoạt các công trình phúc lợi xã hội. Đây cũng là áp lực lớn trong việc GPMB dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường cũng như các công trình công cộng trên địa bàn.

- Phát triển các lĩnh vực xã hội, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm hiệu quả chưa cao, công tác xã hội hoá giáo dục chưa tạo ra những nguồn lực tương xứng để thúc đẩy giáo dục - đào tạo phát triển. Các trạm y tế xã, phường còn thiếu trang thiết bị. Ý thức chấp hành của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân trong thực hiện các quy định về văn hoá, văn minh đô thị chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Chưa thu hút được lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao, thiếu những chuyên gia giỏi đầu ngành về công tác tại thành phố.

- Công tác quản lý đô thị, quản lý quy hoạch, đất đai, xây dựng còn một số bất cập. Cơ sở hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển chưa đồng bộ, chưa đủ sức hỗ trợ mạnh cho người dân, doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.

- Bảo vệ môi trường còn một số hạn chế, hạ tầng môi trường (thu gom xử lý rác thải, nước thải .v.v.) đô thị, khu công nghiệp phát triển còn chậm; khai thác sử dụng một số tài nguyên khoáng sản hiệu quả chưa cao.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ VINH THÀNH PHỐ VINH

4.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng và biến động đất đai thành phố Vinh

4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017của thành phố Vinh

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017 thành phố Vinh có tổng diện tích là 10.499,96ha, trong đó 98,63% diện tích đã được đưa vào sử dụng với các mục đích khác nhau. Cơ cấu sử dụng đất của thành phố được thể hiện trong hình 4.1 và bảng 4.3.

ĐVT: %

Hình 4.1. Cơ cấu diện tích các loại đất năm 2017 thành phố Vinh

Đất nông nghiệp 45,71% Đất phi nông nghiệp 52,92% Đất chưa sử dụng 1,37%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 61 - 68)