Yêu cầu nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của kiểm soát viên không lưu về công tác thù lao lao động tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 47 - 52)

3.2.3.1. Yêu cầu về sức khỏe

Theo qui định người đề nghị cấp giấy phép KSVKL phải có giấy chứng nhận đánh giá sức khỏe mức 3 còn hiệu lực, KSVKL phải đáp ứng các yêu cầu chi tiết về sức khoẻ bảo đảm sàng lọc các cá nhân có tình trạng sức khỏe không phù hợp với KSVKL ảnh hưởng đến công tác, tập trung vào các yêu cầu đối với Hệ thần kinh tâm thần, Hệ tim mạch, Hệ hô hấp,Hệ Tai - Mũi - Họng, Thị giá, Hệ tiêu hóa, Các bệnh Chuyển hóa - Dinh dưỡng - Nội tiết, Hệ Tiết niệu - Sinh dục, Các bệnh truyền nhiễm, Sản phụ khoa, Hệ cơ, xương, khớp, Da và các bệnh ngoài da.

3.2.3.2. Yêu cầu về tố chất và kỹ năng

* Phụ ước 1 của ICAO về Cấp chứng chỉ nhân viên quy định: Người đề nghị cấp năng định điều hành bay phải thể hiện kỹ năng, khả năng phán đoán và thực hiện công việc được yêu cầu ở mức độ thích hợp theo các chức năng được phép tại năng định để thực hiện điều hành bay an toàn, điều hòa và nhanh chóng.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Kiểm soát Không lưu khối Châu Âu “EURO control”, Kiểm soát không lưu là công việc mang tính chất rất đặc thù và đòi hỏi ở các KSVKL sự thông minh, nhanh nhạy và đặc biệt là tính chuyên nghiệp cao. KSVKL cần có các tố chất và kỹ năng như sau:

- Có sự yêu thích ngành Hàng không - Có trách nhiệm cao với công việc - Có sự định hình không gian tốt

- Có trí nhớ tốt và khả năng tư duy nhanh

- Có khả năng quyết định nhanh chóng và khả năng làm nhiều việc cùng lúc - Cảm thấy thoải mái khi phải làm việc với các chữ số

- Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả - Có thể làm việc theo ca kíp

- Tự tin và quyết đoán

- Có khả năng thích ứng với áp lực và bình tĩnh khi bị áp lực - Có sức khỏe, thị lực và thính giác thật tốt

Ngoài các yếu tố trên, KSVKL cần phải có khả năng thành thạo tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) để tương tác hiệu quả với các người lái tàu bay đến từ nhiều Quốc gia khác nhau trong khi điều hành bay.

3.2.3.3. Yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm

Người đề nghị cấp giấy phép KSVKL và năng định điều hành bay phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức tối thiểu như sau:

* Đối với việc cấp giấy phép điều hành bay:

a) Văn bản quy định: Các Quy tắc, quy chế liên quan đến điều hành bay. b) Hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị sử dụng cho dịch vụ điều hành bay: Các nguyên tắc hoạt động, sử dụng và các giới hạn khai thác của hệ thống kỹ thuật, thiết bị.

c) Kiến thức tổng quan: Các nguyên tắc của chuyến bay, các chức năng và nguyên tắc khai thác của các bộ phận tàu bay, động cơ tàu bay và các hệ thống kèm theo, tính năng kỹ thuật tàu bay liên quan đến hoạt động điều hành bay.

d) Đặc tính con người: Đặc tính con người liên quan đến điều hành bay phù hợp với Tài liệu Doc.9683 của ICAO về huấn luyện yếu tố con người.

e) Khí tượng: Khí tượng hàng không, việc sử dụng và hiểu biết về tài liệu và tin tức khí tượng, các đặc trung tính chất của các hiện tượng thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động bay và an toàn bay, quy tắc đặt đồng hồ đo độ cao bằng khí áp;

f) Dẫn đường: Các nguyên tắc về dẫn đường trên không, giới hạn và độ chính xác của hệ thống dẫn đường và phụ trợ trực quan;

g) Phương thức khai thác: Phương thức điều hành bay, phương thức liên lạc, sử dụng thuật ngữ và thoại vô tuyến (thông thường, bất thường và khẩn cấp), sử dụng tài liệu hàng không liên quan, thực hành an toàn với các chuyến bay.

* Đối với việc cấp năng định điều hành bay: Năng định GCU, năng định TWR:

a) Bố trí của sân bay, các đặc tính vật lý và các phụ trợ bằng mất; b) Cơ cấu tổ chức vùng trời;

c) Các quy tắc, phương thức áp dụng và nguồn tin tức; d) Phương tiện dẫn đường;

cách sử dụng;

e) Địa hình và các giới hạn đặc trưng; g) Lưu lượng và kiểu loại hoạt động bay; h) Các hiện tượng thời tiết;

i) Kế hoạch khẩn nguy sân bay và kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn. Năng định APP không ra đa, năng định ACC không ra đa: a) Cơ cấu tổ chức vùng trời;

b) Các quy tắc, phương thức áp dụng và nguồn tin tức; c) Phương tiện dẫn đường;

d) Hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị sử dụng cho dịch vụ điều hành bay và cách sử dụng;

đ)Địa hình và các giới hạn đặc trưng;

e)Lưu lượng, kiểu loại hoạt động bay và luồng bay; g)Các hiện tượng thời tiết;

h)Kế hoạch khẩn nguy sân bay và kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn. Các năng định APP ra đa và năng đinh ACC ra đa:

Ngoài các yêu cầu nêu trên, người đề nghị cấp năng định điều hành bay liên quan phải thể hiện được mức độ kiến thức về:

a)Các nguyên tắc, cách sử dụng và các giới hạn khai thác kỹ thuật của ra đa, các hệ thống giám sát khác và các thiết bị kèm theo;

b)Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm soát tiếp cận hoặc kiểm soát đường dài, kể cả phương thức tránh va chạm địa hình.

Người đề nghị cấp năng định điều hành bay phải đáp ứng được yêu cầu về kinh nghiệm tối thiểu như sau:

+Hoàn thành khóa huấn luyện tại chỗ được phép.

+Thực hành có kết quả dưới sự giám sát của một huấn luyện viên không lưu tại chỗ như sau:

a)Năng định GCU, TWR: Dịch vụ kiểm soát mặt đất, dịch vụ kiểm soát tại sân bay trong khoảng thời gian 90 giờ hoặc hơn một tháng, chọn giá trị nào lớn hơn tại cơ sở điều hành bay cho loại năng định điều hành bay đề nghị cấp.

ra đa hoặc năng định ACC ra đa: Dịch vụ kiểm soát cho loại năng định điều hành bay đề nghị cấp trong khoảng thời gian 180 giờ hoặc 03 tháng chọn giá trị nào lớn hơn tại cơ sở điều hành bay cho loại năng định điều hành bay đề nghị cấp.

Yêu cầu về kinh nghiệm trên đây phải được hoàn thành trong khoảng thời gian 06 tháng ngay trước khi đề nghị cấp.

3.2.3.4. Yêu cầu về ngôn ngữ

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã xây dựng và thông qua các quy định và hướng dẫn thực hiện về trình độ thông thạo tiếng Anh cho nhân viên hàng không sử dụng liên lạc vô tuyến không –địa đồng bộ toàn cầu.

+ 06 tiêu chí đánh giá ngôn ngữ gồm: Phát âm, cấu trúc, từ vựng, trôi trảy, hiểu và phản ứng;

+ Kết quả đánh giá theo 6 mức:

Mức 1: Tiền sơ cấp (Pre-elementary) Mức 2: Sơ cấp (Elementary)

Mức 3: Tiền khai thác (Pre-operational) Mức 4: Khai thác (Operational)

Mức 5: Mở rộng (Extended) Mức 6: Chuyên gia (Expert)

Yêu cầu của Cục hàng không Việt Nam qui định Kiểm soát viên không lưu phải có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu mức 4.

3.2.3.5. Yêu cầu về pháp luật

Theo quy định tại Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT, nhân viên không lưu khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép nhân viên hàng không. Giấy phép có giá trị hiệu lực tương ứng với thời hạn hiệu lực của năng định (năng định là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng không). Đối với nhân viên không lưu, thời hạn hiệu lực của năng định là 01 năm, đối với huấn luyện viên không lưu là 02 năm. Điều kiện được cấp giấy phép gồm:

- Là công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, không có tiền án hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Có chứng chỉ chuyên môn về chuyên ngành quản lý hoạt động bay phù hợp do Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo đảm hoạt động bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận;

- Có trình độ tiếng Anh mức 4 do cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh cho nhân viên được Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc công nhận theo quy định tại Phụ ước 1 của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế;

- Có thời gian huấn luyện và thực tập tối thiểu là 12 tháng;

- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của cơ sở y tế được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận;

- Tham dự và đạt kết quả của kỳ kiểm tra để cấp giấy phép, năng định nhân viên quản lý hoạt động bay.

Quy định hiện nay của Cục HKVN về công tác huấn luyện và thực tập đối với nhân viên KSKL là nhân viên không lưu cần hoàn thành chương trình huấn luyện lần đầu tại chỗ với thời gian tối thiểu 48 tuần gồm các giai đoạn sau:

- Huấn luyện lý thuyết (lý thuyết chung, lý thuyết cơ sở): 12 tuần - Huấn luyện tại vị trí giả định: 12 tuần

- Huấn luyện tại vị trí làm việc (OJT): 24 tuần.

Ngoài ra, KSVKL còn tham gia các khóa huấn luyện định kỳ, huấn luyện nâng cao, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, bay làm quen. Trong đó, huấn luyện bay làm quen được tổ chức định kỳ như sau:

- Bay lần thứ nhất thông thường được thực hiện trước khi cấp giấy phép kiểm soát KSVKL

- Bay lần thứ hai thực hiện không quá 04 năm sau lần bay thứ nhất - Bay lần thứ ba trở đi thực hiện không quá 06 năm sau lần bay thứ hai. Quy định của ICAO và pháp luật Việt Nam về đào tạo, huấn luyện, giấy phép, năng định đối với lực lượng KSKL là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo điều hành bay an toàn. Để đáp ứng các qui định này, lực lượng KSVKL cần rèn luyện sức khỏe tốt, tích cực nâng cao trình độ, hoàn thành tốt các chương trình đào tạo, huấn luyện và các kỳ kiểm tra giấy phép, năng định, tiếng Anh, nâng bậc…. Mặt khác cũng đặt ra yêu cầu nghiên cứu các hình thức đào tạo, huấn luyện và phương pháp đánh giá khoa học, chất lượng, hiệu quả hơn nhằm tăng cường chất lượng đồng thời góp phần giảm áp lực cho lực lượng KSKL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của kiểm soát viên không lưu về công tác thù lao lao động tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)