Nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 109 - 111)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.1. Nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng là tạo quỹ đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển, điều tiết thị trường bất động sản trong đó có thị trường quyền sử dụng đất. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất phải thể hiện được tính chiến lược vĩ mô và tính ổn định. Quy hoạch thành phố có tính định hướng lớn và thời gian dài, quy hoạch thành phố cụ thể hoá những định hướng sử dụng đất của cấp tỉnh, vì vậy cần phải thực hiện các giải pháp:

+ Cần xác định, tính toán cụ thể các chỉ tiêu cần được khống chế theo quy hoạch của cấp trên phân bổ và theo yêu cầu sử dụng đất (như diện tích đất trồng lúa nước, đất cây xanh, đất quốc phòng, đất an ninh...) nhằm bảo đảm các vấn đề an ninh quốc phòng; bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Cần tạo lập và điều tiết quỹ đất hợp lý cho các mục tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, điều tiết thị trường bất động sản và tái định cư;

+ Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, xác lập được trật tự sử dụng đất trong một thời gian dài, để đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính chỉ đạo vĩ mô trong phương án quy hoạch sử dụng đất;

+ Khoanh định và xác định chức năng của những khu vực có sử dụng đất với quy mô lớn, dễ gây xáo trộn; xác định những khu vực dự kiến phát triển, khu vực hạn chế phát triển, khu vực cần bảo vệ. Trên cơ sở đó thiết lập ranh giới đó cho một số loại sử dụng đất chính như khu vực trồng lúa; khu vực phát triển công nghiệp (các khu, cụm, điểm công nghiệp); khu đô thị; khu dân cư; khu vực phát triển văn hóa thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ tổng hợp (đối với những công trình có quy mô lớn); các khu vực cần bảo vệ, tôn tạo; khu vực chuyển đổi nông nghiệp; khu vực dự phòng; khu an ninh quốc phòng; khu khai thác khoáng sản...;

+ Đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành nhằm bảo đảm sự phù hợp, tính thống nhất, tính khả thi trong quy hoạch nhằm mang lại hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Thường xuyên rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của thành phố và của từng ngành. Đối với các dự án không có khả năng triển khai thực hiện thì phải công bố điều chỉnh hoặc hủy bỏ, khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” cũng như dự án treo.

+ Xiết chặt vai trò quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật, chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch đối với những khu vực quy hoạch không còn phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế.

+ Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng đất, tiềm năng đất đai và các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Tiến hành rà soát lại toàn bộ phương án quy hoạch có những đánh giá cụ thể để có những đề án phát triển phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt định hướng phát triển đô thị, công nghiệp dịch vụ. Xoá bỏ nhiều hạng mục quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp không còn phù hợp và bổ sung những vị trí mới có vị trí thuận lợi hơn.

+ Cần đánh giá lại việc giao đất sản xuất kinh doanh phi nông nông nghiệp và năng lực tài chính của các chủ đầu tư để có giải pháp xử lý kịp thời.

+ Để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất và đưa vào thực hiện có hiệu quả cần có sự tham gia của các cấp, các ban ngành cùng các nhà chuyên gia và người dân. Cần nâng cao vai trò của người dân trong quá trình lập quy hoạch cũng như thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)