3.1.5.1. Đặc điểm chung
Để đảm bảo cung cấp các loại dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nêu trên, Tổng công ty QLBVN có một đội ngũ hơn 3000 CB-CNV thuộc nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Tuy Tổng công ty hiện tại có 01 công ty con, nhưng với phạm vi phân tích của luận văn này và do lao động tập trung phần lớn tại Công ty mẹ nên phần cơ cấu lao động được phân tích theo số liệu lao động của Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Nhân lực của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, gồm:
- Lao động là kiểm soát viên không lưu , hiê ̣p đồng thông báo bay , thông báo tin tức hàng không và các lao động khác thuộc khối không lưu phần lớn được đào ta ̣o từ Ho ̣c viê ̣n Hàng không Viê ̣t Nam ; một số ít được đào ta ̣o từ Ho ̣c viê ̣n Hàng không Liên Ban g Nga. Trong một vài năm gần đây, được bổ sung một lượng kiểm soát viên không lưu được đào tạo tại New Zealandtheo chương trình Xã hội hóa đào tạo cơ bản KSVKL của Tổng công ty.
- Lao động khối Bảo đảm kỹ thuâ ̣t phần lớn được đào ta ̣o từ các trư ờng đại học, cao đẳng trong nước;
- Lao động khối tham mưu, giúp việc về chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣ đươ ̣c đào ta ̣o từ các trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳng trong nước. Mô ̣t số được đào ta ̣o ta ̣i nước ngoài;
- Lao động khối an ninh , bảo vệ đư ợc Tổng công ty tuyển dụng và tổ chức bồi dưỡng hoặc hợp tác với cơ sở bồi dưỡng nghiêp vu ̣ trong ngành để bồi dưỡng nghiê ̣p vu ̣ an ninh, bảo vệ.
Kiểm soát viên Không lưu - lực lượng cung cấp dịch vụ quản lý không lưu –là dịch vụ cốt lõi của dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là một nghề được Nhà nước xếp loại đặc biệt nặng nhọc nguy hiểm; một nghề đặc thù đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt và các kỹ năng đặc biệt như phản xạ nhanh, trí nhớ tốt, đòi hỏi mức độ tập trung và khả năng chịu áp lực cao nhằm bảo toàn cho tài sản và tính mạng con người của Nhà nước, các nước khác trong khu vực và thế giới; là nghề mang tính quốc tế cao nên ngoài các quy định của Việt Nam, Kiểm soát viên Không lưu phải tuân thủ các quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO).
Ngoài dịch vụ quản lý không lưu, Tổng công ty còn cung cấp các dịch vụ quan trọng, không thể thiếu khác như: dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; dịch vụ khí tượng; dịch vụ thông báo tin tức hàng không và dịch vụ tìm kiếm cứu nạn. Những dịch vụ này được đảm bảo bởi lực lượng lao động đặc thù khác của Tổng công ty như: lực lượng Kỹ thuật (thông tin, dẫn đường, giám sát, điện nguồn,...), Thông báo bay, hiệp đồng bay, Thông báo Tin tức Hàng không, Khí tượng, Tìm kiếm cứu nạn Hàng không ... là những nghề đặc biệt, đặc thù chỉ có ở Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, phạm vi làm việc trải dài khắp đất nước, bao gồm cả vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo, được xếp loại ngành nghề nặng nhọc nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc nguy hiểm.
Lực lượng nhân viên kỹ thuật của ngành quản lý bay đóng góp một phần rất quan trọng vào chất lượng dịch vụ điều hành bay. Nguồn nhân lực khối kỹ thuật của Tổng Công ty đảm nhận việc vận hành, khai thác, bảo trì hệ thống trang thiết bị hiện đại. Lực lượng kỹ thuật của Tổng công ty đòi hỏi ngoài đầu vào trình độ đại học trở lên, còn luôn phải học hỏi, để có thể nắm bắt nắm bắt các xu thế ứng dụng để triển khai tác trang thiết bị, công nghệ theo chương trình CNS/ATM mới của ICAO.
Các nghề, công việc thông báo,hiệp đồng bay, thông báo tin tức hàng không, khí tượng, tìm kiếm cứu nạn hàng không là những mắt xích quan trọng trong dây chuyền điều hành bay. Lực lượng lao động thuộc các nghề, công việc này ngoài những tiêu chuẩn thông thường của Nhân viên hàng không còn cần có những tố chất: có kiến thức chuyên sâu về không lưu, sân bay, các kiến thức về dẫn đường bay, địa lý từng vùng miền; có khả năng làm việc trong môi trường độc lập đặc thù, có áp lực cao đòi hỏi phải cẩn thận, đảm bảo độ chính xác; liên tục cập nhật các thông tin, kiến thức chuyên ngành hàng không để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn ngày càng cao do xu thế phát triển của ngành hàng không trong nước và thế giới.
Lực lượng nhân viên thuộc các nghề/công việc đặc thù trên ngoài đảm bảo công tác cung cấp dịch vụ điều hành bay an toàn, điều hòa, hiệu quả, còn luôn cập nhật, học hỏi để có thể vận hành, khai thác các trang thiết bị hiện đại. Ngoài lực lượng lao động thuộc các nghề/công việc đặc thù, Tổng Công ty còn có những nghề/công việc khác tuy chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng cũng đóng góp một phần không nhỏ trong hoạt động chung của Tổng Công ty cũng như trong công tác cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Đó là những cán bộ, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ, an ninh hàng không,…
Lực lượng cán bộ, nhân viên khối quản lý, tham mưu, giúp việc là lực lượng lao động quan trọng của Tổng công ty trong việc xây dựng chiến lược, định hướng, kế hoạch kinh doanh và tổ chức quản lý. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có năng lực, trình độ, trong đó phần lớn cán bộ trưởng thành qua quá trình công tác tại các cơ sở trực tiếp tham gia dây chuyền điều hành bay. Cán bộ, nhân viên khối này có trình độ chuyên môn sâu trong các lĩnh vực chuyên môn đặc thù của Tổng Công ty, phần lớn có trình độ đào tạo đại học và sau đại học. Lực lượng an toàn, an ninh hàng không cũng là một trong những ngành nghề quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ điều hành bay, góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia. Các lực lượng lao động phục vụ, y tế, hành chính…góp phần đảm bảo bữa ăn, môi trường làm việc… cho lực lượng trực tiếp tham gia vào dây chuyền điều hành bay cũng như cho toàn Tổng công ty.
3.1.5.2. Cơ cấu lao động
a. Số lượng lao động của các khối
CB-CNV, được chia thành bốn khối lao động chính gồm: khối Kiểm soát không lưu; Khối cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; Khối quản lývà Khối hành chính. Cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Số lƣợng lao động tại các khối lao động của TCT QLBVN
STT Khối Số lƣợng ngƣời Nhóm lao động cụ thể
1 Khối Kiểm soát không lưu
676 - Trưởng/Phó Trung tâm Kiểm soát Đường dài, Tiếp cận - Tại sân
- Đài trưởng, đài phó đài Kiểm soát không lưu
- Kíp trưởng, kíp phó, Kiểm soát viên không lưu 2 Khối cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay 1451 - CB-CNV thuộc các lĩnh vựcKỹ thuật; Thông báo tin tức hàng không; Khí tượng; Tìm kiếm cứu nạn.
- Những người thực hiện các nghiệp vụ bổ trợ cho dây chuyền cung cấp các dịch vụ BĐHĐB.
3 Khối Quản lý
760 Người lao động thuộc Khối quản lý là những cán bộ, người quản lý, người người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của Tổng Công ty và các đơn vị trực thuộc.
4 Khối Hành chính
453 Người lao động làm công tác thừa hành, phục vụ.
Nguồn: Ban TCCB-LĐ TCT QLBVN
b. Trình độ chuyên môn, giới tính, độ tuổi
Do khá đa dạng về ngành nghề nên lao động của TCT QLBVN có đủ các trình độ chuyên môn khác nhau. Trong đó, trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học đa số là đội ngũ chuyên viên, kỹ sư, một số là KSVKL. Một phần tương đối lớn KSVKL có trình độ trung cấp do được đào tạo và tốt nghiệp Trường Trung cấp Hàng không Việt Nam (hiện là Học viện hàng không Việt Nam). Lao động có trình độ sơ cấp là lao động phục vụ, bếp ăn,…
Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực TCT QLBVN năm 2018
STT Trình độ Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ (%)
1 Cao đẳng, đại học, trên đại học 2144 64,2
2 Trung cấp 1.005 30,1
3 Sơ cấp, lao động phổ thông 191 5,7
Nguồn: Ban TCCB-LĐ TCT QLBVN
Về giới tính: Do đặc thù lĩnh vực hoạt động, TCT QLBVN luôn có số lượng lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Cụ thể, lao động nam là 2152 người (tương đương 64,4%); lao động nữ có 1.188 người (tương đương 35,6%).
Về độ tuổi, lao động của Tổng công ty phần lớn là lao động trẻ, trong độ tuổi có nhiều đóng góp, cống hiến trong công việc.
Bảng 3.4. Phân bố độ tuổi của lao động TCT QLBVN
Độ tuổi Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ (%)
Độ tuổi dưới 30 tuổi 761 22,78
Độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi 1723 51,59
Độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi 467 13,98
Độ tuổi trên 50 tuổi 389 11,65
Nguồn: Ban TCCB-LĐ TCT QLBVN
3.2. VAI TRÒ, SỐ LƢỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC CỦA NGHỀ KIỂM SOÁT KHÔNG LƢU
3.2.1. Vai trò của nghề Kiểm soát không lƣu
Hiện nay, trong dây chuyền cung cấp dịch vụ không lưu cho các chuyến bay hàng không dân dụng trên hai vùng thông báo bay (FIR) do Việt nam quản lý, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cung cấp hầu hết các khâu trong dây chuyền, từ cất/hạ cánh, tiếp cận, bay đường dài. Trong đó, dịch vụ không lưu là mảng dịch vụ chính đem lại nguồn thu cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
dịch vụ cốt lõi của dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là một nghề được Nhà nước xếp loại đặc biệt nặng nhọc nguy hiểm; một nghề đặc thù đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt và các kỹ năng đặc biệt như phản xạ nhanh, trí nhớ tốt, thị lực, thính lực tốt và khả năng phát âm chuẩn. Nghề KSVKL đòi hỏi mức độ tập trung và khả năng chịu áp lực cao nhằm bảo toàn cho tài sản và tính mạng con người của Nhà nước, các nước khác trong khu vực và thế giới; là nghề mang tính quốc tế cao nên ngoài các quy định của Việt Nam, Kiểm soát viên Không lưu phải tuân thủ các quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO) và pháp luật Việt Nam. Người làm KSVKL cũng đòi hỏi tính kỷ luật cao, làm việc có trách nhiệm và thái độ hợp tác trong công việc…
Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp dịch vụ điều hành bay với chất lượng ngày càng cao, nhân viên không lưu còn phải luôn cập nhật, học hỏi, tham gia các khóa học định kỳ và nâng cao để có thể vận hành, khai thác các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Chức năng, nhiệm vụ chính của KSVKL như sau: Kiểm soát viên không lưu cung cấp dịch vụ điều hành bay, thông báo bay, báo động cho các tàu bay trên mặt đất, trên không và các hỗ trợ khác cho tổ lái để duy trì hoạt động bay của tàu bay trên các đường hàng không và tại khu vực các sân bay một cách an toàn, điều hòa và hiệu quả (bằng cách ra các huấn lệnh, chỉ thị và khuyến cáo cho tổ lái về độ cao bay, tốc độ bay, đường bay, các thông tin về thời tiết, các thông tin hoạt động liên quan khác nhằm ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay đang bay, giữa các tàu bay với các tàu bay hoạt động trên sân bay và giữa các tàu bay với chướng ngại vật trên khu vực sân bay).
KSVKL trực tiếp cung cấp dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và báo động cho mọi hoạt động bay Hàng không dân dụng, vận tải quân sự (khi được ủy quyền) và các hoạt động bay khác mà Hàng không dân dụng được giao nhiệm vụ quản lý, điều hành trong vùng trời trách nhiệm được giao, đảm bảo chất lượng các dịch vụ theo tiêu chuẩn qui định; Thực hiện công tác hiệp đồng thông báo tin tức với các cơ quan quân sự, Trung tâm hiệp đồng điều hành bay, Trung tâm Tìm kiến cứu nạn, Trung tâm Thông báo tin tức hàng không, Trung tâm khí tượng…;Phối hợp hiệp đồng với các cơ sở đảm bảo dịch vụ tại các Cảng hàng không liên quan; Trợ giúp tàu bay trong tình huống bất thường, khẩn nguy khẩn cấp. Thu thập tin tức về tình trạng lâm nguy, lâm nạn của tàu bay hoạt động trong khu vực trách nhiệm và thông báo tin tức
này cho cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn liên quan.
3.2.2. Số lƣợng, cơ cấu và phân bố của lực lƣợng KSKL
Đến tháng 01/2018, lực lượng Kiểm soát không lưu của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có 676 người, trong đó số KSVKL có đủ các điều kiện tham gia dây chuyền điều hành bay là 615 người. Có khoảng 61 KSVKL chưa có năng định, đang học tập, huấn luyện tại cơ sở hoặc không đủ điều kiện tiếng anh…không trực tiếp tham gia dây chuyền điều hành bay.
Về giới tính, phần lớn lực lượng KSVKL là nam (429 người, chiếm 63,5%) và 247 là nữ (chiếm 36,5%). Do yêu cầu/ tố chất cần có để thực hiện công việc của KSVKL là quyết đoán, tập trung cao, chế độ làm việc ca kíp, căng thẳng nên phù hợp hơn với nam giới nên tỷ lệ KSVKL nam luôn cao hơn KSVKL là nữ giới.
Về cơ cấu độ tuổi, lực lượng KSVKL đa số ở độ tuổi dưới 40 (chiếm tới 82,2%). Đây là lực lượng quan trọng trong công tác chỉ huy điều hành bay, có khả năng tiếp thu, học hỏi nhanh khoa học công nghệ hiện đại.
Bảng 3.5. Cơ cấu độ tuổi của KSVKL TCT QLBVN
STT Độ tuổi Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ (%)
1 Độ tuổi dưới 30 tuổi 257 38,0
2 Độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi 299 44,2
3 Độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi 104 15,4
4 Độ tuổi trên 50 tuổi 16 2,4
Nguồn: Ban TCCB-LĐ TCT QLBVN
Trong năm 2018, số lượng KSVKL được tuyển mới là 58 người, trong đó có 7 KSVKL được tuyển dụng từ chương trình xã hội hóa. Đây là chương trình tuyển dụng, đào tạo KSVKL của TCT mới được thực hiện trong 2 năm trở lại đây.Lớp KSVKL mới này hiện đang trong giai đoạn huấn luyện và huấn luyện tại chỗ, chưa tham gia dây chuyền điều hành bay.
Lực lượng KSVKL của Tổng công ty làm việc tại các cơ sở điều hành bay thuộc 3 công ty quản lý bay khu vực miền Nam, miền Trung và miền Bắc. Cụ thể như sau:
Bảng 3.6. Số lƣợng Kiểm soát viên không lƣu tại các Công ty quản lý bay Đơn vị tính: người STT Chức danh Công ty QLB miền Nam Công ty QLB miền Trung Công ty QLB miền Bắc Tổng công ty
1. Trưởng trung tâm 2 1 2 5
2. Phó trưởng trung tâm 7 2 6 15
3. Đài trưởng Không lưu 9 4 3 16
4. Đài phó Không lưu 4 1 3 8
5. Kíp trưởng Không lưu 10 6 16 32
6. Kíp phó Không lưu 30 4 14 48
7. Kiểm soát viên không lưu 281 93 178 552
Tổng cộng 343 111 222 676
Nguồn: Ban TCCB-LĐ TCT QLBVN
Từ bảng 3.6, ta thấy lực lượng KSVKL của TCT thuộc 3 Công ty quản lý bay khu vực, được bố trí thực hiện nhiệm vụ tại 27 cơ sở điều hành bay trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Namdo đặc thù về mặt địa lý, vùng thông báo bay trên biển do Việt Nam quản lý và vị trí các cảng hàng không của Việt Nam.Các cơ sở điều hành bay gồm 02 Trung tâm kiểm soát đường dài tại Hà Nội và Hồ Chí Minh; 03 Cơ sở kiểm soát tiếp cận tại Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất và 22 Đài kiểm soát không lưu các cảng Hàng không địa phương (146/676 người, chiếm 21,6%) trải dài trên cả nước, trong đó có nhiều đài tại các đảo hoặc khu