Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của kiểm soát viên không lưu về công tác thù lao lao động tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 54)

Để giải quyết các mu ̣c tiêu nghiên cứu đã đề ra , đề tài sử dụng các phương pháp sau:

3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Dữ liệu thứ cấp là những số liệu sẵn có trên sách, báo, hoặc trên tài liệu thu thập có thể dùng với mục đích khác ngoài mục đích dùng cho đề tài, không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập và khó có thể dự đoán được mức độ tin cậy.

Một số dữ liệu thứ cấp có thể được thu thập qua:

- Các bài báo liên quan đến thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập SL Xử lý số liệu Phương pháp phân tích Định lượng điều tra, chọn điểm nghiên cứu, chọn đối tượng nghiên cứu Tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu, trình bày dưới dạng bảng,biểu sơ đồ, hình Nhâ n tố thốn g kê Thốn g kê mô tả So sán h Phươn g pháp đánh giá theo thang đo Định tính, phỏng vấn, quan sát, nhận định

- Một số bài luận văn của sinh viên khóa trước.

- Một số nghiên cứu của các nhà khoa học về sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm.

3.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Xây dựng phiếu điều tra

Để xây dựng bảng hỏi điều tra cho nghiên cứu tác giả nghiên cứu bộ câu hỏi gốc Parasuraman et al (1988) phát triển và chuẩn hóa cho các loại hình dịch vụ khác nhau. Sau khi tiến hành phỏng vấn thử, bộ câu hỏi điều tra được hoàn thiện bao gồm 4 nhân tố trong mô hình SERVQUEL với 12 câu hỏi của các nhân tố và 3 câu hỏi đánh giá sự hài lòng tổng thể của khách hàng với chất lượng dịch vụ Nhà hàng Gangnam Bulgogi.

Nghiên cứu sử dụng thang Likert 5 điểm. Một trong các nội dung của đề tài là lượng hóa các mối quan hệ giữa các thành phần chất lượng và sự hài lòng khách hàng về dịch vụ vì vậy không thể dùng các thang đo định danh để đo lường. Thang đo Likert được sử dụng phổ biết trong các nghiên cứu hành vi bằng việc gán cho các mức độ đồng ý đến các phát biểu theo thứ tự tăng hặc giảm dần. Có hai loại thang đo Lekert là thang đo chẵn và thang đo lẻ, thang đo chẵn (thang đo 4 điểm hay 6 điểm) là thang đo không có điểm trung lập yêu cầu người trả lời phải lựa chọn giữa trạng thái đồng ý hặc không đồng ý, thang đo lẻ là thang đo có điểm trung lập thể hiện trạng thái lưỡng lự khi trả lời (thang đo 3,5,7 hay 9 điểm). Về nguyên tắc thang đo càng chi tiết càng chính xác. Tuy nhiên ở mức chi tiết quá lớn từ 9 điểm trở lên lại gây khó khăn cho người trả lời vì mức độ phân biệt giữa trạng thái đồng ý và không đồng ý ở các mức điểm độ chênh lệch không nhiều. Nghiên cứu này sử dụng 5 thang đo điểm là phù hợp vì nó giúp khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn đánh giá của mình không làm mất thời gian của họ. Trong quy ước là:

1. Hoàn toàn không hài lòng 2. Không hài lòng

3. Bình thường 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

b) Chọn mẫu và thu thập

không lưu (150 bảng câu hỏi đã được phát trực tiếp cho Kiểm soát viên không lưu). c) Nội dung điều tra

Để có thông tin về thực trạng công tác tạo động lực ở Tổng công ty QLBVN, tác giả đã thực hiện việc khảo sát và khai thác các thông tin từ việc khảo sát ý kiến của các KSVKL thuộc TCT QLBVN với nội dung như sau:

Bảng 3.7. Phân loại câu hỏi

STT Nội dung Số lƣợng

câu hỏi

1 Phân loại lao động theo giới tính, tình trạng hôn nhân, độ tuổi

và thời gian công tác 4

2 Đánh giá về công tác tiền lương 4

3 Đánh giá về công tác khen thưởng 5

4 Đánh giá về chế độ phúc lợi xã hội 4

5 Đánh giá về công tác đào tạo, thăng tiến, phát triển nghề

nghiệp 8

6 Đánh giá về môi trường, điều kiện làm việc và văn hóa của

Công ty 8

Nguồn: Khảo sát về động lực KSVKL tại TCT QLBVN

d) Đối tượng điều tra

Đối tượng Kiểm soát viên không lưu tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội.

- Nghiên cứu định tính: là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm, hành vi của con người theo quan điểm của người hỏi. Trong nghiên cứu định tính các câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập được định

trước nhưng có thể điều chỉnh phù hợp với quá trình thu thập dữ liệu. - Nghiên cứu định lượng: là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở

các số liệu thu được từ thị trường. Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu. Nội dung của phân tích định lượng là thu thập số liệu từ thị trường, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kê thông thường, mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác.

Đề tài tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu thuộc dạng nghiên cứu quan sát cho nên trong phần này tôi sẽ chỉ trình bày các nội dung liên quan đến việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu quan sát.

3.3.1.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên những cá nhân thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu nằm trong khả năng thực hiện của nghiên cứu hay dự án.

Điều tra chọn mẫu là cách điều tra ngẫu nhiên không toàn bộ, trong đó người ta chọn một cách ngẫu nhiên một đơn vị mẫu đủ lớn trong một tổng thể chung để điều tra rồi dùng kết quả thu thập được tính toán suy ra của cả tổng thể. Với đề tài này tôi điều tra 150 Kiểm soát viên không lưu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

3.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Kết quả nghiên cứu các số liệu thu thập được sẽ được nhập vào Excel và và xử lý bằng phần mềm Excel.

3.3.3. Phƣơng pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả

Điều tra thống kê là hình thức thu thập số liệu được tiến hành theo phương án quy định cụ thể cho từng cuộc điều tra. Trong phương án điều tra quy định rõ mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi, phương pháp và kế hoạch tiến hành điều tra. Điều tra thống kê ngày càng được áp dụng rộng rãi trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế.

Điều tra thống kê được phân thành điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ. Điều tra toàn bộ nhằm thu thập số liệu ở tất cả các đơn vị của tổng thể. Trong khi đó điều tra không toàn bộ chỉ tiến hành thu thập số liệu của một bộ phận các đơn vị tổng thể. Trong điều tra không toàn bộ còn chia ra điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề và điều tra chọn mẫu.

Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thống kê các số liệu về tình hình chung của công ty qua các phòng ban (tình hình tài sản, nguồn vốn, lao động...), qua phiếu điều tra.

Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các vấn đề nghiên cứu về kinh tế, tự nhiên, xã hội. Việc sử dụng phương pháp này trong đề tài nhằm mục đích

so sánh các chỉ tiêu về kinh tế, tốc độ phát triển, nguồn lao động năm nay so với năm trước. Khi áp dụng phương pháp này cần bảo đảm các điều kiện về nội dung và phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán.

Phương pháp phân tích thống kê mô tả với SPSS.

Thống kê mô tả là bước đầu tiên của thống kê, được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách khác nhau. Khi tạo ra các giá trị thống kê mô tả, người ta có thể hướng tới mục tiêu: Thu thập và hệ thống hóa số liệu, tính các số đặc trưng và tìm quy luật phân phối thực nghiệm của hiện tượng cần nghiên cứu.

Phân tích tần số.

Phân tích tần số là một trong những công cụ thống kê mô tả được sử dụng để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số mẫu thô nào đó. Trong phạm vi nghiên cứu này, phương pháp phân tích tần số được dùng để đo lường biến định lượng và định tính dưới dạng đếm số lần xuất hiện để mô tả một số biến liên quan tới một số thông tin cá nhân của người được điều tra.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KIẾM SOÁT VIÊN KHÔNG LƢU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THÙ LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY BAY VIỆT NAM

Mặc dù trong những năm gần đây, Tổng công ty đã đặc biệt quan tâm đến các chế độ đãi ngộ đối với lực lượng kiểm soát viên không lưu, từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến chế độ lương, thưởng... nhằm cải thiện hiệu quả làm việc của KSVKL. Tuy nhiên, theo thống kê, những sự cố, vụ việc liên quan đến an toàn bay vẫn diễn ra với tần suất và mức độ nghiêm trọng không hề giảm. KSVKL đã thực sự hài lòng với các chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc và thực sự có động lực làm việc?

4.1.1. Sự hài lòng của kiểm soát viên không lƣu về tiền lƣơng

Chế độ tiền lương của kiểm soát viên không lưu tại công ty

Trước năm 2013, Kiểm soát viên không lưu được chi trả tiền lương, tiền thưởng theo quy chế phân phối của Tổng công ty, trên cơ sở tương quan với các nhóm chức danh khác. Năm 2013, các chế độ chính sách nói chung với Khối Kiểm soát không lưu được các cấp lãnh đạo Nhà nước quan tâm ưu đãi. Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, từ ngày 01/3/2013, thu nhập của Kiểm soát viên không lưu đáp ứng tiêu chuẩn, nghiệp vụ được hưởng bằng 2 lần mức thu nhập bình quân của Tổng công ty. Theo đó, tiền lương của Khối Kiểm soát không lưu tăng bình quân 4,835 triệu đồng/tháng, tiền lương của các đối tượng người lao động còn lại của Tổng công ty giảm bình quân khoảng 0,82 triệu đồng/tháng. Sự biến động tiền lương đã làm tác động đến nội bộ các đơn vị. Vì vậy, dù vẫn luôn khẳng định việc tăng thu nhập đối với Kiểm soát viên không lưu là cần thiết nhưng Tổng công ty đã thực hiện một số sửa đổi để điều chỉnh mức tăng cho phù hợp.

Những điều chỉnh/khác biệt của quy chế phân phối mới có một số khác biệt đối với quy chế phân phối cũ, thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, theo quy định của trong Quy chế Trả lương - Trả thưởng, có sự phân biệt về chế độ lương, thưởng giữa Kiểm soát viên không lưu đủ điều kiện năng định, tiếng anh, trực tiếp tham gia vào dây chuyền điều hành bay và Kiểm

soát viên không lưu không đủ điều kiện năng định, tiếng anh hoặc không trực tiếp tham gia dây chuyền điều hành bay. KSVKL không tham gia dây chuyền điều hành bay chỉ được hưởng 50% lương năng suất và không có tiền lương giờ. Sự chênh lệch lớn về tiền lương giữa lao động tham gia và không tham gia dây chuyền điều hành bay là động lực rất lớn để hầu hết KSVKL học tập chuyên môn, tiếng anh để có thể đáp ứng đủ điều kiện làm việc. Hơn nữa, việc cơ cấu quỹ lương giờ (chi trả cho giờ trực điều hành bay thực tế) chiếm khoảng 50% quỹ lương của Khối KSKL. Như vậy, nếu đủ điều kiện năng đinh, tiếng anh mà không trực tiếp điều hành bay, KSVKL đó cũng chỉ nhận được khoảng 50% so với KSVKL trực tiếp tham gia dây chuyền điều hành bay. KSVKL càng điều hành bay nhiều, càng được điều hành bay ở các vị trí phức tạp thì tiền lương được nhận càng cao. Cơ chế này có tác dụng thúc đẩy KSVKL tích cực tham gia dây chuyền điều hành bay, giảm tỉ lệ vắng mặt, nghỉ phép.

Ngày 27/12/2017, Tổng công ty đã ban hành Quy chế Trả lương - Trả thưởng, có hiệu lực từ 01/01/2018. Bảng câu hỏi điều tra về vấn đề đánh giá sự hài lòng của Kiểm soát viên không lưu về công tác thù lao lao động tại Tổng công ty QLBVN được thực hiện vào tháng 3/2018 và trên cơ sở mức tiền lương nói riêng và các chế độ khác nói chung được quy định trong Quy chế Trả lương - Trả thưởng mới của Tổng công ty.

Quỹ lương của Tổng Công ty là một phần của chi phí sản xuất kinh doanh ; được xác định trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty theo các qui định có liên quan của Nhà nước.

Quỹ tiền lương hàng năm của Công ty được hình thành từ các nguồn: Quỹ tiền lương thực hiện gắn với chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thực hiện, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và Quỹ thưởng An toàn hàng không.

Mức lương, phụ cấp lương và mức lương năng suất phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty nhưng tổng mức lương, phụ cấp lương chức danh và mức lương năng suất của người lao động không thấp hơn tổng mức lương, phụ cấp theo hợp đồng

Tổng công ty không sử dụng quỹ lương vào các mục đính khác ngoài quy định của quy chế.

Đối với người lao động thuộc khối Kiểm soát không lưu, tiền lương được nhận gồm 3 phần: Tiền lương cơ bản, Tiền lương giờ và Tiền lương năng

suất.Trong đó:

- Tiền lƣơng cơ bản là mức lương , phụ cấp lương trả cho người lao động được ghi trong hợp đồng lao động , xác định bằng hệ số trong Bảng lương của Tổng công ty và mức lương tối thiểu . Lương cơ bản là cơ sở để đóng BHXH và thực hiện các chế độ có liên quan cho người lao động.

- Tiền lƣơng giờ là khoản lương bổ sung trả cho người lao động thuộc Khối Kiểm soát không lưu theo số giờ điều hành bay thực tế hoặc số giờ trực giám sát điều hành bay.

- Tiền lƣơng năng suất là khoản lương bổ sung trả cho người lao động gắn với kết quả thực hiện công việc.

- Các khoản tiền lƣơng ca đêm, tiền lƣơng làm thêm giờ, tiền lƣơng chi trả cho những ngày chƣa nghỉ phép năm, phụ cấp khu vực…

Cơ cấu tiền lương của kiểm soát viên không lưu như sau:

TL CƠ BẢN 26% TL NĂNG SUẤT 39% TL GIỜ 31% Ca đêm, thêm giờ... 4%

Cơ cấu tiền lương của KSVKL

Hình 4.1. Cơ cấu tiền lƣơng của KSVKL

Nguồn: Ban TCCB-LĐ TCT QLBVN

Tiền lương được chi trả tới Kiểm soát viên không lưu cũng như người lao động nói chung qua 2 bước. Bước 1, Tổng công ty phân bổ quỹ lương về các đơn vị trực thuộc (theo lao động, mức hệ số quy định). Bước 2, các đơn vị trực thuộc chi trả tiền lương tới người lao động (theo ngày công, hệ số, mức độ hoàn thành công việc…).

Tiền lương cơ bản

Công thức chi trả tiền lương cơ bản

TLcơ bản = (HScơ bản + HSphụ cấp) x Lmin x NCthực tế/ NCtiêu chuẩn

Trong đó:

- TLcơ bản: Tiền lương cơ bản

- HScơ bản: Hệ số cơ bản, theo bảng lương của Tổng công ty

- HSphụ cấp: Hệ số phu ̣ cấp, theo bảng lương của Tổng công ty

- Lmin: Mứ c lương tối thiểu do Tổng công ty qui định

- NCthực tế : Ngày công thực tế được hưở ng lương cơ bản trong kỳ

- NCtiêu chuẩn : Ngày công tiêu chuẩn trong kỳ

NCthực tế : Ngày công thực tế được hưởng lương cơ bản gồm: Ngày làm việc thực tế

Ngày hội họp, công tác

Ngày học tập chuyên môn nghiệp vụ

Ngày nghỉ lễ, bù, phép, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, việc riêng được hưởng lương.

Hệ số lương cơ bản của nhân viên Khối Kiểm soát không lưu được quy định tại hệ thống bảng lương của Tổng công ty. Cụ thể như sau:

Bảng 4.1. Bảng lƣơng Kiểm soát viên không lƣu

Đơn vị tính mức lương: 1,000 đồng/tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của kiểm soát viên không lưu về công tác thù lao lao động tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)